Tiểu đường thai kỳ ăn bánh ngọt

Khi thai phụ bị bệnh tiểu đường thai kỳ, rất khó để ngăn ngừa những ảnh hưởng nguy hiểm của bệnh không chỉ đối với mẹ mà còn đối với thai nhi. Sau đây là những loại thực phẩm dễ gây tiểu đường thai kỳ.

Thực phẩm dễ gây tiểu đường thai kỳ

Thực phẩm dễ gây tiểu đường thai kỳ

Tinh bột

Bằng việc ăn quá nhiều thực phẩm chứa tinh bột ở trên, đường chứa trong tinh bột là nguyên nhân khiến thai phụ tăng cân nhanh chóng và dẫn đến béo phì. Tinh bột được hấp thụ sẽ chuyển hóa thành glucose trong vòng 2 giờ và được hấp thụ trong máu. Do nồng độ glucose này tạm thời đang cao, nên dẫn đến lượng đường trong máu cũng tăng mạnh. Sự gia tăng nhanh chóng lượng đường trong máu này là nguyên nhân khiến thai phụ dễ bị tiểu đường thai kỳ.

Với cơ chế như vậy, cách ăn uống để không bị tiểu đường thai kỳ là chú ý về lượng tinh bột ăn mỗi ngày. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên vì sợ bị bệnh mà không hấp thụ tinh bột, nên hấp thụ một lượng thích hợp.

Thực phẩm chứa đường hoặc fructose

  • Trái cây
  • Bánh kem
  • Cookie
  • Sôcôla
  • Kem
  • Bánh kẹo
  • Đồ uống giải khát

Người ta thường cho rằng ăn nhiều đồ ngọt sẽ dễ bị bệnh tiểu đường, các loại bánh kem của phương Tây được làm từ các nguyên liệu như bột mì và kem tươi, về cơ bản hàm lượng calo và tinh bột khá cao. Bên cạnh đó, nhiều người có thể nghĩ rằng bánh kẹo Nhật Bản vẫn tốt hơn? Nhưng thực tế có nhiều đường được sử dụng trong bột đậu đỏ làm bánh ở Nhật, chẳng hạn như vỏ của bánh bao chứa lượng đường cao hơn so với bánh kem.

Trong hoa quả có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết, vì vậy thai phụ nên chon ăn lượng phù hợp, không nên ăn quá nhiều.

Thực phẩm chứa mỡ động vật

  • Thịt bò
  • Heo
  • Thịt cừu
  • Thịt xông khói
  • Xúc xích
  • Salami
  • Bơ, kem tươi

Trong thịt và thịt đã chế biến có hàm lượng calo và mỡ động vật cao, chứa các axit béo bão hòa, làm tăng cholesterol có hại và dễ gây béo phì. Do axit béo bão hòa cũng có nhiều trong các loại thực phẩm như các chế phẩm từ sữa, mayonnaise, sôcôla và snack ăn vặt, nên tốt nhất không nên ăn quá nhiều các loại thực phẩm này.

Đồ ăn vặt

  • Snack ăn vặt
  • Mì hộp
  • Đồ ăn nhanh

Về cơ bản đồ ăn vặt có lượng chất béo và hàm lượng calo cao nên phụ nữ mang thai nên hạn chế càng nhiều càng tốt. Vì các loại thực phẩm như đồ ăn nhanh có thể ăn nhanh, gọn nhẹ, nên sẽ làm tăng đột ngột lượng đường trong máu sau bữa ăn. Phụ nữ đang mang thai nên cố gắng không ăn đồ ăn vặt.

Thực phẩm có thể phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

Lưu ý với thực phẩm dễ gây tiểu đường thai kỳ
  • Trứng
  • Cải bó xôi, rau chân vịt
  • Đậu tương, đậu phụ
  • Các loại hạt

Trong phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ, điều cần chú ý là việc lượng đường trong máu tăng. Hãy cẩn thận chú ý về các loại thực phẩm dễ gây bệnh tiểu đường thai kỳ đã được giới thiệu ở phần trên và cố gắng chuẩn bị các thực đơn tập trung vào các loại rau thông thường. Ngoài ra, hãy cố gắng nêm nếm gia vị không quá đậm và hạn chế muối càng nhiều càng tốt bằng cách dùng nước dùng rau củ thay thế.

