Trung tâm quy hoạch xây dựng bình định năm 2024

Trung tâm Quy hoạch xây dựng 2 là đơn vị trực thuộc Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia thực hiện các chức năng: tổ chức nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ phục vụ công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng; thực hiện các hoạt động tư vấn trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng; nghiên cứu và lập các đồ án quy hoạch xây dựng theo yêu cầu của Bộ, Viện và các địa phương.

Nhiệm vụ, quyền hạn:

1. Chịu trách nhiệm tham gia công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực kiến trúc, Quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật và môi trường theo yêu cầu của lãnh đạo Viện;

2. Lập đề cương nghiên cứu, chủ trì thực hiện hoặc tham gia thực hiện các đề tài NCKH có liên quan đến kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật và môi trường; thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo sự phân công của Viện trưởng;

3. Đầu mối thu thập và lưu giữ thông tin, tài liệu QHXD trên địa bàn công tác theo phân công của Viện;

4. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ Bộ giao, các hoạt động tư vấn, các dự án quy hoạch xây dựng, các loại quy hoạch và các dự án đặc thù khác theo quy định của pháp luật; lập đề án nâng loại đô thị, lập chương trình phát triển đô thị, lập quy chế quản lý quy hoạch và kiến trúc;

5. Chủ động lập kế hoạch và tìm kiếm các công việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao;

6. Tổ chức kiểm tra chất lượng, hoàn thiện sản phẩm theo phân cấp quản lý và quy chế của Viện;

7. Thực hiện các quy định, quy chế nội bộ về phân phối tiền lương và các chi phí của Viện, của đơn vị;

8. Quản lý, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị Viện giao cho đơn vị;

9. Chủ động đề xuất, thay đổi nhân sự và chuyên gia với Lãnh đạo Viện, phòng Tổ chức-Hành chính theo quy chế của Viện;

10. Thống kê, báo cáo định kỳ (theo quý) các mặt hoạt động của Trung tâm theo quy định.

11. Thực hiện một số công việc khác theo yêu cầu của Viện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

Những công trình tiêu biểu:

1. QHXD vùng tỉnh Bình Định

2. Điều chỉnh QHC thành phố Hải Phòng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050

3. QHC xây dựng khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2035

4. Điều chỉnh QHC thành phố Vũng Tàu đến năm 2035

5. Điều chỉnh QHC thành phố Quy Nhơn giai đoạn tới năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050

6. Điều chỉnh tổng thể QHC xây dựng khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định đến năm 2040

7. QHPK tỷ lệ 1/2000 trung tâm thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

8. Chương trình phát triển đô thị thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và vùng phụ cận giai đoạn 2016-2025 và giai đoạn 2025-2035

9. Chương trình phát triển đô thị tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2030

Giải Thưởng:

1. Giải Nhì - Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia - QHPK khu vực di tích thành Cổ Loa – huyện Đông Anh – TP Hà Nội.

2. Giải Nhì - Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia - QHCT khu phi thuế quan, khu kinh tế Nam Phú Yên.

3. Giải Bạc - Giải thưởng VUPA lần II - Điều chỉnh quy hoạch tổng thể QHC xây dựng khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định đến năm 2040.

4. Giải Đồng - Giải thưởng QHĐT Quốc gia - QHC xây dựng khu phức hợp công nghiệp đô thị dịch vụ Long Thành.

5. Giải Đồng - Giải thưởng QHĐT Quốc gia - QHC xây dựng Khudu lịch Quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2035.

Theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt, đến năm 2030, Bình Định sẽ trở thành tỉnh phát triển thuộc nhóm dẫn đầu vùng Bắc Trung Bộ - Ảnh: LÂM THIÊN

Theo đó, mục tiêu và đột phá phát triển đến năm 2030 của Bình Định là trở thành tỉnh phát triển thuộc nhóm dẫn đầu vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ.

Bình Định sẽ có nền kinh tế phát triển toàn diện

Theo quy hoạch, đến năm 2030, Bình Định là trung tâm công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ, du lịch và văn hóa phía nam của vùng; trung tâm lớn của cả nước về phát triển kinh tế biển; trọng điểm du lịch quốc gia và quốc tế.

