Ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ là gì năm 2024

Ung thư biểu mô tại chỗ (carcinoma in situ – CIS) là thuật ngữ sử dụng mô tả loại ung thư chỉ xuất hiện trong các tế bào nơi nó bắt đầu và chưa lây lan sang các mô lân cận. Ung thư biểu mô tại chỗ còn gọi là ung thư giai đoạn 0, nó giống với tế bào tiền ung thư và có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trong cơ thể.

Ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ là gì năm 2024
Ảnh: tế bào ung thư biểu mô tại chỗ và tế bào ung thư Nguồn: Terese Winslow

Hiện tại, người ta vẫn chưa có phương pháp xác định chắc chắn một ung thư biểu mô tại chỗ có tiến triển thành ung thư hay không nhưng phần lớn chúng có nguy cơ phát triển thành ung thư di căn. Một số bệnh có giai đoạn ung thư biểu mô tại chỗ.

Bàng quang

Ung thư biểu mô biểu mô nhú là loại ung thư bàng quang liên quan đến các khối u nhỏ, hình ngón tay. Chúng thường nằm tại chỗ, không xâm lấn sang các khu vực khác. Tuy nhiên, khoảng 10–15% trường hợp mắc bệnh phát triển thành ung thư di căn.

Cổ tử cung

Ung thư biểu mô cổ tử cung tại chỗ được phát hiện thông qua xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung.

Ung thư biểu mô ống tuyến vú tại chỗ và ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ xảy ra do tế bào vú thay đổi. Người bệnh thường được phẫu thuật hoặc xạ trị để loại bỏ ung thư biểu mô ống tuyến vú tại chỗ. Khoảng 30% bệnh nhân tái phát sau điều trị.

Da

Ung thư biểu mô tế bào vảy tại chỗ do những thay đổi ở những nơi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, ví dụ như mặt, tai và cổ, có thể phát triển thành ung thư da. Một số dấu hiệu cần chú ý như:

  • Vùng da có màu sáng hơn vùng xung quanh
  • Da sần sùi, màu đỏ hoặc nâu đỏ
  • Da bị đóng vảy, bong tróc

Miệng

Miệng là khu vực dễ nhận thấy những dấu hiệu thay đổi. Khoang miệng của người bệnh xuất hiện các mảng trắng phẳng, mỏng. Đôi khi, các mảng có màu đỏ, bề mặt có nốt sần hoặc nhăn nheo. Chúng thường thấy ở nướu, lưỡi, môi, bên trong má hoặc vòm miệng.

Mắt

Ung thư biểu mô tại chỗ có thể ảnh hưởng đến mắt, bao gồm cả kết mạc – màng nhầy bao phủ phía trước mắt.

Một số triệu chứng thường gặp:

  • Cảm giác như có bụi trong mắt
  • Đỏ mắt
  • Khối u ở mắt
  • Cảm giác nóng rát

Chẩn đoán

Chẩn đoán ung thư biểu mô tại chỗ được thực hiện bằng cách sinh thiết và quan sát mô dưới kính hiển vi. Tế bào ung thư thường khác với tế bào bình thường về hình thái, kích thước, số lượng.

Điều trị

Ung thư biểu mô tại chỗ không có nghĩa là bị ung thư. Tuy nhiên, nó làm tăng nguy cơ phát triển ung thư, vì vậy các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân tầm soát định kỳ và điều trị sớm.

Phương pháp điều trị ung thư biểu mô tại chỗ sẽ phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Vị trí khối u
  • Kích thước khối u
  • Tuổi của người bệnh
  • Tình trạng sức khỏe của người bệnh
  • Tiền sử bệnh của cá nhân và gia đình

Ung thư biểu mô tại chỗ thường được loại bỏ thông qua phẫu thuật:

  • Phẫu thuật mở, ví dụ như cắt bỏ tuyến vú đối với ung thư vú hoặc cắt tử cung dự phòng đối với ung thư cổ tử cung
  • Phẫu thuật bằng tia laser
  • Phẫu thuật áp lạnh
  • Phẫu thuật cắt bỏ đối với phần da bị tổn thương

Lời kết

Tuy nhiên, không phải tất cả các bệnh ung thư đều có giai đoạn ung thư biểu mô. Các khối u như sarcoma phát sinh trong các mô không có màng đáy, do đó đối với những loại ung thư này không có giai đoạn ung thư biểu mô tại chỗ. Ví dụ như, ung thư xương, các bệnh ung thư liên quan đến máu (bệnh bạch cầu và u lympho) không có ung thư giai đoạn 0 nhưng có thể tầm soát. Đối với những loại ung thư này, các xét nghiệm sàng lọc không hiệu quả để phát hiện sớm vì khi các tế bào bất thường được phát hiện, chúng có khả năng đã di căn.

