Tình hình dịch ở thủ dầu một bình dương

Ngày 9/9, đại diện Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.Thủ Dầu Một [Bình Dương] cho biết đã có văn bản trình Ban chỉ đạo tỉnh Bình Dương liên quan đến thực hiện các biện pháp kiểm soát người và phương tiện.

Theo đó, TP Thủ Dầu Một đề xuất tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội trên phạm vi toàn thành phố từ ngày 10/9 đến hết ngày 15/9 theo Chỉ thị 16 và thực hiện áp dụng hạn chế tối đa việc lưu thông, hoạt động trong khung thời gian từ 20h ngày hôm trước đến 5h sáng ngày hôm sau.

Về việc lưu thông ngoài đường, TP Thủ Dầu Một cũng đề xuất trên tinh thần chung của tỉnh Bình Dương đối với người đã tiêm mũi 1 vắc xin phòng COVID-19 được 20 ngày trở lên và tiêm đủ 2 mũi thì được lưu thông ngoài phạm vi địa bàn phường nơi cư trú [khi tham gia lưu thông phải mang đầy đủ giấy tờ chứng minh đã tiêm vắc xin và đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch].

Chợ truyền thống tại TP Thủ Dầu Một sẽ hoạt động trở lại khi đáp ứng yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19, trong đó tiểu thương phải được tiêm vắc xin và có xét nghiệm âm tính

Đối với các chợ truyền thống, trung tâm thương mại, siêu thị được hoạt động trở lại với điều kiện có xây dựng phương án kinh doanh đảm bảo phòng, chống dịch cụ thể và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Dừng hoạt động các chốt kiểm soát dịch bệnh liên khu phố, cho phép người dân địa phương được phép lưu thông trong phạm vi phường; đối với các chốt liên phường, liên huyện, liên tỉnh vẫn tiếp tục duy trì.

Đại diện Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương cho biết thêm, đến nay có các huyện Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Bắc Tân Uyên và Phú Giáo chỉ áp dụng Chỉ thị 15+. Bình Dương đã đề nghị các địa phương nắm chắc tình hình dịch bệnh, chủ động tham mưu, quyết định việc áp dụng các biện pháp để phòng, chống dịch đạt hiệu quả nhất, không nôn nóng nới lỏng nếu xét thấy chưa thật sự an toàn.

Tính từ đợt dịch thứ 4 đến nay, tỉnh Bình Dương ghi nhận 141.765 ca mắc COVID-19; 1.210 bệnh nhân tử vong và hơn 90.000 bệnh nhân xuất viện về nhà. Toàn tỉnh này có 44.040 người đang cách ly tập trung và 5.101 bệnh nhân F0 đang cách ly tại nhà; có 1.216 khu vực phong tỏa với 118.741 người trong khu vực phong tỏa.

Để thuận tiện trong việc kiểm soát thông hành bằng chứng nhận tiêm vắc xin, UBND tỉnh Bình Dương đề nghị người dân cài đặt ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” trên thiết bị di động để theo dõi các thông tin về tiêm chủng và chứng nhận tiêm chủng phòng COVID-19 điện tử. Người dân truy cập Cổng Thông tin điện tử Bình Dương [www.binhduong.gov.vn] để xem hướng dẫn cài đặt; truy cập //bsttcovid19.binhduong.gov.vn/ để phản hồi thông tin chứng nhận tiêm chủng; liên hệ Tổng đài 1022 để được tư vấn khi cần thiết.

Học sinh Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển [phường 1, thành phố Cà Mau] được tiêm vaccine phòng COVID-19. [Ảnh: Huỳnh Anh/TTXVN]

Nhiều địa phương ở Cà Mau chuyển sang cấp độ 4 trong khi Bình Dương còn 20 xã, phường ở cấp độ 3.

Cà Mau: Số ca mắc liên tiếp vượt mức 100 ca/ngày

Liên tiếp trong 3 ngày qua, số ca mắc mới COVID-19 ghi nhận trên địa bàn tỉnh Cà Mau vẫn luôn vượt mức 100 ca/ngày. Đơn cử ngày 2/11, tỉnh ghi nhận 157 ca dương tính với SARS-CoV-2, ngày 3/11 ghi nhận 147 ca và đến ngày 4/11 là 162 ca, tăng 105 ca so với ngày 1/11.

