Trong một phương trình hóa học thì

Phương trình hóa học là gì? Đây là khái niệm đầu tiên các bạn cần phải nắm vững nếu muốn học tốt môn hóa. Điều này là chắc chắn và nếu bạn còn mơ hồ về thuật ngữ này thì trong bài viết này mình sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết tất cả những vấn đề liên quan đến phương trình hóa học.

Phương trình hóa học là gì?

Phương trình hóa học chắc hẳn khi mới tiếp xúc với môn hóa học bạn sẽ thấy khái niệm phương trình hóa học xuất hiện rất nhiều. Trong các chương trình từ cơ bản đến nâng cao, trong sách giáo khoa hay sách tham khảo đều đề cập đến phương trình hóa học. Vậy phương trình hóa học là gì?

Trong một phương trình hóa học thì
Phương trình hóa học là gì?

>>>Xem thêm: Đại lý doanh nghiệp và nhưng điều bạn cần biết

Hiểu một cách đơn giản phương trình hóa học là trình biểu diễn các phản ứng. Trong một sẽ bao gồm các chất tham gia sản phản ứng và chất được tạo thành khi phản ứng kết thúc.

Căn cứ vào phương trình hóa học bạn có thể nhận biết được tỉ lệ về số nguyên tử, phân tử của các chất, cặp chất tham gia vào một phản ứng hóa học.

Để lập một phương trình hóa học cần phải tuân theo các bước sau:

  • Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng
  • Bước 2: Cân bằng phương trình hóa học
  • Bước 3: Hoàn thành phương trình hóa học

Ví dụ: Phản ứng của Hidro với Oxi tạo thành nước sẽ có phương trình như sau

H2 + O2 = H2O

Các cách cân bằng phương trình hóa học

Như chia sẻ ở trên cân bằng phương trình hóa học là một trong những bước rất quan trọng khi viết phương trình. Đây cũng là một trong những bước không thể thiếu nếu các bạn muốn giải các bài toán hóa học.

Vậy làm thế nào để cân bằng được phương trình hóa học một cách nhanh nhất và chính xác nhất? Các bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau đây:

Phương pháp nguyên tử – nguyên tố

Với phương pháp này, khi cân bằng sẽ viết các đơn chất dưới dạng nguyên tử riêng biệt, sau đó lập luận qua một số bước đơn giản.

Ví dụ: Cân bằng phản ứng: P + O2 -> P2O5

Ta viết: P + O -> P2O5

Để tạo thành 1 phân tử P2O5  cần 2 nguyên tử P và 5 nguyên tử O.

Tức là: 2P + 5O -> P2O5

Tuy nhiên phân tử oxi bao gồm 2 nguyên tử, như vậy nếu lấy 5 phân tử oxi tức là số nguyên tử oxi sẽ tăng lên gấp đôi. Đồng thời số nguyên tử P và số phân tử P2O5 cũng sẽ tăng lên 2 lần, tức 4 nguyên tử P và 2 phân tử P2O5.

Do đó phương trình hoàn chỉnh sẽ là 4P + 5O2 -> 2P2O5

>>>xem thêm: Tổng hợp tất cả các kiến thức về PPC là gì?

Sử dụng phương pháp chẵn – lẻ

Đây là phương pháp thêm hệ số vào trước các chất có chỉ số lẻ, mục đích là để làm chẵn số nguyên tử của nguyên tố đó.

Ví dụ: Cân bằng phương trình hóa học: P + O2 -> P2O5

Trong phản ứng trên, nguyên tử Oxi ở vế trái là 2 và vế phải là 5, nếu muốn nguyên tử ở cả 2 vế bằng nhau ta thêm số 2 trước P2O5. Khi đó số nguyên tử của Oxi ở vế phải là chẵn, sau đó thêm 5 vào trước O2. Như vậy nguyên tử Oxi ở 2 vế bằng nhau.

Tương tự với nguyên tử Photpho, nếu muốn 2 vế bằng nhau ta chỉ cần đặt 4 trước P ở vế trái.

Như vậy phương trình hóa học sẽ là: 4P + 5O2 -> 2P2O5

Ngoài 2 phương pháp trên còn có

  • Phương pháp hóa trị tác dụng
  • Phương pháp hệ số phân số
  • Phương pháp xuất phát từ nguyên tố chung nhất
  • Phương pháp cân bằng theo nguyên tố tiêu biểu
  • Phương pháp đại số
  • Phương pháp cân bằng electron
  • Phương pháp cân bằng ion – electron

>>>Xem thêm :Cách Rèn Luyện Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Trong Kinh Doanh

Cách tạo ra một phương trình hoá học

Trong một phương trình hóa học thì
Cách tạo ra một phương trình hoá học

Để có một phương trình hoá học trước hết ta phải có sơ đồ biểu thị phản ứng giữa các chất bằng chữ.

