Tôn chỉ của việt nam quang phục hội là gì

Tôn chỉ của việt nam quang phục hội là gì

Phan Bội Châu và những người cùng chí hướng thành lập tổ chức Việt Nam Quang phục hội (6/1912) nhằm mục đích gì?


A.

Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.

B.

Đánh đuổi thực dân Pháp, lật đổ chế độ phong kiến, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.

C.

Đánh đuổi thực dân Pháp, xây dựng nước Việt Nam độc lập

D.

Đánh đuổi thực dân Pháp, xóa bỏ ngôi vua, thiết lập nền dân chủ.

Đáp án đúng: A

Tải trọn bộ tài liệu tự học tại đây

Lời giải của Tự Học 365

Giải chi tiết:

Tháng 6-1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc) ông tập hợp những người cùng trí hướng còn ở nước ngoài và một số mới từ trong nước sang (khoảng hơn 100 người), tuyên bố giải tán Duy Tân hội, thành lập Việt Nam Quang Phục hội. Hội khẳng định tôn chỉ duy nhất là: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”.

Chọn đáp án: A

Cùng Top lời giải trả lời chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Tổ chức Việt Nam Quang phục hội mở hoạt động trở lại khi nào?” kết hợp với những kiến thức mở rộng về tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm.

Trắc nghiệm: Tổ chức Việt Nam Quang phục hội mở hoạt động trở lại khi nào?

A. Phan Bội Châu bị bắt.

B. Phan Bội Châu bị giam lỏng ở Huế.

C. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

D. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

Giải thích:

Việt Nam Quang Phục Hội là tổ chức cách mạng do cụ Phan Bội Châu đề xướng thành lập vào năm 1912. Tổ chức này chủ trương giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản bằng phương pháp bạo động. Với phương châm “Nợ máu chỉ có thể trả bằng máu”, đội quân này kiên trì sử dụng bạo lực để giành độc lập. Hoạt động của hội cũng đã đạt được những kết quả trọn vẹn giá trị lịch sử khi các cuộc bạo động lẻ tẻ khuấy động được dư luận trong và ngoài nước.

Cùng Top lời giải mở rộng kiến thức về tổ chức Việt Nam Quang phục hội nhé!

Kiến thức tham khảo về tổ chức Việt Nam Quang phục hội

I. Sự thành lập phong trào Việt Nam Quang phục Hội  

- Sau khi phong trào Đông Du tan rã, từ cuối 1908 – 1909, phần lớn các lưu học sinh Việt Nam ở Nhật đều đã trở về nước. Con đường muốn kết hợp với Nhật đào tạo nhân tài, củng cố tổ chức đã thất bại. 

- Rời khỏi Nhật, Phan Bội Châu cùng một số đồng sự là các chí sĩ yêu nước đương thời quay lại Hương Cảng. Sau đó, chuyển sang Quảng Đông và cuối cùng qua Đông Bắc Xiêm vừa làm ruộng tăng gia sản xuất vừa nuôi dưỡng phong trào, đợi thời điểm chín muồi nhằm phục quốc.

- Vào tháng 10/1911, khi cuộc Cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc) giành thắng lợi, lật đổ chính quyền Mãn Thanh, Trung Hoa Dân Quốc được thành lập. Tin vui này khiến cho Phan Bội Châu cùng đồng sự của mình càng có thêm niềm tin vào chiến thắng tương lai. Ông đã viết thư chúc mừng người bạn cũ ở Trung Hoa và đến tháng 12/1911, ông quay trở lại Trung Quốc hoạt động.

- Cho đến tháng 2/1912, tại Quảng Đông, Phan Bội Châu tổ chức một cuộc hội nghị bao gồm các đại biểu của cả 3 kỳ: Bắc – Trung – Nam. Trong hôm đó, đã thống nhất ý kiến, quyết định thành lập tổ chức mới mang tên: Việt Nam Quang Phục Hội. Tôn chỉ duy nhất là đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam và thành lập Cộng hòa Dân quốc Việt Nam. Tổ chức này cũng đã chế ra “quốc kỳ”, “quân kỳ”, in “quân dụng phiếu”,…

- Việt Nam Quang phục Hội là tổ chức cách mạng được thành lập vào năm 1912 với người đề xướng là Phan Bội Châu theo chủ nghĩa dân chủ với mục đích đó là đánh đuổi người Pháp ra khỏi địa phận Đông Dương. Theo đó, tôn chỉ của hội đó là: Khôi phục Việt Nam, kiến lập Việt Nam Cộng hòa Dân Quốc. 

