Trình bày ý tưởng nghiên cứu khoa học của bản thân

Kỹ năng, hiểu biết cần thiết về nghiên cứu khoa học

Sinh viên nghiên cứu khoa học trong nhà trường có cơ hội hiện thực hóa kiến thức đã học được vào các công trình nghiên cứu để sáng tạo ra phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn.

1. Thế nào là nghiên cứu khoa học?

(Qua nội dung các vấn đề được trình bày sau đây hãy Tự đặt câu hỏi – Tự trả lời!)

Trình bày ý tưởng nghiên cứu khoa học của bản thân

2. Tại sao SV phải nghiên cứu khoa học?

- Mức độ nhận thức trong quá trình học tập của sinh viên (Bảng phân loại nhận thức của Bloom):

+ Bậc 1: Biết, hiểu

+ Bậc 2: Áp dụng để giải quyết các trường hợp thực tiễn

+ Bậc 3: Phân tích, tổng hợp, đánh giá, phê phán.

Để đạt được mức 3 thì SV phải tham gia tích cực vào quá trình thảo luận, viết báo, viết đề tài NCKH, viết khóa luận, viết luận văn tốt nghiệp.

- Tham gia NCKH là một bước tập duyệt tốt cho việc viết luận văn tốt nghiệp.

- Đề tài NCKH có thể được nâng cấp thành luận văn.

- Cơ hội rèn luyện kỹ năng nghiên cứu với sự trợ giúp của giảng viên.

- Mục đích để khi ra trường có thể thực hiện ngay được công việc nghiên cứu theo công việc được giao hoặc học lên cao học.

3. Những nhược điểm phổ biến trong việc NCKH của sinh viên:

- Chọn đề tài một cách máy móc theo từng chế định hoặc từng bài học.

- Đề tài không mang tính thực tiễn, không đáp ứng được tính thời sự.

- Cấu trúc theo lối mòn (Lý luận – Quy định Pháp luật - Thực trạng và Kiến nghị).

- Nội dung cắt dán từ các tài liệu có sẵn.

- Lệ thuộc quá nhiều vào các quy định trong các Văn bản Pháp Luật.

4. Xác định Đề tài nghiên cứu và định hướng nghiên cứu:

- Tính mới: Không trùng lặp hoàn toàn với các công trình khoa học trước đó.

- Tính thời sự: Xã hội hiện nay đang quan tâm, thể hiện trên TV, mạng, báo chí,…

- Tính thực tiễn: Nhằm giải quyết các hiện tượng xã hội đang diễn ra, hoặc sắp diến ra trong tương lai gần đối với đất nước hoặc 1 địa phương.

- Tính khả thi: Có thể được ứng dụng ngay để giải quyết các vấn đề đang đặt ra, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn, không bị lệ thuộc vào quá nhiều điều kiện khách quan, …

- Tính hợp lý: Phải chứng minh được bằng những lý thuyết, những lập luận logic, những thông tin và số liệu thống kê, điều tra, …

- Tính ứng dụng: Có thể ứng dụng được các kiến thức được cung cấp trong quá trình học để giải quyết vấn đề.

- Tính kế thừa: Cố gắng không bắt đầu từ đầu, phải tận dụng được những kết quả có sẵn của các công trình nghiên cứu trước đó, từ đó thể hiện rằng công trình của mình là một bước tiến mới so với các công trình trước đó.

- Tính hấp dẫn và hữu ích đối với bản thân: Đề tài đó làm mình thấy lôi cuốn, phù hợp với sở thích riêng, phù hợp với công việc của mình trong tương lai.

5. Các kiểu nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực pháp luật:

- Kiểu thứ 1: Nghiên cứu lý luận đơn thuần về 1 vấn đề lý thuyết.

- Kiểu thứ 2: Khảo sát để đưa ra kết luận về thực trạng của một vấn đề xã hội có liên quan đến môn học.

- Kiểu thứ 3: Phê phán, bình luận và nêu ý kiến sửa đổi một văn bản pháp luật, một Dự thảo luật hoặc một công trình nghiên cứu trước đó.