Như vậy, tính từ đầu năm 2021 đến hết ngày 4/11, Cà Mau ghi nhận 2.397 ca mắc COVID-19; trong đó 1.410 người đã được điều trị khỏi bệnh, 15 trường hợp tử vong.

Phân tích của ngành y tế Cà Mau về tình hình dịch COVID-19 trong ngày 4/11 cho thấy trong số 162 ca mắc COVID-19 trong ngày thì có đến 104 ca ghi nhận ở cộng đồng.

Các địa phương ghi nhận số ca mắc COVID-19 cao nhất là huyện Trần Văn Thời 66 ca, huyện U Minh 18 ca, thành phố Cà Mau 10 ca và huyện Thới Bình 8 ca.

Trước đó, ngày 2/11, tỉnh ghi nhận 157 ca mắc COVID-19 thì có đến 102 ca trong cộng đồng. Đây cũng là lần đầu tiên trong ngày, tỉnh có số ca mắc COVID-19 ở mức 3 con số.

Từ thực tế tình hình diễn biến dịch COVID-19 của địa phương, chiều 5/11, Sở Y tế Cà Mau ban hành Quyết định 3343/QĐ-SYT, công bố cấp độ dịch mới trên địa bàn toàn tỉnh thay thế Quyết định 3330/QĐ-SYT ban hành ngày 3/11.

Cà Mau có đến 9 xã cấp độ 4 - "‘vùng đỏ," 27 xã cấp độ 3 - ‘‘vùng cam’’ và 65 xã cấp độ 2 - ‘‘vùng vàng." So với quyết định trước đó của Sở Y tế thì cấp độ vùng đỏ của tỉnh tăng lên 1 xã. Cụ thể, huyện Trần Văn Thời có 4 xã cấp độ 4, huyện Đầm Dơi có 2 xã cấp độ 4; các huyện Phú Tân, U Minh và Cái Nước mỗi huyện có 1 xã cấp độ 4.

Theo Ban Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Cà Mau, tỉnh đang thực hiện nới lỏng giãn cách nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo tinh thần Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định 2222/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Bình Dương còn 20 xã, phường ở cấp độ 3

Ngày 5/11, Bình Dương ghi nhận 917 ca mắc COVID-19 và 6 người tử vong.

Ông Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết đến nay, tỉnh vẫn còn 20 xã, phường thuộc cấp độ 3 - mức nguy cơ cao.

Hiện toàn tỉnh có 91 xã, phường, thị trấn được chia thành 3 cấp. Cấp độ 1 nguy cơ thấp [bình thường mới] tương ứng với màu xanh có 28 xã, phường, thị trấn; cấp độ 2 nguy cơ trung bình [màu vàng] có 43 xã, phường, thị trấn và cấp độ 3 nguy cơ cao [màu cam] có 20 xã, phường, thị trấn. 

Cụ thể, thành phố Thủ Dầu Một có 2 phường thuộc cấp độ 1, 7 phường thuộc cấp độ 2 và 5 phường cấp độ 3; thành phố Thuận An có 3 phường thuộc cấp 1, 7 phường cấp độ 2; thành phố Dĩ An có 4 phường cấp độ 2, 3 phường cấp độ 3; thị xã Tân Uyên có 4 phường, xã cấp 1, 8 phường cấp 2; thị xã Bến Cát có 1 phường cấp 2, 7 phường, xã cấp 3; huyện Bàu Bàng có 1 xã thuộc cấp 1, 5 xã, thị trấn cấp 2 và 1 xã cấp 3; huyện Bắc Tân Uyên có 3 xã, thị trấn cấp 1, 4 xã thị trấn cấp 2 và 3 xã, thị trấn cấp 3; huyện Phú Giáo có 9 xã, thị trấn thuộc cấp 1, 2 xã cấp 2; huyện Dầu Tiếng có 6 xã, thị trấn cấp 1, 5 xã cấp 2 và 1 xã cấp 3.

