Khởi tố nghĩa là gì

Cần làm gì khi bị khởi tố hình sự? là câu hỏi mà nhiều người quan tâm trong trường hợp chính mình, người thân của mình hoặc pháp nhân liên quan bị khởi tố hình sự. Trên thực tế, đối tượng bị khởi tố hình sự có những quyền và nghĩa vụ nhất định trước cơ quan tố tụng. Ở bài viết này, người đọc có thể hiểu rõ thêm về những điều cần làm khi bị khởi tố hình sự.

Người bị khởi tố hình sự là bị can

>>Xem thêm: Khiếu Nại Quyết Định Không Khởi Tố Vụ Án Của Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra

Định nghĩa người bị khởi tố hình sự

Theo quy định tại khoản 1, Điều 60 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này. Như vậy cần hiểu rằng trong giai đoạn bị khởi tố hình sự, người và pháp nhân bị khởi tố được gọi là bị can và có những quyền và nghĩa vụ nhất định được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Cần nhận biết rõ khái niệm về đối tượng bị khởi tố hình sự để phân biệt với một khái niệm khác dễ nhầm lẫn là bị cáo, được quy định tại khoản 1, Điều 61 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015: “Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.” Như vậy khác với bị can, bị cáo không còn ở giai đoạn chuẩn bị xét xử nữa mà đã bị Tòa án quyết đưa ra xét xử.

>>>Xem thêm: Đánh ghen người khác thì có thể bị khởi tố về tội gì

Quyền và nghĩa vụ của bị can

Quyền của bị can

Theo quy định tại khoản 2, Điều 60 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, bị can có các quyền sau:

  • Được biết lý do mình bị khởi tố;
  • Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
  • Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
  • Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
  • Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
  • Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  • Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
  • Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
  • Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Bị can có các quyền nhất định khi bị khởi tố hình sự

Nghĩa vụ của bị can

Theo quy định tại khoản 3, Điều 60 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, bị can có các nghĩa vụ sau:

  • Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã;
  • Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Quyền yêu cầu của bị can khi hỏi cung

Ngoài những quy định về quyền nghĩa vụ của bị can tại Điều 60 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, bị can còn có một số quyền khác, ví dụ quyền được yêu cầu của bị can khi hỏi cung. Cụ thể khoản 6, Điều 183 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định:

“Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

Việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.”

Như vậy trong trường hợp việc hỏi cung được thực hiện ở những địa điểm khác ngoài những địa điểm được liệt kê tại đoạn 1, khoản 6, bị can có thể yêu cầu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung đó.

Lợi ích của việc có Luật sư bảo vệ khi bị khởi tố hình sự

Cần có Luật sư bảo vệ khi bị khởi tố hình sự

  • Luật sư là người bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tối ưu nhất của bị can khi bị khởi tố hình sự
  • Là người am hiểu kiến thức pháp luật tường tận, đưa ra phương án bào chữa tốt nhất cho bị can theo đúng quy định của pháp luật
  • Là người có thể đồng hành cùng bị can xuyên suốt quá trình vụ án từ giai đoạn đầu khởi tố, trong quá trình tố tụngvà sau khi tuyên án.
  • Giúp bị can giảm nhẹ tội dựa trên những tình tiết của sự việc bằng những lý lẽ thuyết phục và sắc bén.

>>>Xem thêm: Tại sao nên thuê Luật sư bào chữa trong vụ án cố ý gây thương tích?

Trên đây là bài viết của chúng tôi về câu hỏi cần làm gì khi bị khởi tố hình sự? Nếu còn có thắc mắc về quyền khi bị khởi tố hình sự hoặc cần TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ, quý bạn đọc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và được hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!

Đối các hành vi phạm tội của người phạm tội thì cơ quan Công an sau khi tiếp nhận, điều tra làm rõ thì sẽ được quyền khởi tố vụ án. Vậy khởi tố là gì? Ngoài cơ quan Công an thì còn cá nhân, tổ chức nào được quyền khởi tố vụ án, khởi tố bị can hay không. Ngay sau đây, ACC xin gửi tới các bạn một số thông tin pháp lý liên quan đến hoạt động khởi tố.

Khởi tố vụ án hình sự [ảnh minh họa]

Trước hết, để hiểu được khái niệm khởi tố là gì, chúng ta cần nghiên cứu qua khoản 3 Điều 144 Bộ Luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 như sau: Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

Như vậy, có thể thấy rằng không phải cá nhân, tổ chức nào cũng được quyền khởi tố một vụ án hình sự hoặc khởi tố bị can mà thẩm quyền sẽ thuộc về cơ quan Công an. Cơ quan Công an chỉ có thể ra quyết định khởi tố sau khi đã có đầy đủ chứng cứ chứng minh được dấu hiệu phạm tội của bị can.

Khởi tố là một trong những hoạt động rất quan trọng trong quá trình phá án của cơ quan điều tra và góp phần giữ gìn an ninh trật tự xã hội, đưa tội phạm ra chịu tội trước pháp luật.

Xem thêm bài viết chủ thể của tội phạm là gì

Vì tính đặc thù của hoạt động khởi tố là chỉ thuộc về cơ quan Công an, nên Bộ Luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 cũng đã nêu rõ thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự tại Điều 153 như sau:

  • Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết quy định tại các điều dưới đây.
  • Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại Điều 164 của Bộ luật này.
  • Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp:
    • Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
    • Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
    • Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.
  • Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.

Như vậy, ngoài những trường hợp đặc biệt ở trên ra thì cơ quan điều tra của cơ quan Công an được quyền khởi tố tất cả các vụ ấn hình sự và các bị can sau khi đã phát hiện được dấu hiệu phạm tội hoặc có đầy đủ chứng cứ. Việc khởi tố này phải được tạo lập thành văn bản và gửi cho Viện kiểm sát. Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát sẽ phải tiếp nhận hồ sơ và xem xét hồ sơ.

Pháp luật quy định rằng cơ quan điều tra không được khởi tố vụ án một cách thiếu căn cứ mà chỉ được khởi tố vụ án khi có đủ dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ như sau:

  • Tố giác của cá nhân.
  • Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
  • Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
  • Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước.
  • Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm.
  • Người phạm tội tự thú.

Trên đây là một số thông tin pháp lý cơ bản liên quan đến khái niệm khởi tố là gì, hy vọng rằng những thông tin này có thể giúp ích cho các bạn trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về pháp luật hình sự. Nếu các bạn cần luật sư tư vấn, hãy liên hệ với đội ngũ của chúng tôi thông qua địa chỉ

  • Email: 
  • Hotline: 1900 3330
  • Zalo: 084 696 7979

Video liên quan

Chủ Đề