Uống nước dừa bao nhiêu là đủ năm 2024

Nhiều người thường truyền tai nhau mẹo uống một quả dừa mỗi ngày để giảm cân, đẹp da. Vậy mỗi ngày uống 1 quả dừa có tốt không? Uống nước dừa thế nào để tốt cho sức khỏe? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Tác dụng của nước dừa

Nước dừa chứa 94% là nước và rất ít chất béo. Một cốc nước dừa 240 ml chứa 60 calo; carb: 15 gram; đường: 8 gam; canxi: 4% giá trị hàng ngày (DV); magiê: 4% DV; phốt pho: 2% DV; kali: 15% DV

Uống đủ nước rất quan trọng để ngăn ngừa sỏi thận. Mặc dù nước lọc là lựa chọn tốt, nhưng hai nghiên cứu nhỏ cho thấy nước dừa có thể còn tốt hơn thế.

Sỏi thận được tạo ra khi canxi, oxalat và các hợp chất khác kết hợp với nhau để tạo thành các tinh thể trong nước tiểu. Những tinh thể này sau đó có thể tạo thành những viên đá nhỏ.

Trong một nghiên cứu năm 2013 trên chuột bị sỏi thận, nước dừa ngăn chặn các tinh thể dính vào thận và các bộ phận khác của đường tiết niệu. Nó cũng làm giảm số lượng tinh thể hình thành trong nước tiểu.

Trong một nghiên cứu từ năm 2018 với sự tham gia của 8 người, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nước dừa làm tăng lượng kali, clorua và citrat trong việc tiểu tiện ở những người không bị sỏi thận, có nghĩa là nước dừa có thể giúp đào thải và giữ cho khả năng hình thành sỏi ở mức thấp.

Có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Uống nước dừa có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim. Trong một nghiên cứu từ năm 2008, các nhà nghiên cứu cho chuột ăn một chế độ ăn giàu chất béo và cholesterol. Họ cũng cho một nhóm ăn nước dừa với liều lượng cao (4ml trên 100 gam trọng lượng cơ thể).

Sau 45 ngày, nhóm uống nước dừa giảm mức cholesterol và chất béo trung tính tương tự như tác dụng của một loại thuốc statin được sử dụng để giảm cholesterol.

Uống nước dừa bao nhiêu là đủ năm 2024

Mỗi ngày uống một quả dừa có tốt không?

Tuy nhiên đây là liều lượng rất cao. Xét ở con người, nó sẽ tương đương với một người nặng 68 kg tiêu thụ 2,7 lít nước dừa mỗi ngày.

Một nghiên cứu năm 2005 cho thấy, nước dừa cũng có thể có lợi cho việc giảm huyết áp ở những người mắc bệnh cao huyết áp, nhưng cần phải nghiên cứu thêm về lĩnh vực đó.

Một trong những lý do khiến nước dừa có thể liên quan đến việc giảm huyết áp là hàm lượng kali ấn tượng của nó (500mg kali trong 240ml nước dừa). Kali đã được chứng minh là làm giảm huyết áp ở những người có huyết áp cao.

Có lợi sau khi tập thể dục kéo dài

Nước dừa có thể là thức uống hoàn hảo để phục hồi quá trình hydrat hóa và bổ sung các chất điện giải bị mất trong quá trình tập luyện.

Chất điện giải là khoáng chất đóng một số vai trò quan trọng trong cơ thể bạn, bao gồm duy trì sự cân bằng chất lỏng thích hợp. Một số chất điện giải quan trọng bao gồm kali, magiê, natri và canxi.

Nước dừa chứa các chất điện giải như kali và magiê, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nó có thể có lợi hơn nước để bù nước sau khi tập thể dục.

Một nghiên cứu nhỏ năm 2014 ở Brazil phát hiện ra rằng nước dừa cải thiện khả năng tập thể dục tốt hơn so với nước lọc hoặc thức uống thể thao trong một ngày quá nóng nực.

Nước dừa rất tốt cho sức khỏe nhưng mỗi ngày uống một quả dừa có tốt không?

Mỗi ngày uống một quả dừa có tốt không?

Lý giải về câu hỏi "Mỗi ngày uống một quả dừa có tốt không?", bác sĩ Võ Hà Băng Sương - bác sĩ điều trị - khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc cho biết, nước dừa chứa 95% nước, các thành phần khác rất đa dạng bao gồm Nitơ, acid phosphoric, kali, canxi, magie, sắt, đường khử. Nhờ các thành phần trên nước dừa có tính hàn giúp giải nhiệt, làm mát, giải khát đặc biệt tốt.

Nước dừa cũng được sử dụng để tạo nước oresol khi không sẵn oresol tại nhà để bổ sung cho người bệnh mất nước.

Tuy nhiên, nó cũng có một số lưu ý bắt buộc phải sử dụng đúng để tránh biến nước dừa thành chất không tốt cho cơ thể. Nước dừa tuy là được xem là thức uống giải khát cao cấp, với nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn không nên uống quá 1-2 quả/ ngày, và không nên uống kéo dài.

Thực tế một số tác hại của việc uống nước dừa kéo dài nó không đến ngay lập tức như nguy cơ tăng cân (một quả dừa cung cấp khoảng 70-80 Kcal). Nếu bạn uống vào các thời điểm không thích hợp trong ngày như lúc bạn thấy lạnh, ban đêm sẽ khiến tay chân bủn rủn, mỏi cơ nên khó ngủ ngon giấc.

