Tiểu sự nghệ sĩ cải lương Hữu Quốc

NSƯT Hữu Quốc [vai Hoàng Phủ Kính] và Bình Tinh [vai Mạnh Lệ Quân] trong vở Mạnh Lệ Quân kỳ nữ - Ảnh: LINH ĐOAN

Từ Tết đến nay, Đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long tạo tiếng vang khi suất diễn nào tại rạp Hồng Liên [quận 6] cũng cháy vé và phải kê thêm ghế phụ. Điều đặc biệt là thành phần diễn viên của đoàn đa số là các bạn trẻ và điểm diễn khá xa trung tâm thành phố.

Giữa tháng 4 vừa qua, sàn diễn cải lương chứng kiến một không khí hết sức đông vui khi khán giả nô nức đến rạp để xem vở Xử án Phi Giao của Đoàn Huỳnh Long. 

Khán giả bất ngờ khi thấy một vở cải lương tuồng cổ quá quen thuộc dường như được khoác thêm chiếc áo mới và khả năng ca diễn của các bạn trẻ đã có dấu hiệu tiến bộ hơn.

Để có được bước tiến mới này, phải ghi nhận sự nỗ lực của Bình Tinh và các diễn viên trẻ và sự ủng hộ đầy yêu thương của những nghệ sĩ giỏi nghề như NSƯT Vũ Linh, NSƯT Thoại Mỹ, nghệ sĩ Ngân Tuấn, đạo diễn vũ đạo Hữu Huệ... 

Đặc biệt là NSƯT Hữu Quốc đã tình nguyện trở thành thành viên của Huỳnh Long trong vai trò đạo diễn. Từ Mạnh Lệ Quân đến Xử án Phi Giao, có thể thấy anh đang quyết tâm đồng hành để góp phần tạo nên một thế hệ diễn viên mới cho Huỳnh Long.

Anh Hữu Quốc về với Huỳnh Long san sẻ gánh nặng với tôi. Anh lo lắng hết mọi thứ về dàn dựng. Cái gì đặc trưng của mẹ, anh gìn giữ, nương theo, đồng thời thêm thắt, bổ sung hơi thở mới. Có anh và các cô chú nghệ sĩ hỗ trợ, các bạn diễn viên trẻ Huỳnh Long đã bắt đầu tiến bộ rõ rệt.

Nghệ sĩ Bình Tinh

* Duyên cớ nào thôi thúc anh trở thành một thành viên của Huỳnh Long?

- Hồi mới ra trường vài năm, tôi từng hoạt động ở Đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long, đóng trong vở Nàng Như Cơ và chiếc hổ phù [có chị Ngọc Huyền]. Rồi quay video vở Xử án Phi Giao chung chị Ngọc Huyền, Thoại Mỹ, anh Kim Tử Long... 

Lúc đó, tôi đã có mối thâm tình với cô Bạch Mai [mẹ nghệ sĩ Bình Tinh], cô Kim Phượng, Bạch Nga [dì ruột của Bình Tinh]. Cô Kim Phượng, Bạch Nga hỗ trợ phục trang, tóc tai cho diễn viên. 

Cô Kim Phượng còn rất giỏi về tính toán, chi thu, phân phối vé. Còn cô Bạch Mai luôn bên cạnh xem chương trình, góp ý, tư vấn tôi nên làm gì.

Cô cháu chúng tôi gắn bó suốt từ chương trình Hội ngộ tài năng cho đến nhóm Thắp sáng niềm tin. Trong đại dịch vừa qua, cô Bạch Mai và Kim Phượng đã ra đi, chỉ còn mình em Bình Tinh nhỏ bé gánh vác cả Đoàn Huỳnh Long. Nên có gì đó cứ thôi thúc tôi quay về để phụ Bình Tinh, phụ các em để Huỳnh Long tiếp tục sáng đèn.

* Anh là nghệ sĩ rất đa năng, vừa là diễn viên giỏi nghề vừa có thể viết kịch bản, đạo diễn, đóng kịch, làm MC, làm tổng đạo diễn cho khá nhiều chương trình truyền hình, gần nhất là chương trình Trăm năm ánh Việt. Với vai trò đạo diễn chính hiện nay cho Đoàn Huỳnh Long, anh sẽ làm gì để các vở diễn vẫn thu hút khán giả?

