Tràng an là gì

Ngày 25/6/2014, tại thủ đô Doha [Qatar] Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc [UNESCO] đã chính thức ghi danh Quần thể danh thắng Tràng An - tỉnh Ninh Bình vào danh mục Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới – di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á. Giá trị nổi bật toàn cầu của Quần thể danh thắng Tràng An được Ủy ban Di sản Thế giới công nhận dựa trên ba tiêu chí: Văn hóa [Tiêu chí v], vẻ đẹp thẩm mĩ [Tiêu chí vii], và địa chất địa mạo [Tiêu chí viii].

* Giá trị về văn hóa [Tiêu chí v]:

Tràng An là địa điểm nổi bật nhất trong khu vực Đông Nam Á và mang ý nghĩa toàn cầu trong việc minh chứng phương thức con người tương tác với cảnh quan tự nhiên và thích ứng với những biến đổi to lớn về môi trường kéo trong  giai đoạn hơn 30.000 năm. Lịch sử văn hóa lâu đời nơi đây gắn bó chặt chẽ với quá trình phát triển địa chất của khu vực sơn khối đá vôi Tràng An vào giai đoạn hậu kỳ Cánh Tân và Toàn Tân. Đây là thời kỳ cư dân địa phương trải qua những biến động môi trường và khí hậu khắc nghiệt nhất trong lịch sử trái đất, bao gồm cả việc cảnh quan liên tục bị ngập chìm trong nước do dao động mực nước biển. Trong cảnh quan nhỏ gọn như vậy, có nhiều di chỉ với các giai đoạn và chức năng khác nhau, bao gổm cả một hệ thống cư trú độc đáo của con người Tiền sử.

*Giá trị về thẩm mỹ [Tiêu chí vii]:

Cảnh quan tháp karst của Tràng An là một trong số những cảnh quan đẹp nhất và hấp dẫn nhất cùng loại trên thế giới. Ngự trị cảnh quan là dãy các tháp đá cao 200m bao phủ bởi các cánh rừng liên kết với nhau ở nhiều chỗ qua các sống núi sắc cạnh, ôm trọn các trũng sâu ngập nước thông với nhau qua vô số các hang động ngầm. Hòa cùng với các khu rừng là các cánh đồng lúa trải dài viền theo các dòng sông, với những người nông dân và dân chài đang sinh sống theo phương thức truyền thống của họ. Du khách đi trên những con thuyền truyền thống được những người hướng dẫn địa phương chèo lái có thể trải nghiệm với môi trường tự nhiên, có cảm giác thoải mái, an toàn và thanh bình. Những ngọn núi hùng vĩ, hang động bí ẩn và những đền, chùa, miếu, phủ linh thiêng ở Tràng An đã truyền cảm hứng cho con người qua biết bao các thế hệ. Đây là nơi văn hóa giao thoa với sự kỳ diệu, bí ẩn và lộng lẫy của thế giới tự nhiên và cũng là nơi mà văn hóa được cải biến bởi những điều đó.

* Giá trị về địa chất, địa mạo [Tiêu chí viii]:

Tràng An là di sản địa chất tuyệt vời cho biết rõ ràng hơn những nơi khác trên thế giới về các giai đoạn cuối cùng của quá trình tiến hóa karst trong môi trường nhiệt đới ẩm. Đây là một mô hình xuất sắc và nổi bật trên phạm vi toàn cầu. Sự phân cắt sâu của một sơn khối đá vôi chuyển động nâng lên qua giai đoạn hơn 5 triệu năm đã tạo nên hàng loạt các cảnh quan cổ điển, bao gổm các tháp, nón, trũng sâu khép kín [hay hố sụt], thung lũng thoát nước về phía trong [hay bồn địa], các hang cơ sở và lối đi ngầm qua hang động với các trầm tích trong đó. Mang ý nghĩa vố cùng to lớn là sự hiện diện của các dạng chuyển tiếp giữa các karst “fengcong” có các sống núi nối các tháp, và karst "fenglin” nơi các tháp đứng rời rạc trên đồng bằng bồi tích. Trong thời kỳ Cánh Tân và Toàn Tân, cảnh quan hoàn toàn bị biến đổi do nhiều lần biển tiến và biển thoái. Dấu vết các lẩn biển tiến trước đây thể hiện qua hàng loạt các ngấn sóng biển xâm thực trên vách đá với các hang liên quan, trầm tích biển và các lớp sò biển.

