Các nguyên tắc trong nguyên lý kế toán năm 2024

NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN

  1. Nguyên tắc trọng yếu:

“Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu

chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến

quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn

và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng

yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính”.

Vd: Báo cáo về tài chính của công ty B có vài mục cùng nội dung bản chất được gộp

vào mục giải trình ở phần thuyết minh báo cáo như: Phần tài sản [bao gồm: tiền gửi ngân

hàng, tiền mặt,…], phần hàng tồn kho [bao gồm: nguyên vật liệu, dụng cụ, hàng hóa,…],...

Phân tích: Công ty B đã tuân thủ theo nguyên tắc trọng yếu. Vì những mục giải trình

trên mang tính trọng yếu. Nếu những thông tin ở mục giải trình trên bị sai lệch thì sẽ ảnh

hưởng rất lớn đến tài chính của công ty B. Nên những thông tin trên đã được gộp vào mục

giải trình ở phần thuyết minh báo cáo.

  1. Nguyên tắc thận trọng:

“Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán

trong các điều kiện không chắc chắn”.

Nguyên tắc này đòi hỏi:

- Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;

- Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;

- Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và khoản thu nhập;

- Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu

được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh

chi phí.

Vd: Doanh nghiệp A có nguồn vốn khoảng 5 tỷ, ngày 25/10 doanh nghiệp A xuất bán

50 laptop trị giá là 500 triệu đồng. Doanh nghiệp A phải lập một khoản dự phòng đúng bằng

trị giá của 50 cái máy tính đó [một khoản dự phòng trị giá 500 triệu đồng] để phòng trường

hợp khách hành trả lại do lỗi trục trặc kỹ thuật…

Phân tích: Theo nguyên tắc thận trọng, khoản dự phòng của 50 chiếc laptop là:

\= 50 * 10 triệu đồng/máy = 500 triệu đồng

  1. Nguyên tắc cơ sở dồn tích:

“Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến Tài sản, nợ phải trả,

nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh,

không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền [hoặc tương đương tiền]. Báo

cáo tài chính phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương

lai”.

Vd: Doanh nghiệp A ghi nhận một khoản thu trị giá 20 triệu đồng vào tháng 9 nhưng

phải đến tháng 10 mới nhận được tiền, trong trường hợp này kế toán vẫn phải ghi khoản thu

này vào Sổ kế toán thời điểm tháng 9.

Phân tích: Theo nguyên tắc cơ sở dồn tích thì doanh nghiệp A đã ghi nhận khoản thu

đúng vào thời điểm phát sinh.

  1. Nguyên tắc hoạt động liên tục:

“Doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động bình thường đủ dài [foreseeable future - ít nhất

Chủ Đề