- Tôi và Bình Tinh cùng các nghệ sĩ sẽ cùng nhau giữ gìn những cái đã định hình, là phong cách của Huỳnh Long. Đó là cái gì đó rầm rộ, phục trang sắc màu, những bài bản của cải lương Hồ Quảng. 

Và tôi cũng cố gắng thuyết phục để dần đưa thêm vào những cái mới cho hợp lý. Huỳnh Long may mắn còn những bậc tiền bối như chú Hữu Huệ, anh Bạch Lợi luôn theo sát, dàn dựng vũ đạo đẹp mắt cho các bạn trẻ. 

Còn tôi cùng Bình Tinh sẽ tập dần cho các bạn diễn viên trẻ một cách diễn tuồng cổ nhưng vẫn đầy đủ tâm trạng, tâm lý bên trong. Nghĩa là các bạn phải hiểu nhân vật, để ra những động tác vũ đạo là phải xuất phát từ nội tâm. 

Làm việc với diễn viên trẻ vẫn còn hạn chế ca diễn nói chung là khá vất vả, nhưng điều làm tôi vui là cả đoàn rất đoàn kết. Nếu bạn có quá nhiều ngôi sao, nội chuyện chờ đợi không có khi hết cả thời gian. Cái nào cũng có cái lợi và bất lợi.

* Cảm giác của anh khi được trở về với cải lương?

- Tôi vui và hạnh phúc vì được làm chính cái nghề mà thầy cô đã dạy mình. Vì cuộc sống tôi phải làm những việc khác nhau, nhưng tôi luôn tâm niệm khi cải lương cần thì mình phải ưu tiên số 1. 

Điều khiến tôi vui hơn nữa là có cô em Bình Tinh nhiệt huyết muốn xây dựng một lực lượng diễn viên trẻ, giỏi nghề. Khi tập phân cảnh, tôi ghi chú cảnh 1 có diễn viên A, B, C... vì nghĩ đơn giản còn thời gian để các bạn tranh thủ làm việc khác. 

Nhưng Bình Tinh nói rằng anh kêu hết tất cả các bạn lên kể cả cảnh không có mình, để khi đạo diễn chỉ người trên sân khấu thì người ở dưới ngồi nghe và học theo. Tất cả điều đó sẽ rất hữu ích để các bạn vững vàng hơn trên sàn diễn.

LINH ĐOAN thực hiện

NSƯT Hữu Quốc 25 năm mê vai ông già

[NLĐO] - Tối 8-8, chương trình chuyên đề cải lương đầu tiên mà nhân vật chính diễn toàn các vai ông già, đã được diễn ra tại rạp Thủ Đô [quận 5, TPHCM], đánh dấu một chặng 25 năm đường cống hiến nghệ thuật của NSƯT Hữu Quốc. Đông đảo khán giả, nghệ sĩ đồng nghiệp đã xúc động trước những số phận nhân vật hết sức ấn tượng qua diễn xuất của người nghệ sĩ đã từng đoạt HCV giải Trần Hữu Trang năm 1999.

  • NSƯT Diệu Hiền dạy võ đạo cho nghệ sĩ trẻ

  • Nghệ sĩ gạo cội xúc động tiễn "bà bầu" Kim Chưởng

  • Nghệ sĩ hài Anh Vũ xúc động kể về mẹ

Bản lĩnh một mình trên sân khấu hơn 30 phút độc diễn, các vai lão của NSƯT Hữu Quốc trong phần mở màn đêm diễn đã lấy được nhiều cảm xúc của người xem.

Năm 1999 chỉ có hai HCV triển vọng được trao, đó là NSƯT Hữu Quốc và NSƯT Quế Trân.

NSƯT Hữu Quốc trau chuốt nghệ thuật diễn qua từng ánh mắt, lời ca và cả dáng đi để từng vai lão tưởng rất phụ nhưng lại bừng sáng những điểm son cho nghề. Sau 15 năm đoạt HCV giải triển vọng Trần Hữu Trang [cùng một năm với NSƯT Quế Trân], anh đã thật sự khẳng định thương hiệu “chuyên trị những vai lão” xưa nay trong giới sân khấu chỉ có: NSND Diệp Lang, NSƯT Hoàng Giang, Hùng Minh, NS Ba Xây, Văn Ngà… thể hiện.

Vai ông sáu [Bão rừng tre] đã mang về cho NSƯT Hữu Quốc HCV triển vọng Trần Hữu Trang năm 1999.