* Công tác quản lý khu Di sản: Phần lớn diện tích của di sản nằm trong 03 khu vực được bảo vệ theo quy định của các khu bảo tồn cấp quốc gia, gồm: Khu di tích Lịch sử Văn hóa Cố đô Hoa Lư, Khu danh thắng Tràng An – Tam Cốc – Bích Đông, Khu rừng nguyên sinh đặc hữu Hoa Lư. Ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An - Một cơ quan trực thuộc Sở Du lịch chịu trách nhiệm quản lý Di sản. Ban quản lý có đầy đủ năng lực và nguồn lực để bảo vệ và quản lý di sản theo các tiêu chuẩn của một di sản Thế giới. Ban quản lý đại diện cho tất cả các bên liên quan và giữ mối quan hệ với các bộ, ngành, viện nghiên cứu, các tổ chức thương mại, đại diện cộng đồng cư dân địa phương và nhân dân nói chung. Quản lý Di sản được tiến hành theo kế hoạch quản lý, đã được chính phủ và chính quyền cấp tỉnh thông qua, có sự đóng góp ý kiến của cộng đồng địa phương và các bên có liên quan trong khu Di sản.       

Ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An

Số 06, đường Tràng An, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình

Điện thoại: +84229 3890217

Email:

Website: www://trangandanhthang.vn

10:14, 21/07/2019 [GMT+7]

*Chuyên mục Cửa sổ tri thức trên Đà Nẵng cuối tuần số ra ngày 30-6 vừa rồi cho rằng “Tràng An” là tên gọi chỉ Hà Nội xưa. Tuy nhiên, tôi thấy ở tỉnh Ninh Bình cũng có Tràng An. Tại sao lại có sự trùng hợp như thế? [Nguyễn Minh, Hải Châu, Đà Nẵng]

Buổi sáng Hồ Gươm, Hà Nội. Ảnh: V.T.L

- Tràng An [cũng viết Trường An, Trường Yên] nguyên là tên gọi kinh đô của hai triều đại phong kiến thịnh trị nhất nhì Trung Quốc đều thuộc vùng Tây An: Tiền Hán [206 Trước CN - 8 Sau CN] và Đường [618 – 907]. Xuất phát từ tên vùng đất là Tây An, các triều đại này đặt tên kinh đô là “Tràng An” với ước mong triều đại mình được muôn đời bình yên. “Tràng” là cách đọc trại từ “Trường” [lâu dài] của người Việt; “An” đọc trại từ “Yên” [bình an].

Ở nước ta, Ðinh Bộ Lĩnh [924- 979] sau khi dẹp xong mười hai sứ quân và thống nhất đất nước, lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Ðại Cồ Việt, định đô tại Hoa Lư [Ninh Bình], mở đầu thời kỳ độc lập, tự chủ của dân tộc. Tương truyền, vua Đinh Tiên Hoàng muốn khẳng định kinh đô Hoa Lư cũng bề thế như kinh đô Tràng An của phương Bắc nên sai Nguyễn Bặc thể hiện câu đối, nay còn lưu tại đền Vua Ðinh ở Hoa Lư: “Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo - Hoa Lư đô thị Hán Tràng An” [Nước Cồ Việt ngang với nhà Tống đời Khai Bảo - Kinh đô Hoa Lư như Tràng An của nhà Hán].

Thế nhưng, đến nay người Hà Nội thường hiểu hai từ “Tràng An” là cụm từ dùng để chỉ thủ đô Hà Nội như câu ca: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.

