Vaccine astrazeneca sản xuất ở đâu

Có lẽ chúng ta đã nghe nhiều về vắc xin AstraZeneca đang được lưu hành rộng rãi tại nước ta hiện nay. Tuy nhiên, có thể nhiều người chưa biết vắc xin COVID-19 AstraZeneca của nước nào và hiệu quả cũng như mức độ an toàn của loại vắc xin này ra sao.

1. Vắc xin COVID-19 AstraZeneca của nước nào?

AstraZeneca là loại vắc xin COVID-19 đầu tiên được nhập về và tiêm cho người dân Việt Nam. Ngay trong đợt đầu tiên nhập vắc xin, đã có tới 117.000 liều AstraZeneca được đưa về nước và chia đến các điểm tiêm chủng tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Dương.

Nguồn gốc của vắc xin COVID-19 AstraZeneca

Vắc xin COVID-19 AstraZeneca do hãng dược Astrazeneca kết hợp sản xuất theo công nghệ của đại học Oxford [Anh Quốc]. Đây là 1 trong 3 loại vắc xin ngừa virus SARS-CoV-2 được Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp từ ngày 15/2/2021. Vắc xin COVID-19 AstraZeneca hiện đã được sản xuất mở rộng và cấp phép sử dụng tại hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Lô vắc xin COVID-19 AstraZeneca đầu tiên nhập về Việt Nam được sản xuất bởi hãng dược SK Bioscience [SKBio] của Hàn Quốc. Vắc xin được đặt mua thông qua hệ thống VNVC hợp đồng với AstraZeneca. Như vậy, chúng ta đã biết vắc xin COVID-19 AstraZeneca của nước nào, nguồn gốc của vắc xin này từ đâu.

Vắc xin COVID-19 AstraZeneca của nước nào - Anh chính là quốc gia sản xuất loại vắc xin này

Thông tin cơ bản về vắc xin COVID-19 AstraZeneca

Vắc xin COVID-19 AstraZeneca được đóng gói thành lọ dung dịch có dung tích 5ml/lọ. Bảo quản ở nhiệt độ từ 2 - 8 độ C. Hạn sử dụng 6 tháng kể từ ngày sản xuất. Tiêm bắp một liều 0,5ml, tiêm bắp. Liều đủ của vắc xin COVID-19 AstraZeneca là 2 mũi, mỗi 2 cách mũi đầu tiên 12 tuần.

Đối tượng được chỉ định dùng vắc xin COVID-19 AstraZeneca

Vắc xin COVID-19 AstraZeneca được chỉ định dùng cho mọi công dân từ 18 tuổi trở lên và không nằm trong các đối tượng chống chỉ định tiêm vắc xin COVID-19. Trong đó, lưu ý với một số trường hợp như: phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, người nhiễm HIV,… cũng được khuyến cáo nên tiêm vắc xin theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Đối người nhiễm COVID-19, sẽ cần tiêm vắc xin sau khi điều trị khỏi 6 tháng.

Đến nay chúng ta đã biết vắc xin COVID-19 AstraZeneca của nước nào sản xuất

2. Đánh giá hiệu quả và tác dụng phụ của vắc xin COVID-19 AstraZeneca

Chúng ta đã biết vắc xin COVID-19 AstraZeneca của nước nào và nguồn gốc cũng như lịch sử lưu hành của chúng. Giữa lúc dịch COVID-19 phức tạp trên thế giới, hiện vắc xin COVID-19 AstraZeneca cùng với 2 loại vắc xin khác đã được WHO công nhận và chấp thuận cho lưu hành toàn cầu. Vậy thực chất tác dụng của vắc xin này đến đâu?

Đánh giá hiệu quả của vắc xin COVID-19 AstraZeneca

Là một trong 3 loại vắc xin COVID-19 được chấp thuận lưu hành sớm nhất, AstraZeneca được đánh giá cụ thể về hiệu quả như sau: sau tiêm mũi 1, hiệu quả bảo vệ đạt 76% và đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất sau tiêm 21 ngày. Vắc xin COVID-19 AstraZeneca có tác dụng làm giảm 48,7% nguy cơ mắc COVID-19 đối với biến chủng Alpha; giảm 30% nguy cơ mắc COVID-19 đối với biến chủng Delta.

Sau tiêm 2 mũi, hiệu quả bảo vệ đạt 82%. Giảm 74.5% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng đối với biến chủng Alpha; và giảm 67% nguy cơ mắc COVID-19 có đối với biến chủng Delta.

Tại Việt Nam, vắc xin COVID-19 AstraZeneca cũng được ưu tiên tiêm cho người từ trên 18 tuổi, không ưu tiên cho người trên 65 tuổi. Để đạt được hiệu quả cao nhất, Bộ Y tế khuyến cáo mỗi người nên tiêm đủ liều với 2 mũi vắc xin COVID-19 AstraZeneca, cách nhau 8 - 12 tuần.