[Ghi nhận 7.504 ca mắc mới COVID-19, Đồng Nai vẫn nhiều nhất]

Số ca mắc toàn tỉnh trong ngày 5/11 chỉ giảm 3,3% so với ngày 4/11/2021 [địa phương có số mắc tăng là Dĩ An, Tân Uyên, Dầu Tiếng, Bắc Tân Uyên]. Tuy nhiên, số ca mắc tập trung nhiều nhất trong khu phong tỏa [77,1%] và qua sàng lọc cộng đồng [9,4%].

Trước đó, ngày 28/10, Sở Y tế cũng tiến hành đánh giá cấp độ dịch theo quy mô xã, phường, thị trấn, trong đó cấp độ 1 gồm 38 xã, phường, thị trấn; cấp độ 2 là 35 xã, phường, thị trấn và cấp độ 3 là 18 xã, phường, thị trấn. Sau 7 ngày, toàn tỉnh đánh giá lại cấp độ dịch, cấp độ 1 giảm 10 đơn vị hành chính, cấp độ 2 tăng 8 đơn vị hành chính và cấp độ 3 tăng 2 đơn vị hành chính.

Từ đợt dịch thứ 4, tỉnh Bình Dương ghi nhận 237.158 ca mắc COVID-19, trong đó 2.485 trường hợp tử vong. Tỉnh đã tiêm 4.093.490 liều/5.381.390 liều vaccine phòng COVID-19 được phân bổ và đã tiêm được 74.710 liều cho đối tượng 15-17 tuổi.

Tỉnh hiện có 153 trạm y tế lưu động, trong đó 3 trạm y tế lưu động trong khu/cụm công nghiệp với 128 bác sỹ./.

Kim Há-Huyền Trang [TTXVN/Vietnam+]

TP Thủ Dầu Một: Hành trình từ “rốn dịch” trở thành vùng xanh

Tác giả Theo Kinh tế & Đô thị

Thứ hai, 13/09/2021 08:55 0 Bình luận

[Mặt trận] - Từ chỗ là một trong số những “điểm nóng” về số ca mắc mới Covid-19 và được ví như là “rốn dịch” của tỉnh Bình Dương, TP Thủ Dầu Một đã có những bước đi vững chắc, từng bước “xanh hoá vùng đỏ”. Kết quả là sau 3 tháng, Thủ Dầu Một đã chính thức công bố “vùng xanh”, đưa cuộc sống của người dân trở lại trạng thái bình thường mới, dự kiến bắt đầu từ 15/9 tới đây.

Tây Ninh: Người cán bộ Mặt trận đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước

Giúp người nghèo an cư

MTTQ các cấp tỉnh Điện Biên phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi trao Quyết định công bố vùng xanh cho TP Thủ Dầu Một [Ảnh: Cổng thông tin điện tử Bình Dương].

Không thể giấu hết niềm vui mừng khôn xiết trước những thành quả đạt được trong công tác chăm sóc sức khoẻ Nhân dân, nhưng theo ông Nguyễn Văn Đông - Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Thủ Dầu Một, TP sẽ tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 cho đến hết ngày 15/9. Thủ Dầu Một quyết không chủ quan, để gìn giữ thành quả của cả một chặng hành trình thấm đẫm mồ hôi, công sức, sự quyết liệt, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền mà các tầng lớp Nhân dân thành phố.

Kiểm tra, giám sát chọn người có tâm

Trao đổi với phóng viên báo chí, ông Nguyễn Văn Đông – Bí thư Thành uỷ TP Thủ Dầu Một cho biết, trong suốt ba tháng qua, bên cạnh tập trung toàn lực cho việc phòng, chống bao vây dập dịch, đội ngũ lãnh đạo TP đã xác định “tăng ca”, quyết tâm cùng các tầng lớp Nhân dân xây dựng Thủ Dầu Một trở thành “vùng xanh” trên bản đồ Covid-19 của tỉnh nhà. Theo đó, Thủ Dầu Một thành lập 2 tổ công tác để theo dõi, chỉ đạo các hoạt động triển khai thực hiện kế hoạch.

“Trách nhiệm của của Ban thường vụ Thành ủy, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Thủ Dầu Một là tìm và chọn cho được những cán bộ có tâm, biết lo, biết đi và biết cách nắm vững tình hình cơ sở..” – ông Đông chia sẻ.