Tác giả Đỗ Ngọc Yên trong bài “Đi tìm nguồn cội một câu ca” đăng trên giaoducthoidai.vn số Thứ Ba, 15-12-2009, nêu câu hỏi rằng, người Tràng An ở đâu mà gắn bó mật thiết với đức tính thanh lịch, như một sự tất yếu không thể phủ nhận được, giống như mùi thơm của hương hoa nhài vậy?

Tác giả dẫn giải, khi Đinh Tiên Hoàng chọn động Hoa Lư làm Kinh đô, đây vốn là vùng đất ẩm thấp, chật hẹp, vì thế những người dân sống ở đây thật khó để được sống hào hoa và thanh lịch. Cả khi Lý Thái Tổ lên ngôi vua ở Hoa Lư, cư dân ở gần vua cũng không thể thoát nhanh ra khỏi sự lam lũ để sống theo phong cách thanh lịch.

Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đặt tên kinh đô mới là Thăng Long - “Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt, phồn thịnh” [Chiếu dời đô].

Như vậy, trước khi Đại La trở thành kinh đô Thăng Long, với thế đất như thế, đời sống của người dân nơi đây hết sức thuận lợi, họ có cuộc sống an nhàn, thanh lịch. Nói cách khác, cư dân Đại La đã là người thanh lịch, sang trọng, đẹp người, đẹp nết trước khi Lý Thái Tổ dời đô ra đây.

Tác giả nêu một giả thuyết rằng, khi vua Lý dời đô đã đưa cả triều đình và một bộ phận cư dân tinh túy nhất từ Hoa Lư vào đất Đại La. Ngay lần đầu “chạm mặt”, có thể người dân Đại La khi nhìn vào phong thái của người Hoa Lư [Ninh Bình] mới đặt chân đến đã đưa ra những bình phẩm hoặc chê bai nhẹ nhàng như không “hào hoa”, không “thanh lịch”. [Sống ở vùng núi đá của Trường Yên, làm sao có điều kiện thuận lợi để ăn sung mặc sướng, làm sao có không khí thời tiết thuận lợi mà sáng đẹp màu da…?].

Vì thế, rất có thể người Hoa Lư đã phản ứng bằng câu “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Câu này theo cách hiểu trong dân gian có thể là: Chúng tôi tuy không sang trọng như các vị, nhưng dẫu sao chúng tôi cũng thuộc dòng dõi cao sang của vua Lý Thái Tổ [Hoa nhài được hiểu là dòng dõi quyền quý, dân của vua]. Chúng tôi tuy không thanh lịch, nhưng dẫu sao chúng tôi cũng thuộc người Tràng An, người của Kinh đô cũ, người của Vua.

Đó là lý giải của tác giả, vì sao Tràng An từ Ninh Bình lại ra tận... Hà Nội!

ĐNCT
 

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An

Câu ca dao này tôi từng nhiều lần được nghe, được đọc trong sách báo và hiểu được như mọi người thường hiểu đó là niềm tự hào của người Thăng Long cũ hay Hà Nội ngày nay vốn có nếp sống văn minh lịch lãm. Nhưng tôi rất băn khoăn: Tại sao trong câu ca dao lại gọi Thăng Long là Tràng An?

Tôi học Lịch sử Việt Nam từ thời tiểu học đến hết thời trung học, chưa bao giờ nói đất Hà Nội ngày nay có tên là Tràng An. Thời Bắc thuộc Hà Nội có tên là Đại La, một thời gian khá dài bọn thống trị lấy đây làm trung tâm hành chính, văn hóa, kinh tế của quận Giao Chỉ và gọi là La Thành. Năm 1010, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên La Thành là Thăng Long Thành, tên này đã được dùng trải qua hai triều đại Lý - Trần.

Sau biến cố Hồ Quý Ly lên ngôi vua thay nhà Trần thì dời đô về Hậu Lộc - Thanh Hóa lấy tên là Tây Đô, còn Thăng Long gọi là Đông Đô. Đến khi Lê Lợi đánh tan quân Minh, giành lại độc lập cho đất nước lên ngôi vua rồi chọn Đông Đô làm kinh thành và lấy lại tên Thăng Long như cũ. Tên Thăng Long lại trải qua ba triều đại Hậu Lê - Tây Sơn và Nguyễn. Đến đời vua Tự Đức, do nhà Nguyễn phân chia lại địa dư hành chính nên Thăng Long Thành mới đổi tên là Thành Hà Nội.