- Sau khi cách mạng Tân Hợi ở Trung Hoa thành công, triều đình nhà Thanh nói chung và tư tưởng dân chủ tư bản đã thực sự thuyết phục được Phan Bội Châu noi theo con đường mới này để thay cho đường lối quân chủ lập hiến trước kia. Mặc dù vậy, Phan Bội Châu vẫn suy tôn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để làm chủ hội và chức vụ Bộ trưởng Tổng vụ của một hội đoàn mới được mang tên Việt Nam Quang phục Hội. 

- Đồng thời, Phan Bội Châu tự mình đảm nhận làm phó hội chủ và cùng là đại diện Trung Kỳ; Đại diện Bắc Kỳ là Nguyễn Thượng Hiền và đại diện Nam Kỳ là Nguyễn Thần Hiến. Ba đại diện này chính là thành phần “Bình nghị Bộ” của Hội. 

- Cùng với đó, 10 thành viên khác sẽ là “Chấp hành bộ” để đảm nhận việc điều hành sẽ bao gồm: 

+ Quận vụ Ủy viên bao gồm: Hoàng Trọng Mậu và Lương Ngọc Quyến

+ Kinh tế Ủy viên bao gồm: Đặng Tử Kính và Mai Lão Bạng 

+ Giao tế Ủy viên bao gồm: Lâm Đức Mậu và Đặng Bỉnh Thành 

+ Văn hóa Ủy viên bao gồm: Phan Bá Ngọc và Nguyễn Yên Dược 

+ Thư vụ Ủy viên bao gồm: Đinh Tế Dân và Phan Quý Chức 

+ Trụ sở của hội được đặt tại tỉnh Quảng Châu, Trung Hoa

II. Mục tiêu của Việt Nam Quang phục Hội  

Ngay khi thành lập, tổ chức đã xác định mục tiêu rõ ràng của mình đó chính là đánh đuổi người Pháp khỏi Đông Dương. Đây được xem là mục đích chính, xuyên suốt quá trình hoạt động cũng như là kim chỉ nam cho tổ chức các mạng này phối kết hợp hành động với nhau một cách thống nhất và đạt kết quả cao. 

III. Hoạt động của Việt Nam Quang phục Hội  

1. Ném tạc đạn khủng bố 

- Việt Nam Quang phục Hội trong những năm 1913-1915, với yêu sách khôi phục chủ quyền cho Việt Nam, quyết dùng bạo động để gây tiếng vang trong dân chúng cũng như tạo áp lực với chính quyền Đông Dương thuộc Pháp. Trong số những sự kiện đáng kể là vụ ám sát quan tuần phủ tỉnh Thái Bình Nguyễn Duy Hàn bằng tạc đạn vào trưa ngày 19 tháng 4 năm 1913 do Phạm Văn Tráng và Phạm Đề Quy thực hiện.[4] Hai tuần sau vào chiều ngày 26 tháng 4, Nguyễn Khắc Cần và Nguyễn Văn Thụy ném tạc đạn vào khách sạn Hanoi Hôtel ở phố Tràng Tiền, Hà Nội, giết chết hai thiếu tá Pháp Chapuis & Montgrand cùng làm một số người khác bị thương. 

- Chính quyền Bảo hộ liền đàn áp mạnh mẽ, lập Hội đồng Đề hình vào tháng Năm 1913 để truy tố 99 người. Họ tuyên án tử hình bảy người; một người bị án chung thân khổ sai và tám người bị án lưu đày. Bảy người bị chém là Phạm Văn Tráng (người giết Nguyễn Duy Hàn), Nguyễn Văn Túy (người ném bom khách sạn), Nguyễn Khắc Cần, Vũ Ngọc Thụy, Phạm Hoàng Quế và Phạm Hoàng Triết. Ngoài ra năm hội viên Việt Nam Quang phục Hội là Cường Để, Phan Bội Châu, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Quỳnh Chi và Nguyễn Bá Trác cũng bị tuyên án tử hình khiếm diện. Người Pháp còn làm áp lực với Trung Hoa để ngưng yểm trợ nghĩa quân nên Hội mất căn cứ ở vùng biên giới Việt-Hoa.