Theo ông Đông, người cán bộ “biết lo” là người phải biết phường mình đang khó khăn gì, ai là người cần hỗ trợ, khu vực nào có nguy cơ bùng dịch, khu nào an toàn cần được bảo vệ; “Biết đi” là phải có mặt tại cơ sở, nắm bắt tình hình, nguyện vọng của người dân. Cán bộ mà “biết đi” thì cấp dưới sẽ làm việc rất tốt. Còn “biết cách” là thể hiện sự năng động, sáng tạo, bám sát địa bàn, đúng với tinh thần “chống dịch như chống giặc” được quán triệt từ Trung ương đến cấp cơ sở tại các địa phương.

“Chính từ tinh thần ấy, mà chỉ trong một thời gian ngắn, những “điểm đỏ” trên địa bàn TP Thủ Dầu Một đã được khống chế kịp thời, kết hợp xét nghiệm bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng; “điểm xanh” được khóa chặt để bảo vệ” – ông Đông nói, đồng thời cho biết: Các chốt trực, ngoài nhiệm vụ bảo vệ, giám sát, còn hỗ trợ người dân đi chợ, mua hàng, tiếp tế lương thực, thực phẩm, thuốc men… tại các phường đông dân cư, nhiều nhà trọ, khu công nghiệp như Hòa Phú, Phú Tân, Phú Hòa, Hiệp Thành, Phú Cường, Phú Lợi...

Ban Thường vụ Thành uỷ cũng phân công từng thành viên phụ trách địa bàn thường xuyên lắng nghe đề xuất kiến nghị, kiểm tra, giám sát, dự báo và chỉ đạo kịp thời các tình huống xảy ra trên địa bàn… Nổi bật trong số đó, phải kể đến bà Nguyễn Thu Cúc – Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Thủ Dầu Một.

Trong chặng hành trình đã qua, người đứng đầu TP Thủ Dầu Một được biết đến với hình ảnh là một người phụ nữ thân thuộc, luôn bám sát các điểm nóng, luôn gần gũi với Nhân dân. Với chiếc nón lá, đôi dép lê bà Cúc luôn có mặt tiếp tế lương thực, thực phẩm cho bà con trong các khu nhà trọ, khu dân cư đang thực hiện “khóa chặt”; động viên, khen thưởng, kịp thời các lực lượng làm nhiệm vụ chốt chặn, kiểm soát dịch; thăm hỏi động viên tinh thần lực lượng y bác sĩ, tình nguyện viên và người bệnh đang điều trị tại các bệnh viện dã chiến, khu cách ly tập trung...Nơi đâu cũng thấy bóng dáng bà Cúc - theo cách gọi thân thương của người dân TP Thủ Dầu Một.

Thường “nhún nhường” trước những câu hỏi mang tính “đề cao”, trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, bà Cúc nói: “Dịch bùng phát, ai cũng lo. Lo nhất là đời sống của Nhân dân bị ảnh hưởng, việc làm của người dân, của doanh nghiệp bị hạn chế. Kinh tế - xã hội giảm sút, trường lớp bị trưng dụng, các cháu học sinh không được học hành...

Chính vì ai cũng lo như vậy, nên tất cả cùng làm. Làm hết sức mình, không kêu ca, không than vãn. Làm vì thành phố, vì Nhân dân, nên ai cũng cố gắng, cũng làm hết sức mình…” . Theo bà Cúc, đó cũng chính là động lực để Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp Nhân dâng TP Thủ Dầu Một vượt qua khó khăn, chuyển nhanh từ vùng dịch – “vùng đỏ” sang “vùng xanh” và tiếp đến là một trạng thái bình thường mới...

Kiên quyết xử lý vi phạm, vì sức khỏe cộng đồng

Chia sẻ với phóng viên, bà Nguyễn Thu Cúc cho biết, ngay từ ban đầu, khi xây dựng kế hoạch “xanh hoá” trên bản đồ Covid-19, các phường trong TP Thủ Dầu Một đã tự đánh giá mức độ nguy cơ để từ đó có biện pháp phân bổ nguồn lực cho phù hợp.

Trên cơ sở đánh giá đó, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Thủ Dầu Một đã chỉ đạo các phường triển khai lập danh sách người dân trong các vùng có nguy cơ cao để tiến hành lấy mẫu xét nghiệm và phục vụ cho công tác tiêm vaccine theo quy định. Từng người dân trong “vùng đỏ” được lập danh sách để thực hiện tiêm vaccine ngay khi được tỉnh Bình Dương phân bổ về.

