Tỉnh bình phước được tái thành lập năm bao nhiêu

Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Đây cũng là tỉnh có diện tích lớn nhất miền Nam. Tỉnh lỵ của Bình Phước hiện nay là thị xã Đồng Xoài. Bình Phước là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có 240 km đường biên giới với Vương quốc Campuchia. Bình Phước là nơi định cư và sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau, trong đó dân tộc ít người chiếm 17,9%, đa số là người Xtiêng, một số ít người Hoa, Khmer, Nùng, Tày,... Vì vậy Bình Phước có nhiều nét văn hóa của người Xtiêng.

Một góc Thị xã Đồng Xoài

Tỉnh Bình Phước ngày nay đã trải qua nhiều giai đoạn chia tách, sáp nhập trong lịch sử. Dưới thời phong kiến nhà Nguyễn, Bình Phước thuộc trấn Biên Hòa. Đến giữa thế kỷ XIX sau khi đặt ách đô hộ tại 06 tỉnh Nam Kỳ, thực dân Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực. Bình Phước thuộc khu vực Sài Gòn, trong đó vùng đất phía đông thuộc tiểu khu Biên Hòa, vùng đất phía Tây Nam và phía Nam thuộc tiểu khu Thủ Dầu Một. Năm 1889, thực dân Pháp đổi các tiểu khu thành các tỉnh, Bình Phước thuộc địa phận tỉnh Biên Hòa và Thủ Dầu Một, tồn tại cho đến sau Hiệp định định Giơnevơ 1954 mà không có sự thay đổi nào đáng kể. Từ năm 1956, chính quyền Sài Gòn thiết lập một số tỉnh mới ở miền Nam. Trong đó có tỉnh Bình Long và Phước Long là tiền thân của tỉnh Bình Phước ngày nay. Ngày 30/01/1971, Trung ương cục miền Nam quyết định thành lập phân khu Bình Phước. Cuối năm 1972, phân khu Bình Phước giải thể, tỉnh Bình Phước chính thức được thành lập. Sau kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, ngày 02/7/1976 tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI, Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định thành lập tỉnh Sông Bé bao gồm: Thủ Dầu Một, Bình Phước và 03 xã thuộc huyện Thủ Đức [TP Hồ Chí Minh].

Căn cứ vào yêu cầu khách quan đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong tỉnh, ngày 06/11/1996, kỳ họp thứ 10 Quốc hội [khóa IX] quyết định điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Trong đó, tỉnh Sông Bé được tách thành hai tỉnh là Bình Phước và Bình Dương. Như vậy sau 20 năm hợp nhất [1976-1996], tỉnh Bình Phước được tái lập và ngày 01/01/1997 chính thức đi vào hoạt động theo một đơn vị hành chính mới. Tỉnh Bình Phước được tái lập gồm 05 huyện phía Bắc tỉnh Sông Bé là: Đồng Phú, Bình Long, Lộc Ninh, Phước Long và Bù Đăng; có diện tích tự nhiên là 6.871,54 km2, dân số 582.000 người. Tỉnh lỵ đặt ở thị trấn Đồng Xoài [huyện Đồng Phú] với 64 xã, thị trấn.


Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước hiện nay

Vào thời điểm được tái lập, Bình Phước là một trong những tỉnh hết sức khó khăn. Kinh tế chủ yếu là nông - lâm nghiệp chiếm hơn 70%, công nghiệp, thương mại dịch vụ quá nhỏ bé; cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, kết cấu hạ tầng thấp kém [nhất là về giao thông, cấp điện, cấp nước và các dịch vụ thương mại, tài chính, ngân hàng…]. Thu ngân sách toàn tỉnh hơn 172 tỷ đồng. Đời sống Nhân dân trong tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, GDP bình quân đầu người thấp nhất cả nước chỉ đạt 2,6 triệu đồng/người/năm. Đội ngũ cán bộ vừa thiếu, vừa yếu, chưa ngang tầm nhiệm vụ, nhất là nhân sự các sở, ban, ngành ở tỉnh rất khó khăn, thiếu trầm trọng về số lượng, chủ yếu là các phó phòng ban, phó giám đốc các sở, ban, ngành của Sông Bé [cũ] chuyển lên. Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ cao, chỉ có 53/64 xã đạt chuẩn quốc gia về xóa nạn mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trình độ dân trí còn thấp, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 20%; tỉnh có đường biên giới giáp với Campuchia, tình hình diễn biến khá phức tạp… Đó là những trở ngại ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xây dựng và phát triển của tỉnh.


Tượng đài chiến thắng Đồng Xoài 

Trải qua 20 năm xây dựng, phát triển và hội nhập, tỉnh Bình Phước đã đạt nhiều thành tựu rất quan trọng, toàn diện và bước đầu giành thắng lợi trong công cuộc đổi mới. Diện mạo và tiềm lực kinh tế của tỉnh có chuyển biến đáng kể, từng bước khẳng định vị thế trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, góp phần quan trọng vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
20 năm tái lập tỉnh là một giai đoạn lịch sử quan trọng có ý nghĩa trọng đại trong sự nghiệp phát triển của tỉnh Bình Phước, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh. Kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh là dịp để cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong tỉnh chung sức, chung lòng, tiếp tục thi đua học tập, lao động, sản xuất để xây dựng tỉnh Bình Phước ngày càng giàu đẹp, văn minh xứng đáng với truyền thống của quê hương Bình Phước anh hùng.