Vắc xin COVID-19 AstraZeneca đang được tiêm rộng rãi tại Việt Nam

Những phản ứng phụ sau tiêm

Là một loại vắc xin mạnh nên nhà sản xuất đã khuyến cáo các phản ứng phụ phổ biến xuất hiện sau khi tiêm là: đau tại vị trí tiêm, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, ngứa, sốt, buồn nôn, ớn lạnh,…

Ghi nhận thực tế tại nước ta đối với những người tiêm vắc xin COVID-19 AstraZeneca. Có khoảng 10% người được tiêm xuất 4 nhóm phản ứng:

  • Nhóm thứ nhất: nhức đầu, mệt mỏi, ngứa chỗ tiêm,… là những phản ứng phổ biến nhất ai cũng gặp phải.

  • Nhóm thứ 2: khó chịu và đau cơ.

  • Nhóm thứ 3: sốt nhẹ đến 38 độ, ớn lạnh toàn thân.

  • Nhóm thứ 4: đau khớp và buồn nôn.

Hầu hết đây là những phản ứng thường thấy đối với việc tiêm các loại vắc xin khác cũng có. Dấu hiệu này sẽ hết hẳn sau 2 - 3 ngày sau tiêm. Chỉ có khoảng 1 ‰ [một phần nghìn] trường hợp sau khi tiêm COVID-19 AstraZeneca có phản ứng quá mẫn với những biểu hiện như nôn, sốt, khó thở.

Những người tiêm vắc xin COVID-19 AstraZeneca đều được khuyến cáo cần phải ở lại cơ sở tiêm chủng ít nhất 1 tiếng sau tiêm để theo dõi. Sau đó mới được trở về nhà. Trong 3 ngày đầu cần theo dõi sức khỏe bản thân và phải có người trên 18 tuổi luôn ở cùng. Khi có bất cứ dấu hiệu nào bất thường thì cần liên hệ ngay với đường dây nóng của cơ sở tiêm chủng địa phương. Nếu đã biết vắc xin COVID-19 AstraZeneca của nước nào và thấy được thực tế tiêm chủng trong thời gian qua tại Việt Nam thì chúng ta cũng có thể an tâm phần nào về tác dụng của loại vắc xin này.

Vắc xin COVID-19 AstraZeneca được lưu hành tại hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới

3. Có nên tiêm 2 mũi vắc xin khác loại?

Cho đến thời điểm này, Bộ Y tế Việt Nam đã tiếp nhận và cho phép lưu hành, tiêm chủng mở rộng đối với các loại vắc xin khác ngoài AstraZeneca có công nghệ sản xuất khác nhau. Bao gồm: vắc xin Comirnaty của Pfizer/BioNTech [Mỹ], vắc xin Spikevax [Moderna] của Mỹ, vắc xin Gam-COVID-Vac [Viện Nghiên cứu Gamaleya - Nga], vắc xin Vero Cell của Sinopharm [Trung Quốc].

Nhiều loại vắc xin khiến nhiều người cũng cân nhắc và đưa lên bàn cân so sánh về độ an toàn của chúng. Đồng thời thắc mắc, với những người tiêm mũi 1 là vắc xin COVID-19 AstraZeneca thì mũi 2 có được tiêm loại vắc xin khác hay không.

Theo nghiên cứu của nhiều quốc gia trên thế giới đang lưu hành các loại vắc xin COVID-19 đã có kết quả khẳng định như sau:

  • Có thể kết hợp tiêm mũi 1 là vắc xin COVID-19 AstraZeneca và mũi 2 là vắc xin Pfizer/BioNtech. Hiệu quả cho thấy đáp ứng miễn dịch tốt. Có thể tăng nhẹ phản ứng sau tiêm. Khoảng cách tiêm giữa 2 mũi là 8 đến 12 tuần.

  • Nếu mũi 1 người tiêm vắc xin Moderna, Pfizer hoặc Sinopharm thì chỉ tiêm vắc xin cùng loại.

Trong thực tế nếu như nguồn cung các loại vắc xin có sự hạn chế của từng loại thì ngành y tế sẽ chỉ định cho người tiêm mũi 1 là vắc xin COVID-19 AstraZeneca và mũi 2 tiêm vắc xin Pfizer/BioNtech. Với điều kiện, người được tiêm đáp ứng các yêu cầu chống chỉ định và đồng ý tiêm 2 loại vắc xin này. Không sử dụng vắc xin khác cho những người đã tiêm mũi 1 là vắc xin COVID-19 AstraZeneca.

Như vậy chúng ta đã có thể biết rõ vắc xin COVID-19 AstraZeneca của nước nào sản xuất, mức độ an toàn và hiệu quả ra sao. Việt Nam đang tiến hành tiêm chủng loại vắc xin này ngay từ những ngày đầu. Tùy nguồn cung vắc xin của từng địa phương mà những người về sau sẽ được tiêm loại vắc xin nào đó theo chỉ định để tạo hệ miễn dịch cộng đồng.