- Kiểu thứ 4: Kết hợp nhiều mục đích.

6. Triển khai nghiên cứu:

- Bước 1: Xác định đề tài nghiên cứu và thể loại công trình nghiên cứu của mình.

- Bước 2: Cố gắng đọc lướt tất cả các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

- Bước 3: Qua quá trình nghiên cứu (tại bước 2) cố gắng phân nhóm các quan điểm về từng vấn đề của đề tài nghiên cứu. Có thể tham khảo thêm quan điểm của nhiều thầy cô và các bạn (gặp trực tiếp hoặc thông qua giờ thảo luận)

- Bước 4: Suy nghĩ để định ra quan điểm của riêng mình.

- Bước 5: Phác thảo Đề cương. Đề cương phải được thiết kế sao cho có tính logic, phù hợp với đề tài của mình và thể hiện được ý đồ sáng tạo tổng thể của mình.

- Bước 6: Viết từng phần của công trình nghiên cứu theo Đề cương định sẵn.

- Bước 7: Quên đi tất cả những gì đã viết (1-2 tuần).

- Bước 8: Đọc lại, tự phản biện và nhờ thầy cô sửa giúp.

- Bước 9: Chỉnh sửa, hoàn thiện và nộp.

- Bước 10: Tiếp tục nghiên cứu, đọc lại và chuẩn bị cho công việc bảo vệ.

7. Lưu ý trong quá trình viết:

- Hoàn toàn tự do trong các quan điểm khoa học.

- Hoài nghi, khắt khe và suy nghĩ đến cùng.

- Cố gắng nghiên cứu và viết liên tục, không bị gián đoạn bởi các công việc khác (mỗi ngày 1 tiếng).

- Cố gắng phân định thời gian hợp lý cho từng công đoạn.

- Biết cách tìm, đọc và phân loại tài liệu 1 cách hợp lý, khoa học.

- Không chạy theo thành tích, không lệ thuộc vào độ “hoành tráng”, không chạy theo số trang.

8. Vai trò của giảng viên:

- Định hướng: Gợi mở các vấn đề và hướng đi hợp lý.

- Trợ giúp: Giúp tìm tài liệu, hướng dẫn phương pháp nghiên cứu, …

- Tư vấn: Giải đáp băn khoăn, chỉnh sửa sai sót, …

- Huấn luyện: Rèn luyện cho sinh viên một số kỹ năng tư duy, kỹ năng đọc, kỹ năng viết, kỹ năng phản biện, …

Bài viết trích nguồn từ Facebook Đoàn thanh niên Hội sinh viên nhà trường.

Tags: Sinh viên và NCKH

Đối với mỗi bạn sinh viên luôn có nhiều đam mê, ý tưởng sáng tạo muốn làm, muốn thể hiện giá trị bản thân, nghiên cứu khoa học là một trong những cách giúp các bạn hiện thực hóa được những ý tưởng đó và thành công.  Các bạn sinh viên cần lưu ý một số vấn đề khi làm nghiên cứu khoa học như sau:  

1. Quyền lợi của Sinh viên

– Sinh viên có cơ hội phát triển tiềm năng nghiên cứu khoa học,

– Nâng cao kiến thức và được tạo điều kiện để có thể phát huy khả năng tư duy, sức sáng tạo, tiếp cận nghiên cứu khoa học và áp dụng kiến thức đã học vào thực tế.

– Biết cách thực hiện đề tài mang tính khoa học và chất lượng dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô trong khoa.

– Rèn luyện cho mình 1 tác phong làm việc tích cực, kỹ năng làm việc đội nhóm, kỹ năng thuyết trình và bảo vệ đề tài trước hội đồng, ….

– Làm quen với quá trình bảo vệ đồ án tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp sau này.

– Được hỗ trợ kinh phí thực hiện trên mỗi đề tài.

Trình bày ý tưởng nghiên cứu khoa học của bản thân

Hội thảo Khoa học  – Phân hiệu ĐHTN tại tỉnh Lào Cai

– Đối với những đề tài đạt giải cao sẽ được phát triển và bồi dưỡng thêm để tham dự tiếp các giải nghiên cứu khoa học ở cấp thành và cấp bộ. Và sau đó sẽ được trường khen thưởng, cộng điểm vào kết quả học tập.