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho biết, ung thư biểu mô ống tuyến vú tại chỗ (DCIS) phổ biến ở phụ nữ, chiếm 20% – 25% tổng số ca chẩn đoán ung thư mới hàng năm tại nước này [1]. Bệnh thường không có triệu chứng, chỉ phát hiện khi khám sàng lọc ung thư vú. Vậy ung thư biểu mô ống tuyến vú tại chỗ (DCIS) là gì? Triệu chứng và điều trị ra sao?

Ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ là gì năm 2024

Ung thư biểu mô ống tuyến vú tại chỗ là bệnh phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi. Bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, việc phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời là cực kì cần thiết. Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về ung thư biểu mô ống tuyến vú (DCIS): triệu chứng và điều trị. Hy vọng đây sẽ những kiến thức hữu ích giúp các chị em chủ động ngừa, phát hiện và điều trị bệnh ngay giai đoạn đầu.

Ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn là gì? Ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn (Invasive Lobular Carcinoma – ILC) là một loại ung thư bắt đầu trong các tuyến sữa (tiểu thùy) của vú. Sau đó, các tế bào ung thư lan đến các hạch bạch huyết và các phần khác của cơ thể.Ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn chiếm tỉ lệ nhỏ trong các bệnh ung thư vú, thường xảy ra ở những phụ nữ lớn tuổi, đặc biệt là những phụ nữ sử dụng hormon thời kỳ mãn kinh.

Nguyên nhân ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn hiện chưa được làm rõ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn hình thành khi các tế bào trong các tuyến sản xuất sữa bị đột biến gen. Do gen bị đột biến nên mất khả năng kiểm soát sự sinh trưởng của tế bào, các tế bào này sẽ phát triển và phân chia nhanh chóng. Chúng có khả năng xâm lấn, lây lan đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể.

Trong giai đoạn đầu, bệnh ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Khi bệnh phát triển, các dấu hiệu có thể là:

  • Ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn thường lan rộng đến các mô liên kết xung quanh thay vì hình thành một khối, nên sẽ không xuất hiện các khối u rõ rệt, thay vào đó là sự dày lên hoặc cứng lên của mô vú, khi sờ bằng tay có thể cảm nhận được.
  • Một khu vực của vú đầy hoặc sưng, thay đổi kết cấu của da
  • Núm vú quay vào trong (núm vú tụt)
  • Đau vú, đau núm vú, đỏ hoặc dày lên của núm vú hoặc da vú
  • Tiết dịch núm vú ngoài sữa mẹ
  • Xuất hiện một cục ở vùng nách

Bệnh ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn có nguy cơ cao phát triển ở các đối tượng sau:

  • Nữ giới: phụ nữ có nhiều nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, tuy nhiên nam giới vẫn có thể mắc bệnh này.
  • Cao tuổi: khi già đi nguy cơ mắc ung thư vú của phụ nữ sẽ tăng lên. Theo các nghiên cứu, phụ nữ mắc ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn thường lớn hơn vài tuổi so với phụ nữ mắc các loại ung thư vú khác.
  • Người mắc ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ (LCIS): khi được chuẩn đoán mắc ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ, người bệnh đã có các tế bào bất thường giới hạn trong các thùy vú thì nguy cơ phát triển ung thư xâm lấn trong hai vú sẽ tăng lên.
  • Người sử dụng nội tiết tố nữ estrogen và progesteron trong và sau thời kỳ mãn kinh đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn.
  • Một số phụ nữ có các gen di truyền làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và ung thư buồng trứng.
  • Người có tình trạng di truyền hiếm gặp gọi là Hội chứng ung thư dạ dày khếch tán di truyền, người mắc bệnh này có nguy cơ mắc cả ung thư dạ dày và ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn.

Để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn, nên lưu ý một số điểm sau đây:

  • Cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro khi sử dụng hormon trong thời kỳ mãn kinh. Ở một số phụ nữ vào thời kỳ mãn kinh sẽ gặp nhiều triệu chứng khó chịu, sử dụng hormon có thể giảm bớt các triệu chứng này. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra, sử dụng các hormon nội tiết nữ sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú. Nên thảo luận với bác sĩ để tìm ra phương án phù hợp nhất. Nếu có sử dụng hormone, nên sử dụng với liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất.
  • Hạn chế sử dụng rượu, bia.
  • Tập thể dục đều đặn vào tất cả các ngày trong tuần, ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Duy trì cân nặng ở mức vừa phải, hạn chế nguy cơ tăng cân.
  • Nếu gia đình có tiền sử mắc ung thư vú, hãy tầm soát sớm, khám định kỳ để có thể phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời.