Ví dụ về sơ đồ: Khí hiđro + Khí oxi → Nước

Bước 1: Viết sơ đồ biểu thị phản ứng bằng chữ về sơ đồ biểu thị phản ứng bằng công thức hoá học bằng cách thay tên các chất bằng công thức hoá học đúng của chúng.

Sau khi chuyển đổi: H2 +O2 – – – → H2O

Bước 2: Cân bằng số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố hoá học ở hai vế để đảm bảo định luật bảo toàn khối lượng chỉ bằng cách thêm hệ số thích hợp trước công thức hoá học của các chất.

Xét sơ đồ: H2 +O2 – – – → H2O

Vế trái và vế phải đều có 2 nguyên tử H; nhưng vế trái có 2 nguyên tử O và vế phải chỉ có 1 nguyên tử O, vậy chúng ta sẽ tạo ra 1 nguyên tử O ở vế phải bằng cách nhân đôi phân tử H2O:

H2 +O2 – – – → 2 H2O

Bước 3: Sau khi cân bằng xong, ta chỉ cần thay dấu mũi tên nét đứt bằng dấu mũi tên nét liền nối giữa hai vế.

2 H2 +O2 → 2 H2O

Quy tắc phương trình hóa học

Trong một phương trình hóa học thì
Quy tắc phương trình hóa học
  • Chất tham gia luôn được đặt ở vế trái, chất thu được luôn đặt ở vế phải, mũi tên theo hướng trái – phải. Không được đảo chiều các vế.
  • Chỉ được phép thêm hệ số là số nguyên dương hoặc biểu thức đại số có hằng số, tham số là số nguyên dương; không được thay đổi công thức hoá học của chất.
  • Nếu hệ số thích hợp của chất bằng 1, ta không viết gì thêm trước công thức hoá học của chất đó.

Bài viết trên đã cho các bạn biết về Phương trình hóa học. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.

>>Xem thêm: Chính hãng tiếng anh là gì? Cách phân biệt hành chính hãng và hàng fake?

Lộc Đạt-tổng hợp

Tham khảo ( voh.com, wikipedia, … )

20:58:5304/12/2019

Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về phương trình hóa học là gì? Cách lập phương trình hóa học như thế nào, gồm bao nhiêu bước? ý nghĩa của phương trình hóa học là gì? qua đó vận dụng giải một số bài tập về phương trình hóa học.

I. Lập phương trình hóa học

1. Phương trình hóa học là gì?

- Phương trình hóa học dùng để biểu diễn ngắn gọn phản ứng hoá học.

- Phương trình hóa học gồm công thức hóa học và hệ số thích hợp của những chất tham gia và chất tạo thành.

* Ví dụ:  Phương trình hóa học (chữ): Khí Hidro + Khí Oxi → Nước

⇒ Phương trình hóa học: 2H2 + O2 → 2H2O

- Lưu ý: Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng phải bằng nhau.

2. Các bước lập phương trình hóa học

* Để lập phương trình hóa học cần thực hiện 3 bước sau:

° Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng dưới dạng công thức hóa học.

° Bước 2: Đặt hệ số để số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở vế trái (VT) bằng vế phải (VP).

° Bước 3: Hoàn thành (viết) phương trình phản ứng.

* Lưu ý: 

- Không được thay đổi các chỉ số nguyên tử của các công thức hoá học trong quá trình cân bằng; Ví dụ như 3O2 (đúng) chuyển thành 6O (sai).

- Khi viết hệ số phải viết cao bằng kí hiệu hóa học: Ví dụ như 3Al (đúng). Không viết 3Al (sai).

- Coi cả nhóm nguyên tử như một đơn vị để cân bằng. Trước và sau phản ứng số nhóm nguyên tử phải bằng nhau.

* Ví dụ: Biết Nhôm tác dụng với khí Oxi tạo ra Oxit nhôm Al2O3; Hãy lập phương trình hóa học của phản ứng.

° Hướng dẫn: Thực hiện lần lượt các bước như trên

+ Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng:

 Al + O2 → Al2O3

+ Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố

- Số nguyên tử Al và O đều không bằng nhau, nhưng nguyên tố oxi có số nguyên tử nhiều hơn, nên trước hết làm chẵn số nguyên tử O bên VP bằng cách đặt hệ số 2 trước Al2O3:

  Al + O2 → 2Al2O3

- Bên trái cần có 4Al và 6O tức 3O2, các hệ số 4 và 3 thích hợp. Các em có thể xem bài viết cách viết về cách cân bằng phương trình hóa học để hiểu rõ hơn.

+ Bước 3: Hoàn thành phương trình hóa học:

 4Al + 3O2 → 2Al2O3

II. Ý nghĩa của phương trình hóa học

-  Phương trình hóa học cho biết: Tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng. Tỉ lệ này đúng bằng tỉ lệ hệ số mỗi chất trong phương trình.