Khi ăn nên ăn các loại rau có chứa chất xơ đầu tiên và ăn đồ ăn tinh bột sau cùng, nhai chậm khoảng 30 lần giúp kích thích cảm giác no bụng và hạn chế tối đa tình trạng ăn quá nhiều.Trường hợp thai phụ có các bữa ăn phụ như ăn đồ ăn nhẹ, nên chọn sữa chua, cá vụn, khoai lang,…
Nên tuân thủ một vài nguyên tắc trên trong cách ăn uống để không bị tiểu đường thai kỳ.

>> Xem thêm: Những điều cần biết về tiểu đường thai kỳ

Mặc dù hạn chế ăn tinh bột, đường, ăn nhiều rau củ quả nhưng khi mang thai được 26 tuần, chị Nhung tăng 12kg, đi xét nghiệm thì có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.

  • Tiểu đường thai kỳ: Những nguy hiểm cần biết để tránh hậu quả đáng tiếc
  • Bé 3 tuổi bị bệnh tiểu đường, bác sĩ cảnh báo do chế độ ăn của người mẹ trong khi mang thai

Tiểu đường thai kỳlà nỗi lo của nhiều mẹ bầu. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, cao huyết áp, sinh non, đa ối, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, thậm chí có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 sau khi sinh con.

Mẹ bị tiểu đường thai kỳ cũng ảnh hưởng đến em bé, khiến thai nhi bị thừa cân so với tuổi thai, hạ đường huyết thai nhi, hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, mắc nhiều bệnh lý sơ sinh và khi lớn lên cũng có nguy cơ bị tiểu đường type 2, béo phì, rối loạn tâm thần - vận động.

Nhiều mẹ cho rằng khi mang thai hạn chế ăn tinh bột, đồ ngọt thì sẽ không bị tiểu đường thai kỳ. Nhưng thực tế không phải vậy, là một người ăn ít tinh bột, đồ ngọt khi mang thai nhưng chị Rosie Hồng Nhung, 31 tuổi hiện đang định cư tại Paris vẫn có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Sau khi làm xét nghiệm và được thăm khám, tư vấn, chị đã thay đổi chế độ ăn uống, vận động và có được kết quả khả quan sau 2 tháng.

Mang thai 26 tuần tăng 12kg, chớm tiểu đường thai kỳ

Chia sẻ câu chuyện của mình, chị Nhung cho biết 4 tháng đầu thai kỳ, chị bị ốm nghén không ăn uống được gì nhiều, gần như ăn gì cũng nôn ra và sụt khoảng 2kg.

Chế độ ăn uống khi mang thai của chị Nhung chủ yếu nhiều rau, củ, quả... Hạn chế tinh bột và đồ ngọt nhưng khi thèm ăn món gì, chị Nhung sẽ ăn nhiều, ăn no. Mang thai được 26 tuần thì chị Nhung tăng 12kg, siêu âm em bé nặng 1,2kg. Đến tuần thứ 26 thì chị Nhung đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, bà mẹ 8x phải xét nghiệm 3 lần mới có kết quả.

Chị Nhung hiện đang mang thai được 34 tuần.

  • 3 lần mất con, bà mẹ lên tiếng nhắc nhở các mẹ về tầm quan trọng của việc sàng lọc trước sinhĐọc ngay

"Đi xét nghiệm lần 1, nhịn đói 12 tiếng, xếp hàng từ 6h sáng nhưng đến lượt vẫn không được làm vì trước mình đã có 1 bà bầu, lúc đó đang giãn cách xã hội vì dịch Covid-19 nên bệnh viện chỉ nhận xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cho 1 bà bầu/ngày. Mình lại phải lấy lịch hẹn sang tuần sau.

Đến lần thứ 2, lại nhịn đói 12 tiếng, lấy máu và nước tiểu xong thì họ đưa cho 1 chai dung dịch đường gluco có 2 vị cam hoặc chanh cho mình chọn. Mình chọn chanh, và có 10 phút để uống hết rồi nằm nghỉ trong phòng riêng để chờ. Thật sự cái dung dịch quá khó uống với mình, uống xong chưa được 5 phút thì mình nôn ra hết, lại phải gặp bác sĩ để xin làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ lần nữa.

