Trong nền kinh tế hàng hóa khái niệm cung được hiểu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ

Kinh tế học là khái niệm phổ biến với khối ngành kinh tế. Kinh tế học là một bộ môn khoa học xã hội giúp cho con người hiểu về cách thức vận hành của nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của từng chủ thể tham gia vào nền kinh tế nói riêng. Thuật ngữ lượng cung được sử dụng rất phổ biến trong ượng kinh tế học.  Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Tìm hiểu về lượng cung:

Tìm hiểu về cung:

– Định nghĩa của cung:

Cung trong tiếng Anh là Supply. Cung là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà chủ thể là người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.

– Đặc trưng của cung:

Cung bao gồm hai yếu tố cơ bản là khả năng bán và ý muốn sẵn sàng bán.

Cụ thể như nếu trong kho của bạn có sẵn hàng hóa nhưng hiện tại thị trường trả giá quá thấp nên bạn không muốn bán. Khi đó cung trong trường hợp đó bằng 0.

Ngược lại có lúc giá rất cao nhưng trong kho của các chủ thể không có hàng và trong trường hợp này cung của bạn cũng bằng 0.

Khái niệm lượng cung:

Xem thêm: Trường phái quản trị định lượng là gì? Đặc điểm và các bộ phận

Trong kinh tế học, ta hiểu lượng cung mô tả số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp tại một mức giá thị trường nhất định.

Sự thay đổi của cung để nhằm mục đích đáp ứng với thay đổi về giá được gọi là độ co giãn của cung theo giá.

Lượng cung trên thực tế cũng tùy thuộc vào mức giá và giá được cơ quan chính phủ đặt ra bằng cách sử dụng giá trần hoặc giá sàn hoặc được thiết lập bởi các rào cản thị trường.

Lượng cung trong tiếng Anh là gì?

Lượng cung trong tiếng Anh là Quantity Supplied.

Đặc điểm của lượng cung:

Thông thường, lượng cung tăng khi giá của nó tăng và lượng cầu giảm khi giá của nó giảm. Nhưng nếu một mức giá trần được thiết lập, các chủ thể là những nhà cung cấp buộc phải cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ tại mức giá thấp hơn giá trần, bất kể chi phí sản xuất.

Kiểm soát số lượng nhà cung cấp.

Xem thêm: Chi phí xã hội cận biên là gì? Công thức và vấn đề định lượng

Các chủ thể là những nhà cung cấp luôn muốn bán được giá cao và lượng cung nhiều để nhằm mục đích có thể tối đa hóa lợi nhuận.

Các chủ thể nhà cung cấp thường có thể kiểm soát được lượng cung nhưng không không thể kiểm soát lượng cầu hàng hóa tại các mức giá khác nhau.

Nếu các rào cản thị trường cho phép tự do và không có những quy định, các chủ thể là những người tiêu dùng luôn muốn lượng cầu được đáp ứng ở mức giá thấp nhất có thể.

Xác định lượng cung trong điều kiện thị trường hoàn hảo:

Lượng cung tối ưu được hiểu là số lượng tại đó các chủ thể là những người tiêu dùng mua tất cả lượng cung. Để nhằm mục đích có thể xác định lượng cung, các đường cung và cầu đã biết được vẽ trên cùng một biểu đồ. Trên đồ thị cung cầu, sản lượng nằm trên trục x và giá nằm trên trục y.

Đường cung dốc lên bởi vì lượng cung tăng nhiều hơn nếu giá cao hơn. Đường cầu dốc xuống bởi vì lượng cầu giảm đi khi giá tăng.

Giá cân bằng và sản lượng cân bằng được tính từ điểm giao nhau của đường cung và đường cầu. Điểm giao nhau ở đây sẽ được gọi là điểm cân bằng, cho thấy lượng cung bằng với lượng cầu. Đây chính là lượng cung lí tưởng.

Một chủ thể là nhà sản xuất cung cấp sản lượng thấp hơn sản lượng cân bằng sẽ bị thiếu hụt hàng hóa, dẫn tới mất đi lợi nhuận tiềm năng. Nếu lượng cung lớn hơn sản lượng cân bằng thì dẫn đến sự dư thừa hàng hóa.

Xem thêm: Quy định của pháp luật về thành phần và định lượng của hàng hóa

Áp lực cung cầu trên thị trường:

Về mặt lí thuyết, thị trường sẽ tìm cách để từ đó có thể cân bằng, nhưng có nhiều rào cản thị trường làm thị trường mất cân bằng.

Nhiều thị trường không hoạt động tự do, và thay vào đó, thị trường cũng sẽ cần phải đối mặt với các lực lượng bên ngoài, ví dụ cụ thể như các quy tắc và quy định của chính phủ có ảnh hưởng đến số lượng nhà cung cấp được phép cung cấp.

Một yếu tố khác để nhằm mục đích xem xét là độ co giãn của cung và cầu. Nếu cung và cầu co giãn, thì cung và cầu dẽ dễ dàng điều chỉnh để nhằm có thể từ đó mà đáp ứng với những thay đổi về giá cả.

Khi không co giãn, cung cầu không thay đổi dù giá có thay đổi. Hàng hóa không co giãn không phải lúc nào cũng được sản xuất và tiêu thụ ở trạng thái cân bằng.