Để chuẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ dựa và các triệu chứng thực thể, biểu hiện lâm sàng của người bệnh kết hợp với các xét nghiệm, thủ thuật sau đây:

  • Chụp X-quang tuyến vú là một kỹ thuật chuẩn đoán hữu ích, dù ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn ít có khả năng được phát hiện trên hình ảnh chụp hơn các loại ung thư vú khác.
  • Siêu âm: sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của vú. Ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn khó phát hiện bằng siêu âm hơn so với các loại ung thư khác.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): khi kết quả chụp X-quang và siêu âm không chuẩn đoán được bệnh, MRI có thể được sử dụng để chuẩn đoán bệnh. MRI cũng có thể giúp xác định mức độ của bệnh.
  • Sinh thiết: nếu trong quá trình khám phát hiện các dấu hiệu bất thường, bác sĩ có thể yêu cầu sinh thiết mẫu mô vú nghi ngờ để xét nghiệm.

Sau khi đã chuẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm, chuẩn đoán hình ảnh bổ sung như chụp cộng hưởng từ (MRI) để xác định mức độ, giai đoạn của bệnh. Bệnh ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn chia các giai đoạn từ 0 đến IV. Trong đó, giai đoạn 0 khi ung thư rất nhỏ và không xâm lấn, giai đoạn IV khi ung thư đã di căn, lan rộng đến các khu vực khác của cơ thể.

Tùy vào giai đoạn phát triển của bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ lựa chọn phương án điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị có thể là:

Phẫu thuật

Các hình thức phẫu thuật ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn bao gồm:

- Phẫu thuật cắt bướu (còn gọi là Cắt bỏ cục bộ rộng):Nếu các khối u nhỏ chưa lan rộng có thể phẫu thuật loại bỏ khối u và một phần nhỏ mô khỏe mạnh bao quanh khối u, nhằm đảm bảo tất các vùng ung thư được loại bỏ hoàn toàn. Hình thức phẫu thuật này giúp bệnh nhân giữ được hầu hết các mô vú.

- Phẫu thuật cắt bỏ vú: tùy theo tình hình cụ thể của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ vú hoàn toàn nhằm loại bỏ tất cả các mô vú, các thùy, ống dẫn, mô mỡ và da, núm vú và quầng vú hoặc có thể để lại da, núm vú.

- Phẫu thuật các hạch bạch huyết: để xác định ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết gần vú hay không, bác sĩ phẫu thuật sẽ lấy một số hạch bạch huyết được dẫn lưu bạch huyết từ vùng ung thư để sinh thiết. Nếu không tìm thấy tế bào ung thư thì không cần phải loại bỏ các hạch bạch huyết khác. Nếu tìm thấy ung thư, các bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật tiếp để loại bỏ các hạch bạch huyết bổ sung ở nách (bóc tách hạch nách) và cân nhắc các phương án điều trị tiếp theo, bao gồm cả hóa trị và xạ trị.

Xạ trị

Sử dụng các tia có năng lượng cao như tia X và proton để tiêu diệt các tế bào ung thư. Trong quá trình xạ trị, bệnh nhân sẽ nằm trong một cổ máy lớn, các chùm tia giàu năng lượng sẽ chiều vào các điểm xác định trong vú. Liệu pháp xạ trị có thể được chỉ định sau phẫu thuật cắt bướu, cắt bỏ vú hoặc ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết.

Hóa trị

Sử dụng các thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị có thể được chỉ định sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại hoặc chỉ định trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u lớn. Trong một số trường hợp, bệnh nhân đáp ứng với hóa trị trước phẫu thuật, khối u bị thu nhỏ, có thể chỉ cần phẫu thuật cắt bỏ bướu thay vì cắt bỏ vú.

Liệu pháp hormon

Thường được dùng để điều trị ung thư vú nhạy cảm với hormon. Hầu hết các ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn là các thụ thể hormon dương tính, tức là chúng cần hormon để phát triển. Liệu pháp hormon được sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật và các phương pháp điều trị khác nhằm giảm khả năng ung thư quay trở lại. Nếu ung thư đã lan rộng, liệu pháp hormon có thể thu nhỏ và kiểm soát ung thư. Các thuốc sử dụng trong liệu pháp hormon bao gồm:

Các loại thuốc ngăn chặn hormon gắn vào các tế bào ung thư (thuốc điều biến thụ thể estrogen chọn lọc)