2. Nghĩa vụ của Sinh viên

– Đảm bảo thực hiện quản lý hoạt động NCKH theo đúng quy định của trường.

– Chủ nhiệm đề tài có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng tháng cho Giảng viên hướng dẫn về tình hình thực hiện, phát sinh đề tài của nhóm nghiên cứu.

– Chủ nhiệm đề tài có trách nhiệm thực hiện công trình nghiên cứu theo đúng quy định trình bày, đúng tiến độ và chất lượng, nội dung nghiên cứu đã đăng ký sau khi được duyệt cấp kinh phí thực hiện.

– Thực hiện nghiệm thu và dự thi các cấp.

– Sinh viên phải có tinh thần tự giác cao, có niềm đam mê, sáng tạo, đức tính trung thực, nghiêm túc và kiên trì.

– Phải đảm bảo hiểu rõ và nắm chắc đề tài. Từ đó, lên kế hoạch và phân công công việc thực hiện thật nghiêm túc

– Phải thường xuyên liên lạc với Giảng viên: trao đổi những vấn đề khó khăn mà nhóm gặp phải, những định hướng mới cho đề tài

– Tìm hiểu và tận dụng các hoạt động hỗ trợ SV NCKH: hội thảo NCKH SV cấp trường, kinh phí hỗ trợ thực hiện, giảng viên hướng dẫn, …

Trình bày ý tưởng nghiên cứu khoa học của bản thân

Sinh viên ngành Khoa học cây trồng làm đề tài NCKH

3. Các bước thực hiện đề tài NCKH

– Tìm kiếm ý tưởng và thành lập nhóm (hoặc xin đề tài từ các Giảng viên giảng dạy, các Khoa …)

– Phát triển ý tưởng thực hiện đề cương nghiên cứu, tìm kiếm GVHD và đăng ký tên đề tài.

– Xây dựng kế hoạch, đề cương thực hiện đề tài.

– Báo cáo đề cương nghiên cứu trước hội đồng khoa học khoa, trường để duyệt và có hướng điều chỉnh cho phù hợp.

– Thực hiện đề tài.

– Báo cáo tiến độ theo kế hoạch trước hội đồng khoa học cấp Khoa hoặc trường.

– Viết báo cáo và nghiệm thu đề tài

– Hoàn thiện, nộp báo cáo và sản phẩm lên Phòng khoa học công nghệ.

Trình bày ý tưởng nghiên cứu khoa học của bản thân

 Hội thảo Khoa học  – Phân hiệu ĐHTN tại tỉnh Lào Cai

4. Cách trình bày một đề tài nghiên cứu khoa học.

    Không chỉ quan tâm đến nội dung mà hình thức cũng phải theo mẫu quy định sẵn của Phòng Đào tạo – Nghiên cứu khoa học và HTQT. Bởi, chỉ nhìn hình thức cũng thể hiện được trình độ chuyên nghiệp trong việc nghiên cứu khoa học của các bạn đến đâu. Hãy mượn 1 bản báo cáo chuẩn tại Phòng Phòng Đào tạo – Nghiên cứu khoa học, các Khoa hoặc các luận văn thạc sĩ, báo cáo khoa học để tìm hiểu cách trình bày.

4. Tiêu chí đánh giá chất lượng của đề tài

– Tính mới hoặc tính cấp thiết

– Tính ứng dụng, tính khả thi hoặc hiệu quả kinh tế – xã hội

– Tính khoa học trong phương pháp nghiên cứu, cách giải quyết vấn đề

– Tính trung thực trong việc tham khảo tài liệu và nội dung nghiên cứu

– Khả năng thực hiện đề tài, nghiệm thu đúng tiến độ, đúng nội dung đã đăng ký

Hi vọng với những kinh nghiệm trên sẽ giúp các bạn thành công trong nghiên cứu đề tài khoa học của mình./.

 Tin, ảnh: Ths. Nguyễn Thị Tần