2. Vận động lính bản xứ nổi dậy

- Đậu Quang Cơ (Đỗ Chấn Thiết) được hội giao sách do Phan Bội Châu viết về phân phát cho các đội lính bản xứ vào năm 1913. Tuy nhiên khi về đến Hà Khẩu thị bị phát giác, cuối cùng ông và 50 nghĩa quân khác bị chém. Phan Bội Châu cũng bị bắt cuối năm 1914, đến năm 1917 được thả.

3. Khởi nghĩa Thái Nguyên

Lương Ngọc Quyến, Quân vụ Ủy viên của Hội, khi bị giam ở Thái Nguyên đã vận động được một số cai đội của trại lính khố xanh người Việt nổi dậy, chống lại sĩ quan người Pháp rồi truyền hịch kêu gọi hưởng ứng. Trịnh Văn Cấn cầm đầu cuộc khởi nghĩa nhưng chỉ được năm ngày thì chính quyền Bảo hộ đem quân phản công, dẹp tan. Tuy thất bại, cuộc Khởi nghĩa Thái Nguyên cho thấy trong một đêm quân đội Pháp có thể bị đánh bại nếu cách tổ chức được giữ kín và có quy củ.

4. Mưu sát toàn quyền Merlin

Tháng 6 năm 1924, lợi dụng chuyến viếng thăm Quảng Châu của Toàn quyền Đông Dương Martial Henri Merlin, Phạm Hồng Thái là thành viên của Tâm tâm xã (một nhóm các hội viên trẻ hoạt động độc lập) đã giả dạng nhà báo đột nhập vào khách sạn Victoria rồi ném bom vào bàn tiệc của Merlin. Viên Toàn quyền thoát chết nhưng có năm người Pháp thiệt mạng. Bị truy nã gắt gao, Phạm Hồng Thái nhảy xuống sông Châu Giang tự tử.

III. Nguyên nhân thất bại của tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội

- Do đường lối vận động và tổ chức phong trào của những người đứng đầu còn hoang đường, chưa thực tế. Đặc biệt, người sáng lập và lãnh đạo tối cao của tổ chức chưa nắm bắt được cơ sở lý luận cũng như phương pháp đấu tranh trong khi thế lực của kẻ thù còn mạnh.

- Chưa có chính Đảng của giai cấp tiên phong lãnh đạo, nên chưa vạch ra đường lối cách mạng khoa học, đúng đắn, tuân thủ triệt để nguyên tắc của cuộc khởi nghĩa vũ trang.

- Các hoạt động còn diễn ra lẻ tẻ, chưa có sự tập trung, thống nhất, đồng lòng, đồng sức.

IV. Ý nghĩa của tổ chức Việt Nam Quang phục hội 

- Tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội tuy không thành công như mong đợi nhưng với đường lối táo bạo đã thức tỉnh dân chúng vùng lên đứng dậy phát tiết nỗi căm hờn nước mất, nhà tan.

- Thể hiện được tính liên tục, xuyên suốt trong ý chí, thái độ đấu tranh theo khuynh hướng cách mạng bạo lực chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

- Là thực tiễn sinh động bổ sung vào hệ thống lý luận sơ khai về bạo lực cách mạng. Phương châm này được các thế hệ cách mạng vô sản sau này tiếp tục khẳng định tính đúng đắn và phát triển lên.

- Đóng góp nhất định vào quá trình tạo dựng lực lượng giành độc lập tự do, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong giai đoạn lịch sử cụ thể.

- Giữ vị trí kết nối, chuyển tiếp giữa thế hệ trước – sau, cũ – mới trong phong trào đấu tranh bất khuất với lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân nước ta.

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 9 hay nhất