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã có câu trả lời cho vấn đề "Mỗi ngày uống một quả dừa có tốt không?".

TS-BS. Nguyễn Thị Sơn, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3, trả lời: Hầu hết chúng ta đều biết rằng uống nước dừa đem đến nhiều lợi ích cho cơ thể, tuy nhiên chúng ta nên tìm hiểu thêm về việc sử dụng nước dừa đúng cách, để đảm bảo cải thiện sức khỏe thật tốt.

\>>> Bác sĩ 24/7: Không nên gội đầu vào khung giờ này vì dễ đột quỵ!

Uống nước dừa bao nhiêu là đủ năm 2024

Tốt nhất mỗi ngày chỉ nên uống 1 trái dừa

SHUTTERSTOCK

Quả dừa là một loại trái cây cực kỳ dễ tìm kiếm và giá thành tương đối rẻ, đặc biệt nhờ có hương vị ngọt lành nên mùa hè nào nước dừa cũng "đắt hàng". Nhưng cần lưu ý rằng thói quen uống nước dừa nhiều hằng ngày hoàn toàn không tốt cho sức khỏe.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng tốt nhất mỗi ngày chỉ nên uống 1 trái dừa (tương đương khoảng 500 ml), mỗi tuần chỉ dùng từ 2 - 3 trái dừa. Nếu uống quá liều lượng trên, nguy cơ sẽ mắc phải những tác dụng phụ dưới đây:

Làm hạ huyết áp quá mức

Nước dừa được đánh giá là thức uống bổ sung nguồn khoáng chất kali khá dồi dào - một trong những dưỡng chất cần thiết với người bệnh điều trị cao huyết áp. Nhưng cũng chính vì lý do đó, nếu uống quá nhiều nước dừa, có thể dẫn tới tình trạng dư thừa kali, làm hạ huyết áp quá mức, gây hoa mắt chóng mặt và thậm chí là ngất xỉu.

Gây đầy bụng

Khi tiếp nạp lượng lớn nước dừa cùng một lúc, bạn sẽ rất khó tránh khỏi nguy cơ bị chứng đầy hơi chướng bụng. Lúc này, trong dạ dày tích tụ nhiều nước, bụng sẽ căng lên và khiến bạn cảm thấy ậm ạch khó chịu.

Nguy cơ tăng đường huyết

Theo phân tích dinh dưỡng, trong khoảng 100 ml nước dừa có chứa khoảng 5 g chất đường bột. Do vậy, với những đối tượng đang điều trị bệnh tiểu đường thì nên kiểm soát tốt lượng nước dừa uống hằng ngày, nhằm phòng ngừa nguy cơ tăng đường huyết và các biến chứng nghiêm trọng.

Mất cân bằng chất điện giải

Mất cân bằng chất điện giải hay còn được biết đến là rối loạn điện giải, xảy ra do nồng độ kali và natri trong máu tăng lên hoặc hạ xuống vượt mức an toàn. Theo đó, liên tục uống nước dừa sẽ làm biến động hai chỉ số này trong máu, tốc độ lưu thông máu đến tim chậm, khiến nhịp tim không ổn định và nguy hiểm hơn là tim có thể ngừng đập.

Tăng áp lực cho thận

Bạn sẽ nhận thấy rằng khi uống nhiều nước dừa, số lần đi tiểu tiện sẽ tăng lên với tần suất lớn hơn. Hiện tượng này có thể khiến thận phải làm việc "gắng sức" để bài tiết, các tế bào nhu mô thận sẽ sưng phồng lên tạm thời, song nếu kéo dài thì chức năng của thận sẽ suy giảm.

Bạn đọc có thể đặt câu hỏi cho chuyên mục Bác sĩ 24/7 bằng hình thức nhập bình luận bên dưới bài hoặc gửi qua email: [email protected].

1 ngày nên uống bao nhiêu nước dừa?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi người chỉ nên uống từ 1 – 2 quả dừa/ngày và việc này không nên thường xuyên. Bởi lẽ, mặc dù tốt cho sức khoẻ nhưng uống nhiều có thể dẫn đến một số tác hại như thừa cân, nhịp tim không đều.

1 tuần nên uống nước dừa bao nhiêu lần?

Chào bác sĩ, Bạn gái con tham khảo các bài viết về sức khỏe thì thấy nước dừa tốt cho cơ thể nên quyết định mỗi ngày uống 1 trái dừa (6 ngày/tuần).

Có nên ngày nào cũng uống nước dừa?

Không nên uống nước dừa mỗi ngày. Nên uống từ 2-3 trái dừa mỗi tuần là tốt nhất. Việc lạm dụng nước dừa sẽ dẫn đến các tác dụng phụ như: Hạ huyết áp, đầy bụng, tăng áp lực cho thận, ảnh hưởng tim mạch, mất cân bằng điện giải, …

Chưa ăn gì uống nước dừa có tốt không?

Không giống như các loại đồ uống khác, nước dừa uống vào mọi thời điểm đều tốt. Tuy nhiên, uống nước dừa khi bụng đói vào buổi sáng sẽ giúp chúng ta thu được lợi ích tối đa của chúng. Nước dừa có chứa axit lauric, giúp tăng cường khả năng miễn dịch, khởi động quá trình trao đổi chất và tạo điều kiện giảm cân.