Ngoài ra, để khoanh vùng, tránh lây lan dịch trên diện rộng, TP yêu cầu các địa phương phải chốt thật chặt, lập hàng rào kiểm soát, chắn giữ giữa các vùng “xanh” và “đỏ” đã được xác định trên bản đồ vùng nguy cơ; kết hợp với đặt bảng nội quy phòng, chống dịch tại các chốt, các điểm đông dân cư để người dân được tuyên truyền và thực hiện nghiêm theo quy định. Các địa phương cũng được yêu cầu bố trí lực lượng thường xuyên tuần tra bên trong, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về phòng chống dịch. Đồng thời, tăng cường bổ sung và phát huy vai trò của các tổ Covid cộng đồng trong việc tuyên truyền, vận động và hỗ trợ người dân, với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để kịp thời giải quyết, xử lý, hỗ trợ…

Bằng cách làm đó, Thủ Dầu Một đã xây dựng được một thế trận “toàn dân chống dịch” thực sự vững mạnh. Cũng nhờ vậy, việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ đã được thực hiện nghiêm. Đảm bảo đúng phương châm người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình… “Ai ở đâu, ở đó” để phòng chống dịch.

Bên cạnh công tác vận động, tuyên truyền, sát dân, chia sẻ với Nhân dân TP Thủ Dầu Một cũng liên tục triển khai công tác tuần tra, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm. Theo đó, tính đến đầu tháng 9/2021, TP đã lập biên bản xử phạt 4.338 trường hợp với tổng số tiền hơn 9 tỷ đồng. Có những trường hợp cố tình vượt chốt kiểm soát, chống người thi hành công vụ, không chấp hành khai báo y tế theo quy định, tổ chức ăn nhậu trong giai đoạn cả xã hội tập trung phòng chống dịch… đã bị truy tố ra trước pháp luật.

“Không ai muốn phạt, mà ngược lại, các chốt muốn tập trung làm tốt nhiệm vụ hỗ trợ người dân phòng, chống dịch. Nhưng bà con phải hiểu rằng, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, thì “ai ở đâu, ở yên đó” là để bảo vệ sức khỏe, bảo vệ an toàn tính mạng cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Việc đi lại không lý do và còn cố tình chống đối người thi hành công vụ, là một trong những dấu hiệu coi thường pháp luật, coi thường tính mạng bản thân, coi thường cộng đồng. Hành vi đó cần phải được xử lý…” – bà Nguyễn Thị Kim Thúy - Chủ tịch UBND phường Phú Hòa chia sẻ.

Có thể nói, từ chỗ là một trong số những “điểm nóng” về số ca mắc mới Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bình Dương, TP Thủ Dầu Một đã có những bước đi vững chắc, từng bước “xanh hoá vùng đỏ”, đưa cuộc sống của người dân trở lại trạng thái bình thường mới. Đó là cả một chặng hành trình thấm đẫm mồ hôi, công sức, sự quyết liệt, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền mà các tầng lớp Nhân dân thành phố.

Được biết, đến nay, TP Thủ Dầu Một đã tiêm vaccine cho 209.341 người; trong đó: 206.789 người mũi 1 và 2.252 người đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine. Sau khi công bố “vùng xanh”, TP Thủ Dầu Một đã tháo dỡ các chốt chặn, cho phép mở một số dịch vụ thiết yếu được hoạt động trở lại. Tới đây, TP Thủ Dầu Một sẽ áp dụng “Hộ chiếu vaccine” cho người đã tiêm đủ 2 mũi được đi lại trong trạng thái bình thường mới...

Theo Kinh tế & Đô thị

Tags

thành phố Thủ Dầu Một Bình Dương "vùng xanh" phòng chống dịch COVID-19

Tây Ninh: Người cán bộ Mặt trận đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước

05/09/2022

Giúp người nghèo an cư

05/09/2022

MTTQ các cấp tỉnh Điện Biên phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

05/09/2022

MTTQ tỉnh Vĩnh Long tạo đồng thuận trong Nhân dân để xây dựng quê hương

05/09/2022

Video liên quan

Chủ Đề