Kinh tế của tỉnh phát triển nhanh, bền vững và xanh dựa trên các trụ cột tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ du lịch, cảng biển - logistics; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đô thị hóa.

Trung tâm quy hoạch xây dựng bình định năm 2024

Trong tương lai, TP Quy Nhơn mở rộng về phía đông bắc, lấy đầm Thị Nại là trung tâm - Ảnh: LÂM THIÊN

Xây dựng đô thị thông minh, phát triển đô thị gắn với hình thành, phát triển đô thị khoa học, thung lũng sáng tạo, trung tâm đổi mới sáng tạo và trí tuệ nhân tạo (AI), các trường đại học.

Phát triển, mở rộng TP Quy Nhơn về phía đông bắc, lấy đầm Thị Nại là trung tâm.

Đến năm 2050, Bình Định trở thành trung tâm kinh tế biển; trung tâm khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nơi ứng dụng trí tuệ nhân tạo quan trọng của Việt Nam; trung tâm du lịch lớn của cả nước, trung tâm kết nối khu vực vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên và hành lang kinh tế Đông - Tây.

Cấu trúc không gian đô thị mô hình 2 vùng - 3 cực phát triển - 3 hành lang kinh tế

Nội dung quy hoạch còn thể hiện Bình Định sẽ phát triển không gian đô thị theo mô hình 2 vùng, 3 cực phát triển và 3 hành lang kinh tế.

Cụ thể, phân vùng bắc gồm 4 đơn vị hành chính phía bắc: đô thị Hoài Nhơn, huyện Phù Mỹ, Hoài Ân, An Lão.

Đây là vùng phát triển bảo tồn rừng tự nhiên, phát triển du lịch sinh thái; chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản công nghệ cao; các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng mới (hydrogen/amoniac xanh…); sản xuất thiết bị phụ trợ, chế biến gang thép, đóng tàu, cảng biển - logistics.

Phân vùng nam gồm 7 đơn vị hành chính phía nam: TP Quy Nhơn, đô thị An Nhơn, Tuy Phước, Tây Sơn và các huyện Vân Canh, Phù Cát, Vĩnh Thạnh là vùng động lực chính của tỉnh, phát triển đa ngành: công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử bán dẫn, nông nghiệp, du lịch, thương mại, dịch vụ, cảng biển - logistics, đô thị thông minh, các dự án năng lượng tái tạo.

Ba cực phát triển: TP Quy Nhơn và vùng phụ cận là động lực chính, hạt nhân phát triển phía đông nam tỉnh Bình Định.

Thị xã Hoài Nhơn là cửa ngõ phía bắc, đồng thời là hạt nhân thúc đẩy sự phát triển phía bắc tỉnh Bình Định. Huyện Tây Sơn (dự kiến là đô thị Tây Sơn) là cực phía tây và là hạt nhân thúc đẩy phát triển ở khu vực này.

Ba hành lang kinh tế: Hành lang kinh tế Bắc Nam: phát triển dọc theo quốc lộ 1, kết nối các đô thị và khu, cụm công nghiệp của tỉnh Bình Định với các khu, cụm công nghiệp dọc duyên hải Trung Bộ, phát triển công nghiệp, đô thị và thúc đẩy giao thương Bắc - Nam.

Hành lang kinh tế biển: dọc tuyến đường bộ ven biển (ĐT.639), kết nối các không gian kinh tế ven biển, phát triển đô thị du lịch dịch vụ biển, công nghiệp gang thép, công nghiệp phụ trợ, đóng tàu, cảng biển, nuôi trồng thủy hải sản.

Hành lang kinh tế Đông Tây: phát triển dọc theo các tuyến giao thông Đông - Tây của quốc lộ 19, thúc đẩy giao thương với vùng kinh tế thuộc các tỉnh Tây Nguyên là đầu mối xuất khẩu nông, lâm, thổ sản; nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên liệu đầu vào của một số ngành sản xuất vùng Tây Nguyên.