Tác giả bài viết: Minh Ngọc

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Trương Hòa Bình, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ; Đinh La Thăng, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã tới dự, chúc mừng người dân trên mảnh đất quê hương giàu truyền thống cách mạng này. Tới dự buổi lễ còn có đại diện các cơ quan ngoại giao, các cán bộ lão thành cách mạng, Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động, Mẹ Việt Nam anh hùng, lãnh đạo tỉnh Sông Bé [cũ], tỉnh Bình Dương, Bình Phước qua các thời kỳ và đông đảo các tầng lớp nhân dân, đồng bào các dân tộc trong tỉnh.

Tỉnh Bình Phước khi được tái lập gồm 5 huyện phía Bắc của tỉnh Sông Bé, tỉnh lỵ đặt tại thị trấn Đồng Xoài [huyện Đồng Phú]. Bình Phước cũng là nơi hội tụ của đông đảo người dân đến từ các vùng miền khác nhau đã chọn nơi này là quê hương thứ hai, góp phần làm nên những thành tích vẻ vang của Bình Phước hôm nay. Hơn 20 năm qua, vóc dáng của tỉnh Bình Phước đã không ngừng đổi thay và phát triển. Kinh tế tăng trưởng khá cao, GDP bình quân đầu người gấp hơn 8 lần, cao hơn bình quân cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm gần một nửa; thu ngân sách Nhà nước tăng 24 lần. Kết cấu hạ tầng có bước phát triển vượt bậc, nhất là hạ tầng giao thông. Đảng bộ tỉnh đề ra mục tiêu đưa Bình Phước trở thành một tỉnh giàu mạnh và văn minh, trước mắt là một tỉnh phát triển khá trong khu vực phía Nam vào năm 2030. Bình Phước phấn đấu đến năm 2020, GRDP bình quân đầu người đạt 61,1 triệu đồng; tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 4.850 tỷ đồng; giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1,0% theo chuẩn mới.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ.

Những thành tựu của tỉnh Bình Phước ngày hôm nay gắn liền với sự quan tâm lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước; sự ủng hộ, giúp đỡ, hợp tác của các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, của các tỉnh, thành trong cả nước và bạn bè quốc tế. Đặc biệt là truyền thống cách mạng và tinh thần đoàn kết, sáng tạo không ngừng của nhân dân, cán bộ, đảng viên toàn tỉnh và sự góp sức của các thế hệ cán bộ lãnh đạo tỉnh Sông Bé, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao, nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương sự nỗ lực phấn đấu và kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Phước trong thời gian qua. Thủ tướng khẳng định, những thành tựu đạt được trong 20 năm qua của tỉnh Bình Phước là rất to lớn, có ý nghĩa quan trọng, rất đáng tự hào. Cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện; cộng đồng doanh nghiệp và người dân ngày càng tin tưởng vào thành quả của công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Đề cập đến định hướng phát triển của Bình Phước trong thời gian tới, Thủ tướng mong muốn Bình Phước phải phấn đấu đạt được mục tiêu trở thành tỉnh khá của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, từng bước tự chủ được ngân sách và tiến tới có đóng góp cho Trung ương.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Phước triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, của Chính phủ và Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, phấn đấu hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2017 và những năm tiếp theo. Đi liền với đó là cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp, các hợp tác xã và người dân phát triển sản xuất kinh doanh. Tỉnh cần nỗ lực phấn đấu, đạt tối thiểu 10 nghìn doanh nghiệp đến 2020.

Bình Phước cần khai thác và vận dụng các yếu tố địa chính trị và địa kinh tế bởi nơi đây là vị trí chiến lược quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ và cầu nối của vùng Đông Nam bộ với Tây Nguyên và Campuchia; tận dụng lợi thế về đất đai phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xây dựng thương hiệu các trái cây đặc sản có giá trị kinh tế cao. Tỉnh tăng cường phòng chống thiên tai, hạn hán; khuyến khích, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ứng phó với biến đổi khí hậu. Tỉnh cũng cần khai thác có hiệu quả các danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng để phát triển du lịch, như Vườn quốc gia Bù Gia Mập, Lễ hội Miếu Bà Rá – Phước Long, Phú Riềng Đỏ, Sóc Bom Bo…
Thủ tướng yêu cầu Bình Phước làm tốt công tác xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội; đồng thời, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm cho người dân trên địa bàn đón Tết Nguyên đán Đinh Dậu vui tươi, đầm ấm, nhất là đối với các gia đình có công, hộ nghèo, đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa; không để một gia đình nào phải đứt bữa.

Bình Phước phải tăng cường xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, gần dân, sát dân; triển khai có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 [khóa XII] về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Đi cùng với đó là tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, an ninh biên giới; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; làm tốt công tác dân tộc, tôn giáo; xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc như quân và dân Bình Phước từng nói “Ta bên bạn là bạn bên mình, cùng đồng tình là giặc thua ta”.

Cũng tại lễ kỷ niệm, tỉnh Bình Phước đã công bố và tuyên dương 20 công dân ưu tú là những cá nhân điển hình tiêu biểu xuất sắc, có nhiều đóng góp, cống hiến thiết thực vào sự phát triển của tỉnh Bình Phước qua 20 năm tái lập tỉnh. Thông qua việc bình chọn và tuyên dương nhằm phát hiện nhân tố mới giới thiệu và nêu gương các công dân Bình Phước sống có lý tưởng, hoài bão, có những việc làm thiết thực; tiêu biểu trong đời sống xã hội, góp phần giáo dục, xây dựng quê hương Bình Phước ngày càng giàu đẹp, văn minh, nghĩa tình.

Trước đó, trong ngày 2-1, nhân dịp làm việc tại Bình Phước, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Ngừng [ngụ ấp 2, thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành].

Tin, ảnh: TTXVN

Video liên quan

Chủ Đề