Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2022

Thông tin này được đưa ra tại Lễ kỷ niệm 25 năm Ngày Truyền thống thị trường Bảo hiểm Việt Nam (18/12/1993 - 18/12/2018) và chào mừng 19 năm ngày thành lập Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam - IAV (24/12/1999 - 24/12/2018) tổ chức mới đây tại Hà Nội.

Theo ông Trần Vĩnh Đức, quyền Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, năm 2018 ngành BHNT đã đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu bảo hiểm ngày càng tăng của nền kinh tế và toàn xã hội. Năng lực tài chính của các doanh nghiệp BHNT tính đến cuối năm 2018 cũng tiếp tục được nâng cao, với tổng tài sản ước đạt 302.370 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2017.

Tất cả các doanh nghiệp đều thực hiện trích lập dự phòng nghiệp vụ bằng hoặc cao hơn so với quy định của pháp luật, với tổng dự phòng nghiệp vụ ước đạt 219.583 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2017.

Tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 50.251 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2017. Trong đó, vốn điều lệ được tăng thêm trong năm 2018 là 19.706 tỷ đồng, tăng 136% so với năm 2017.

Các doanh nghiệp BHNT đã giải quyết tốt quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng, được khách hàng tin cậy là tấm lá chắn tài chính an toàn trước những rủi ro, với tổng số tiền chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 18.650 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2017.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp BHNT đã đóng góp lớn vào sự phát triển nền kinh tế xã hội, bổ sung nguồn vốn đầu tư dài hạn, ổn định cho nền kinh tế với tổng số tiền đầu tư ước đạt 276.437 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2017.

“Năm 2019 nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục đà tăng trưởng cao, dự kiến GDP tăng 6,8%-7%. Nhu cầu về bảo hiểm tại Việt Nam cũng sẽ tiếp tục tăng, người dân và các tổ chức kinh tế ngày càng quan tâm hơn đến bảo hiểm. Chúng ta tin tưởng rằng thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, trong đó lĩnh vực BHNT sẽ tăng trưởng trên 25%”, ông Đức khẳng định.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải cho rằng, trước những yêu cầu và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thị trường bảo hiểm và các doanh nghiệp cần có sự điều chỉnh để thích ứng với những yêu cầu tiếp tục phát triển trong bối cảnh mới. Trong đó, phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và xã hội về bảo hiểm, tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp bảo hiểm, cùng xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu, nâng cao năng lực tài chính, đào tạo cán bộ, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển sản phẩm bảo hiểm mới …

Liên quan đến quản trị rủi ro, ông Huỳnh Quang Hải đề nghị Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cùng với Bộ Tài chính phối hợp xây dựng Luật Kinh doanh Bảo hiểm mới, đặc biệt là phân tích, đánh giá, đề xuất mô hình vốn trên cơ sở rủi ro, cách thức quản trị rủi ro nhằm phù hợp thông lệ quốc tế, chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực để đáp ứng mô hình vốn và chuẩn mực kế toán, góp phần đưa thị trường bảo hiểm ngày càng phát triển.

Tin liên quan

Năng lực tài chính, khả năng quản trị điều hành và quản trị rủi ro của các doanh nghiệp bảo hiểm không ngừng được nâng cao; Khung khổ pháp lí trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tiếp tục được hoàn thiện, đồng bộ hơn….

Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2022

Đây là những yếu tố giúp thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2019 tiếp tục có bước phát triển vững chắc.

Tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 160.180 tỷ đồng

Đánh giá về tình hình thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2019, ông Phùng Ngọc Khánh – Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, thị trường bảo hiểm năm 2019 duy trì tốc độ phát triển an toàn và bền vững.

Cùng với đó là năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động, khả năng quản trị điều hành và quản trị rủi ro của các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) được nâng cao.

Đến hết năm 2019, thị trường bảo hiểm Việt Nam có 65 DN, trong đó có 30 DNBH phi nhân thọ, 18 DNBH nhân thọ, 15 DN môi giới bảo hiểm, 2 DN tái bảo hiểm và 01 chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài.

Tổng tài sản của các DNBH năm 2019 ước đạt 454.379 tỷ đồng, tăng 14,92% so với năm 2018; Đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 376.555 tỷ đồng, tăng 16,13% so với năm 2018.

Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm năm 2019 ước đạt 285.965 tỷ đồng, tăng 18,61% so với năm 2018; tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 89.345 tỷ đồng, tăng 9,19% so với năm 2018. Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường năm 2019 ước đạt 160.180 tỷ đồng, tăng 20,31% so với năm 2018; chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 44.006 tỷ đồng.

Khung khổ pháp lý cho lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tiếp tục được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện phù hợp với thực tiễn hoạt động của thị trường.

Các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm được ban hành trong năm 2019 có thể kể tới như: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm; Quyết định số 242/QÐ-TTg ngày 28/2/2019 phê duyệt Ðề án cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025; Quyết định số 22/2019/QÐ-TTg ngày 26/6/2019 về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp…

Theo các chuyên gia, việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đã tạo môi trường pháp lý đồng bộ, công khai, minh bạch và bình đẳng cho các DN thuộc các thành phần kinh tế tham gia thị trường, phù hợp với các chuẩn mực và cam kết quốc tế.

Một yếu tố khác giúp thị trường bảo hiểm phát triển an toàn và bền vững, đó là các DNBH đã chủ động điều chỉnh chiến lược kinh doanh trong bối cảnh lãi suất trái phiếu chính phủ giảm, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm bảo hiểm và đẩy mạnh các kênh phân phối, nhất là kênh phân phối qua ngân hàng và giao dịch điện tử.