Rất nhiều hình ảnh "ông già" ấn tượng của Hữu Quốc đã được giới thiệu lại trong Liên ca cảnh mang ý nghĩa tri ân thầy cô. Hữu Quốc những năm còn là học viên khóa 3 Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã được NSND Phùng Há hướng dẫn diễn vai quan Tư Đồ trong vở Phụng Nghi Đình, và tiếp bước sau đó những vai ông lão thật sự sinh động đã được anh đúc kết qua sự học hỏi, dìu dắt của nhiều người thầy như: NSƯT Kim Cúc, Công Thành, Tấn Đạt, NSND Huỳnh Nga, Trần Ngọc Giàu, NSƯT Hoa Hạ, đạo diễn Nguyễn Thị Minh Ngọc, Huỳnh Mai, Thu Vân, nghệ sĩ Tuấn Phương, Linh Trung... để cho đến hôm nay, khán giả vẫn còn yêu thích các vai diễn ông lão của anh qua các vở nhưBão rừng tre, Cung đàn nào cho em, Phụng Nghi đình, Hòn vọng phu...

NSƯT Vũ Linh và Hữu Quốc lấy nước mắt khán giả qua trích đoạn "Hòn vọng phu"

NSƯT Vũ Linh nhận xét: “15 năm sau khi đoạt giải triển vọng Trần Hữu Trang, Hữu Quốc đã có những bước tiến vượt bậc. Ðêm diễn không chỉ điểm lại những cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp diễn viên của một người nghệ sĩ, mà còn là cơ hội để Quốc tri ân những thầy cô, đạo diễn và cảm ơn tình thương của khán giả. Chúng tôi xem đây như một đêm hội, khi mà Hữu Quốc đã mời rất nhiều nghệ sĩ đàn anh, đàn chị tham gia và cả các bạn diễn viên trẻ, cùng hướng về tổ nghiệp, hướng về những nhân vật người cha trong mùa vu lan báo hiếu”.

Khán giả cười thật sôi nổi với vai quan Tư Đồ của NSƯT Hữu Quốc qua phần yểm trợ đắt lực của NSƯT Kim Tử Long và NS Tú Sương [trích đoạn Phụng Nghi Đình]

NSƯT Kim Tử Long nói: “Trong thế hệ nghệ sĩ trẻ, NSƯT Hữu Quốc luôn là lựa chọn đầu tiên của các đạo diễn khi chúng tôi chọn diễn viên đóng vai ông già. 14 tuổi, Quốc trúng tuyển khóa 3 lớp đào tạo diễn viên của Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, Hữu Quốc cũng đã từng ấp ủ giấc mơ có ngày mình sẽ được đóng các vai kép chính. Nhưng rồi anh không có chất giọng để đạt đến giấc mơ, nên được NSND Phùng Há định hướng chuyển đảm nhận các vai lão. Tốt nghiệp năm 1991, tám năm sau, Quốc đoạt Huy chương Vàng giải Trần Hữu Trang với vai ông Sáu [trích đoạn Bão rừng tre]. Đêm diễn này là một chương trình độc nhất, vô nhị, vì không thể có một đêm diễn chỉ toàn vai ông già mà vẫn níu chân khán giả ngồi xem đến phút cuối”.

NSƯT Hữu Quốc và NS Tú Sương trong trích đoạn Phụng Nghi Đình

NSƯT Hữu Châu - người hướng dẫn Hữu Quốc tạo những dáng đi khác nhau cho vai ông lão, để anh có thêm nhiều thành công mới khi thể hiện sở trường này.

Thành công của NSƯT Hữu Quốc còn là việc anh hết lòng vì đàn em, luôn động viên, dìu dắt với tinh thần ôn hòa. Anh còn lấn sân sang sân khấu kịch nói, diễn những vai hài duyên dáng, tạo được tiếng cười rất thú vị trên sàn diễn của sân khấu Kịch Hoàng Thái Thanh, Nhà hát kịch TPHCM…và với kịch truyền hình, cải lương truyền hình, sự cống hiến của anh đã được công chúng ghi nhận qua từng vở diễn và hàng trăm vai ông lão. Thật nhiều hoa và những tràn pháo tay dành tặng cho "ông lão" Hữu Quốc.

Ca sĩ Quốc Đại, NSƯT Hữu Quốc và NS Lê Tứ trong trích đoạn "Cung đàn nào cho em".

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Video liên quan

Chủ Đề