Cập nhật: 16:06 - 19/09/2021 | Lần xem: 862625

Đến thời điểm hiện nay, tại Việt Nam đã có 8 loại vắc-xin phòng COVID-19 được Bộ Y tế cấp phép sử dụng. Các loại vắc-xin được phê duyệt sử dung hiện nay gồm: AstraZeneca, Gam-COVID-Vac [tên khác là SPUTNIK V], Vero Cell, Comirnaty của Pfizer/BioNTech, Vắc xin Spikevax [Tên khác là Moderna], vắc-xin Janssen, vắc-xin Hayat-Vax và vắc-xin Abdala.

[1] Vắc-xin AstraZeneca do Tập đoàn AstraZeneca sản xuất đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại 181 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới [WHO] đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. AstraZeneca được Việt nam phê duyệt ngày 01/02/2021 và triển khai tiêm chủng từ tháng 3/2021, hiện đang có số lượng sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam. Đây là loại vắc xin sản xuất theo công nghệ vector, sử dụng 2 liều cách nhau 8-12 tuần.

[2] Vắc xin Gam-COVID-Vac [tên khác là SPUTNIK V] do Viện Nghiên cứu Gamaleya, Nga sản xuất đã được cấp phép sử dụng tại 70 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, vaccine Sputnik V đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19 vào ngày 23/3/2021. Đây là vắc xin sử dụng công nghệ tái tổ hợp hợp mang gen mã hóa protein S của SARS-CoV-2. Vắc xin được tiêm 2 liều cách nhau 3 tuần.

[3] Vắc xin Vero Cell do Sinopharm phát triển và Beijing Institute of Biological Products Co. Ltd - Trung Quốc sản xuất, đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ, đã được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Ngày 3/6/2021, vắc-xin Vero Cell đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Vắc xin này sản xuất theo công nghệ bất hoạt vi rút, tiêm 2 liều cách nhau 3-4 tuần.

[4] Vắc xin Comirnaty của Pfizer/BioNTech đã được cấp phép sử dụng tại 111 quốc gia và vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Vắc xin này đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19 vào ngày 16/6/2021. Vắc xin được sản xuất theo công nghệ mRNA, sử dụng tiêm 2 liều cách nhau 3-4 tuần. Đến ngày 23/8/2021, Cục Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ [FDA] chính thức đưa ra chấp thuận hoàn toàn đối với vaccine Pfizer-BioNTech trong phòng ngừa COVID-19 ở những người từ 16 tuổi trở lên.

[5] Vắc xin Spikevax [Tên khác là Moderna] do Moderna sản xuất đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Vắc-xin này cũng được sản xuất dựa trên công nghệ mRNA, sử dụng 2 liều cách nhau 4 tuần. Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19 cho loại vắc-xin này vào ngày 28/6/2021.

[6] Vắc xin Janssen do Janssen Pharmaceutica NV [Bỉ] và Janssen Biologics B.V [Hà Lan] sản xuất được cấp phép sử dụng tại 56 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Vắc xin được sản xuất bằng công nghệ véc-tơ vi-rút, sử dụng 1 liều duy nhất. Hiện nay, Việt Nam chưa tiếp nhận loại vắc xin này nhưng Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với loại vắc-xin này vào ngày 15/7/2021.

[7] Vắc-xin vaccine Hayat - Vax do Công ty TNHH Viện Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Tập đoàn Biotec Quốc gia Trung Quốc [CNBG], Trung Quốc, sản xuất bán thành phẩm. Vắc xin này được đóng gói sơ cấp, thứ cấp và xuất xưởng tại Julphar [Gulf Pharmaceutical Industries] - Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất. Vaccine Hayat - Vax mỗi liều 0,5 ml chứa 6.5 đơn vị kháng nguyên SARS-CoV-2 [tế bào vero] bất hoạt, bào chế ở dạng hỗn dịch tiêm. Vaccine được đóng gói hộp một lọ chứa một liều 0,5 ml và hộp một lọ chứa 2 liều, mỗi liều 0,5 ml. Bộ Y tế đã có quyết định phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đối với vắc-xin này vào ngày 10/9/2021. Liều tiêm đang chờ Bộ Y tế cập nhật hướng dẫn.

[8] Vắc-xin Abdala được sản xuất thành phẩm tại Công ty AICA Laboraries, Base Business Unit [BBU] AICA - Cuba và được xuất bán thành phẩm, đóng gói cấp 2 tại Trung tâm Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ Sinh học [CIGB] - Cuba.  Vắc-xin Abdala mỗi liều 0,5ml chứa 50 mcg vắc-xin protein tái tổ hợp chứa vùng liên kết với thụ thể [RBG] của vi-rút SARS-CoV-2, bào chế ở dạng hỗn dịch tiêm bắp. Vắc-xin được đóng gói hộp 10 lọ, mỗi lọ chứa 10 liều, mỗi liều 0,5ml. Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện vắc-xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đối với loại vắc-xin này vào ngày 17/9/2021. Liều tiêm đang chờ Bộ Y tế cập nhật hướng dẫn.

Nguồn tham khảo: website moh.gov.vn - Bộ Y tế.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM tổng hợp [HCDC]

Video liên quan

Chủ Đề