Đặt mục tiêu tăng trưởng 20% năm 2020

Năm 2020, ngành Bảo hiểm đặt mục tiêu duy trì đà tăng trưởng của thị trường ở mức 20%, tăng cường tính an toàn, bền vững và hiệu quả. Bên cạnh mục tiêu tăng trưởng, ngành Bảo hiểm cũng đặt mục tiêu doanh thu phí bảo hiểm bình quân GDP đến năm 2020 tối đa 3%.

Để đạt được các mục tiêu trên, theo ông Phùng Ngọc Khánh cho rằng, thời gian tới, cần tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hành chính; tăng cường kết nối với các cơ quan quản lý, tiếp tục đẩy mạnh hội nhập và hợp tác quốc tế.

Cùng với đó, nâng cao tính minh bạch thông tin của DNBH; phát triển và chuyên nghiệp hóa các kênh phân phối bảo hiểm theo kịp với sự phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0; Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử phạt hành chính; Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Đồng thời, tăng cường kết nối liên thông giữa bảo hiểm y tế xã hội với bảo hiểm y tế thương mại; Đẩy mạnh tuyên truyền thông tin về thị trường bảo hiểm; Thiết lập hệ thống công nghệ thông tin, hạ tầng kỹ thuật, xây dựng cơ sở dữ liệu cho thị trường bảo hiểm.

Trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ cũng cần nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các DN, đảm bảo an toàn hệ thống; Nâng cao tính tuân thủ pháp luật, tăng cường hợp tác trong hoạt động kinh doanh của các DN.

Bên cạnh đó, khuyến khích phát triển đa dạng các sản phẩm bảo hiểm mới có ý nghĩa cộng đồng và an sinh xã hội trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ như: Bảo hiểm vi mô, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hưu trí; Đa dạng hóa phương thức và phát triển các sản phẩm bảo hiểm phù hợp với xu thế kinh doanh gắn liền với Cách mạng công nghiệp 4.0.

Theo VietnamBiz

Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2022

Trong năm 2019, ngành bảo hiểm đặt mục tiêu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng của thị trường, dự kiến mức tăng trưởng 20%, tăng cường tính an toàn, bền vững và hiệu quả.

Thông tin trên được Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) đưa ra tại Hội nghị thường niên thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2019 vừa được tổ chức.

Theo đó, báo cáo của Cục Quản lý, giảm sát bảo hiểm cho biết, năm 2018, thị trường bảo hiểm tiếp tục duy trì đà tăng trưởng; cơ chế, chính sách trong lĩnh vực bảo hiểm tiếp tục được hoàn thiện, các doanh nghiệp bảo hiểm cơ bản đảm bảo an toàn tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng trưởng và phát triển hiệu quả.

Đến hết năm 2018, thị trường bảo hiểm hiện có 64 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, trong đó có 30 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 18 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 14 môi giới bảo hiểm. Cùng với đó cũng có 1 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

Cũng trong năm 2018, tổng tài sản các doanh nghiệp bảo hiểm ước đạt 394.192 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2017. Trong đó, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 82.903 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 311.289 tỷ đồng.

Đầu tư trở lại nền kinh tế của ngành bảo hiểm ước đạt 321.165 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2017, trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 42.648 tỷ đồng; các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 278.517 tỷ đồng.

Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm năm 2018 ước đạt 241.279 tỷ đồng, tăng 27%, tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 81.558 tỷ đồng, tăng 24% so với năm trước đó.

Tổng doanh thu bảo hiểm năm 2018 ước đạt 160.444 tỷ đồng, tương đương 2,9% GDP, tăng 21% so với năm 2017. Trong đó, tổng doanh thu phí toàn thị trường ước đạt 132.947 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2017, doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 46.713 tỷ đồng; lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ ước đạt 86.234 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động đầu tư ước đạt 27.497 tỷ đồng.

Chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 38.524 tỷ đồng, trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 19.874 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 18.650 tỷ đồng.

Ngoài ra, tổng phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới bảo hiểm năm 2018 ước đạt 9.652 tỷ đồng, tăng 0,09% so với năm 2017.

Về định hướng phát triển và mục tiêu tăng trưởng trong năm 2019, Cục Quản lý bảo hiểm cho biết, sẽ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm tiếp cận các chuẩn mực, thông lệ quốc tế.

Cùng với đó, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng của thị trường, dự kiến mức tăng trưởng 20%, tăng cường tính an toàn, bền vững và hiệu quả của thị trường và khả năng đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân; góp phần ổn định nền kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội.

Để đạt được mục tiêu này, lãnh đạo Bộ Tài chính đã đề nghị Cục quản ly bảo hiểm cần tập trung triển khai các nội dung như hoàn thiện khuôn khổ thể chế pháp luật về thị trường bảo hiểm và trọng tâm là xây dựng triển khai kế hoạch cụ thể về Đề án tái cấu trúc thị trường bảo hiểm.

Về phía các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần chủ động trong việc nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị doanh nghiệp và năng lực kinh doanh.

Cùng với đó, rà soát lại các hoạt động kinh doanh, các sản phẩm bảo hiểm hiện có… nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu, khả năng tham gia bảo hiểm của các tổ chức, cá nhân theo cách thức hiệu quả cao nhất.

Ngoài ra, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng cần tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin để tránh việc cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng an toàn về thị trường tài chính.

Đối với Hiệp hội bảo hiểm, cần tích cực phát huy vai trò là cầu nối giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp bảo hiểm.

Bên cạnh đó, hợp tác với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước trong việc đào tạo nguồn nhân lực, chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh bảo hiểm nhằm phát huy hơn nữa vai trò của mình trong phát triển thị trường bảo hiểm.

Nguồn: vneconomy.vn