2. Một số thuật ngữ liên quan:

Độ co giãn của cung theo giá:

– Khái niệm độ co giãn của cung theo giá:

Độ co giãn của cung theo giá của một loại hàng hoá biểu thị mức độ phản ứng của cung hàng hoá trước sự thay đổi trong mức giá hiện hành của chính hàng hoá đó, trong điều kiện các yếu tố khác được giữ nguyên.

Xem thêm: Xác định lượng nước có thể sử dụng

Độ co giãn của cung theo giá sẽ được đo bằng tỉ số giữa phần trăm thay đổi trong lượng cung và phần trăm thay đổi trong mức giá hàng hoá.

Về nguyên tắc, cách tính độ co giãn của cung theo giá không có gì đặc biệt so với cách tính các độ co giãn của cầu. Người ta cũng có thể tính độ co giãn này theo một cung hay khoảng giá cả cũng như tại một điểm giá cả.

Bởi vì lượng cung về hàng hoá thông thường sẽ vận động cùng chiều với sự vận động của giá cả nên thông thường độ co giãn của cung là một đại lượng dương.

Giá trị của nó càng lớn, cung được xem là càng co giãn mạnh theo giá.

– Độ co giãn của cung theo giá trong tiếng Anh gọi là gì?

Độ co giãn của cung theo giá trong tiếng Anh gọi là: Price Elasticity of Supply.

– Các yếu tố ảnh hưởng:

Độ co giãn của cung về một loại hàng hoá lớn hay nhỏ, tương tự như đối với độ co giãn của cầu theo giá, phụ thuộc vào:

Xem thêm: Giao dịch định lượng là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

+ Thứ nhất, phụ thuộc vào mức giá hàng hoá xuất phát mà người ta xem xét.

+ Thứ hai, phụ thuộc vào độ dốc của đường cung.

Độ dốc của đường cung lại tuỳ thuộc vào tính chất của quá trình sản xuất hàng hoá. Về nguyên tắc, khi những người sản xuất có thể dễ dàng điều chỉnh các yếu tố đầu vào để nhằm mục đích có thể từ đó thay đổi sản lượng phù hợp với sự thay đổi của giá cả, đường cung sẽ tương đối thoải, và độ co giãn của cung sẽ lớn.

Khi sự điều chỉnh này khó khăn, đường cung sẽ tương đối dốc đứng, và độ co giãn của cung sẽ nhỏ.

Ví dụ, khi giá cả bánh kẹo tăng lên, những chủ thể là người sản xuất bánh kẹo có thể dễ dàng điều chỉnh đầu vào để nhằm mục đích có thể từ đó tăng sản lượng đầu ra hơn là những người trồng cà phê. Những giới hạn về đất đai, điều kiện khí hậu và thời tiết khiến cho việc gia tăng sản lượng cà phê khi giá của nó tăng lên tương đối khó khăn.

Cũng chính bởi vì thế, trong những điều kiện tương tự nhau, cung về cà phê thô là kém co giãn hơn so với cung về bánh kẹo.

Lượng cầu:

– Khái niệm lượng cầu:

Xem thêm: Nới lỏng định lượng là gì? Bản chất và nhược điểm của nới lỏng định lượng

Lượng cầu chính là một thuật ngữ được sử dụng trong kinh tế học để nhằm mục đích mô tả tổng số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà các chủ thể là những người tiêu dùng có nhu cầu trong một khoảng thời gian nhất định.

Lượng cầu phụ thuộc vào giá của hàng hóa hoặc dịch vụ trên thị trường, bất kể thị trường đó ở trạng thái cân bằng.

Mối quan hệ giữa lượng cầu và giá sẽ được gọi là đường cầu, hay một cách đơn giản là cầu.

Mức độ mà lượng cầu thay đổi liên quan đến giá cả được gọi là độ co giãn của cầu.

– Lượng cầu trong tiếng Anh là gì?

Lượng cầu trong tiếng Anh là Quantity Demanded.

– Đặc điểm của lượng cầu:

+ Mối quan hệ nghịch đảo với giá:

Xem thêm: Phân tích định lượng trong tín dụng ngân hàng là gì? Nội dung và vai trò

Giá của một hàng hóa hoặc dịch vụ trên thị trường quyết định lượng cầu.

Ví dụ cụ thể rằng các yếu tố phi giá cả được loại bỏ khỏi phương trình, giá cao hơn dẫn đến lượng cầu thấp hơn và giá thấp hơn dẫn đến lượng cầu cao hơn.

+ Thay đổi lượng cầu:

Thay đổi về lượng cầu là việc đề cập đến sự thay đổi về số lượng sản phẩm cụ thể mà các chủ thể là người mua sẵn sàng và có thể mua. Sự thay đổi về lượng cầu này là do thay đổi giá cả.

+ Tăng lượng cầu:

Sự gia tăng về lượng cầu là do giá sản phẩm giảm (và ngược lại). Đường cầu được dùng để nhằm mục đích có thể mô tả lượng cầu và các mức giá được đưa ra trên thị trường.

Sự thay đổi về lượng cầu được thể hiện bằng cách dịch chuyển các điểm dọc theo đường cầu.

Tỉ lệ mà lượng cầu thay đổi liên quan đến sự thay đổi giá được gọi là độ co giãn của cầu và có liên quan đến độ dốc của đường cầu.

Xem thêm: Giảm nhẹ định lượng (QE) là gì? Ví dụ về giảm nhẹ định lượng là gì?