* Ví dụ: Phương trình phản ứng: 4Al + 3O2 → 2Al2O3

 Tỉ lệ số nguyên tử Al: Số phân tử O: Số phân tử Al2O3 = 4 : 3 : 2

 Tức là: Cứ 4 nguyên tử Al tác dụng với 3 phân tử O tạo thành 2 phân tử Al2O3;

III. Bài tập vận dụng cách lập phương trình hóa học

* Bài 1 trang 57 SGK Hóa học 8: a) Phương trình hóa học biểu diễn gì, gồm công thức hóa học của những chất nào?

b) Sơ đồ của phản ứng khác với phương trình hóa học của phản ứng ở điểm nào?

c) Nêu ý nghĩa của phương trình hóa học?

° Lời giải bài 1 trang 57 SGK Hóa học 8:

a) Phương trình hóa học là biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học, gồm công thức hóa học của chất phản ứng và sản phẩm phản ứng.

b) Sơ đồ của phản ứng khác với phương trình hóa học là chưa có hệ số thích hợp, tức là chưa cân bằng nguyên tử. Tuy nhiên có một số trường hợp thì sơ đồ cũng là phương trình hóa học.

c) Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng cũng như từng cặp chất trong phản ứng.

* Bài 2 trang 57 SGK Hóa học 8: Cho sơ đồ của các phản ứng sau:

a) Na + O2 → Na2O.

b) P2O5 + H2O → H3PO4.

Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng.

° Lời giải bài 2 trang 57 SGK Hóa học 8:

• Phương trình hóa học của phản ứng:

a) 4Na + O2 → 2Na2O

 Số nguyên tử Na : Số phân tử O2 : Số phân tử Na2O là 4 : 1 : 2

b) P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

 Số phân tử P2O5 : Số phân tử H2O : Số phân tử H3PO4 là 1 : 3 : 2

* Bài 3 trang 58 SGK Hóa học 8: Yêu cầu làm như bài tập 2 theo sơ đồ của các phản ứng sau:

a) HgO → Hg + O2.

b) Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O

° Lời giải bài 3 trang 58 SGK Hóa học 8:

• Phương trình hóa học của phản ứng:

a) 2HgO → 2Hg + O2.

 Số phân tử HgO : Số nguyên tử Hg : Số phân tử O2 là 2 : 2 : 1

b) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

 Số phân tử Fe(OH)3 : Số phân tử Fe2O3 : Số phân tử H2O là 2 : 1 : 3

* Bài 4 trang 58 SGK Hóa học 8: Cho sơ đồ phản ứng sau:

 Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + NaCl.

a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.

b) Cho biết tỉ lệ số phân tử của 4 cặp chất trong phản ứng (tùy chọn).

° Lời giải bài 4 trang 58 SGK Hóa học 8:

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

 Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl.

b) Số phân tử Na2CO3 : Số phân tử CaCl2 là 1 : 1

 Số phân tử Na2CO3 : Số phân tử CaCO3 là 1 : 1

 Số phân tử Na2CO3 : Số phân tử NaCl là 1 : 2

 Số phân tử CaCl2 : Số phân tử NaCl = 1 : 2

* Bài 5 trang 58 SGK Hóa học 8: Biết rằng kim loại magie Mg tác dụng với axit sunfuric H2SO4 tạo ra khí hiđro H2 và chất magie sunfat MgSO4.

a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.

b) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử magie lần lượt với số phân tử của 3 chất khác trong phản ứng.

° Lời giải bài 5 trang 58 SGK Hóa học 8:

a) trình hóa học của phản ứng:

 Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

b) Số nguyên tử Mg : Số phân tử H2SO4 là 1:1

 Số nguyên tử Mg : Số phân tử MgSO4 là 1:1

 Số nguyên tử Mg : Số phân tử H2 là 1:1

* Bài 6 trang 58 SGK Hóa học 8: Biết rằng photpho đỏ P tác dụng với khí oxi tạo hợp chất P2O5.

a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.

b) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử P lần lượt với số phân tử của hai chất khác trong phản ứng.

° Lời giải bài 6 trang 58 SGK Hóa học 8:

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

 4P + 5O2 → 2P2O5.

b) Số nguyên tử P : Số phân tử oxi : Số phân tử P2O5 là 4 : 5 : 2

* Bài 7 trang 58 SGK Hóa học 8: Hãy chọn hệ số và công thức hóa học và thích hợp đặt vào những chỗ có dấu hỏi trong các phương trình hóa học sau (chép vào vở bài tập)

a) ?Cu + ? → 2CuO

b) Zn + ?HCl → ZnCl2 + H2

c) CaO + ?HNO3 → Ca(NO3)2 + ?

° Lời giải bài 7 trang 58 SGK Hóa học 8:

- Phương trình hóa học của phản ứng:

a) 2Cu + O2 → 2CuO

b) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

c) CaO + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O

Hy vọng với bài viết về Cách lập phương trình hóa học, ý nghĩa của phương trình hóa học và Bài tập ở trên giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại dưới phần nhận xét để hayhochoi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

¤ Xem thêm các bài viết khác tại:

» Mục lục bài viết SGK Hóa 8 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục bài viết SGK Vật lý 8 Lý thuyết và Bài tập