Năm 1945, Cách mạng Tháng 8 thành công, Hà Nội lại chính thức trở thành Thủ đô nước Việt Nam ta cho đến tận ngày nay. Như vậy có thể khẳng định rằng Hà Nội chưa bao giờ có tên là Tràng An cả.

Một lần nhân ngày hội tôi đi dự lễ ở chùa Láng, tình cờ được gặp một học giả khá nổi tiếng về Hà Nội và tôi có hỏi ông về câu ca dao này với thắc mắc trên. Ông lấp lửng trả lời Tràng An là danh từ chung. Tôi hiểu ý của ông là từ Tràng An tương đương với từ kinh thành hay thủ đô, thế thì rất lạ và vô lý quá, chả lẽ có thể nói Tràng An Hà Nội, Tràng An Bắc Kinh… hay Tràng An Mạc Tư Khoa được sao? Hay có thể thay các danh từ riêng trên bằng Tràng An được à?

Rồi tôi lại nghĩ: Phải chăng người xưa muốn ví Thăng Long như Tràng An là kinh đô của một nước chư hầu thời Trung Quốc cổ đại? Cũng không có lý vì các cụ nhà ta đâu có tự ti mà so sánh khập khiễng như vậy.

Thế rồi một lần hội họp lớp cũ [thời học phổ thông] trong lúc trà dư tửu hậu, tôi lại mang vấn đề này ra trao đổi. Một ông bạn tôi có nói với mọi người đại ý là ông nội của ông đỗ phó bảng làm quan tuần phủ có giải thích cho bố ông về câu ca dao này như sau: Khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua rồi dời đô về Đại La đương nhiên phải mang theo toàn bộ bộ máy hành chính đi theo, như vậy cũng có rất nhiều người nhà, lính tráng, nô lệ và cả dân chúng tháp tùng các gia đình vua quan định cư nơi ở mới.

Những người gốc Hoa Lư này vốn có nếp sống dân dã miền sơn cước nên vụng về thô kệch, còn dân gốc Đại La thì từ lâu chịu ảnh hưởng nền văn minh của người phương Bắc nên nếp sống văn minh hơn, lịch lãm hơn, dẫn đến trong giao tiếp, người gốc La Thành kinh rẻ miệt thị người gốc Hoa Lư [điều này còn ảnh hưởng ít nhiều đến tận ngày nay]. Để tự vệ và giữ gìn danh tiếng của mình đã từng sống ở kinh đô Hoa Lư thuộc đất Tràng An [còn gọi là đất Trường Yên] nên người gốc Hoa Lư mới đặt ca dao:

"Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An"

Là để đáp lại người gốc La Thành mà thôi. Vậy các ông nên hiểu Tràng An ở đây là Tràng An ở đất Ninh Bình chứ không phải ở đất Đại La hay Thăng Long sau này và đừng có lầm lẫn với Tràng An ở Trung Quốc cổ đại. Còn nói Tràng An là danh từ chung thì quá sai rồi vì Từ điển Việt Nam đâu có giải nghĩa như thế.

Về nhà tôi ngẫm nghĩ điều giải thích của cụ phó bảng là rất có lý, ta nên hiểu Tràng An trong câu ca dao là Tràng An ở Ninh Bình mà xưa nay nhiều người lại hiểu nhầm là tên gọi khác của đất Thăng Long. Vốn là dân học tự nhiên, tôi chỉ xét theo logic mà phán đoán thôi chứ chẳng biết đúng sai thế nào và cứ mạnh dạn viết bài này để mong các độc giả gần xa tham khảo và mong có lời chỉ dẫn để tôi và các bạn bè hiểu được đúng nghĩa câu ca dao danh tiếng này

Lộc Thành

Video liên quan

Chủ Đề