Lần 3, nhịn đói tiếp 12 tiếng, đến lấy máu rồi họ cho về ăn sáng như bình thường. 2h sau ăn tới lấy máu lần 2 theo đơn của bác sĩ, không phải uống dung dịch gluco kia nữa.

Kết quả là đường huyết sau ăn của mình hơi cao, có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Bệnh viện đặt lịch hẹn cấp cứu, các bác sĩ dinh dưỡng và bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám, kiểm tra và tư vấn cho mình" - chị Nhung cho hay.

Khi mang thai được 26 tuần, chị Nhung đến bệnh viện xét nghiệm và kết quả là đường huyết sau ăn hơi cao, có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.

Thay đổi thực đơn ăn uống, chăm chỉ vận động mỗi ngày

Sau đó, chị Nhung phải ăn kiêng theo chỉ định của bác sĩ. Một ngày 4 lần lấy máu ngón tay để kiểm tra đường huyết vào buổi sáng khi ngủ dậy và sau ăn 2h mỗi bữa bằng máy xét nghiệm tiểu đường ở nhà.

Chế độ ăn uống cũng phải kiểm soát, mỗi bữa chị chỉ được ăn 80g tinh bột, 200g thịt, cá, rau xanh được ăn thoải mái. Tuyệt đối không được ăn đường và đồ ăn có chứa đường, hạn chế tối đa đồ dầu mỡ, nội tạng động vật, đồ ăn nhanh và đồ hộp.

Mỗi ngày uống 2 lít nước và tối thiểu 1 lít sữa tươi không đường. Trái cây được ăn sau bữa ăn 2h nếu như kiểm tra đường huyết đạt yêu cầu, còn không thì không được ăn. Đồ ăn chủ yếu là chị Nhung tự nấu mỗi ngày chứ không mua đồ ăn ở ngoài.

Thực đơn của chị Nhung mỗi ngày sẽ là:

- Sáng: 1 cốc sữa + 1 lát bánh mì khô [hoặc 1 quả táo].

- Trưa và tối 80g tinh bột [gạo lứt, bánh mì đen...] + 200g thịt hoặc cá + rất nhiều rau xanh.

- Các loại trái cây thường ăn là: Dưa hấu, nho, dâu tây, việt quất...

Sau khi thay đổi chế độ ăn uống trong vòng 2 tháng, chị Nhung đã nhận được kết quả bất ngờ.

"Thật sự tuần đầu ăn kiêng rất khổ, nhưng vì sức khỏe của 2 mẹ con nên phải nghiêm túc, đói quá cũng chỉ uống nước lọc. Giờ thì mình cũng quen rồi nên đỡ hơn. Sau 2 tháng ăn kiêng mình chỉ tăng 1kg, bé khỏe mạnh và không còn tăng cân quá nhanh, bé cũng quậy hơn vì mẹ không được ăn no. Bù lại thì mình dễ ngủ hơn vì đường huyết lúc nào cũng duy trì ở mức thấp, cơ thể thấy nhẹ nhàng hơn so với trước khi ăn kiêng.

Mình tự nhắc nhở bản thân chịu khó, cố gắng vì sức khỏe của con và của mẹ. Đợi em bé ra rồi muốn ăn gì thì ăn" - chị Nhung tâm sự.

Bên cạnh việc thiết lập một chế độ ăn uống nghiêm ngặt hơn, chị Nhung cũng dành thời gian đi bộ gần nhà mỗi ngày. Mỗi ngày 2 lần và thời gian khoảng 15 phút/lần.

Hiện tại, đường huyết của chị Nhung luôn duy trì ở mức thấp, chị cũng dễ ngủ hơn và đặc biệt là em bé khỏe mạnh, không tăng cân quá nhiều.

Chia sẻ thêm về vấn đề chăm sóc mẹ bầu ở Pháp, chị Nhung cho biết ở đây, hàng tháng chị sẽ có lịch hẹn định kỳ với khoa sản trong bệnh viện để lấy máu, nước tiểu, thăm khám và theo dõi. Nếu như mẹ và bé có vấn đề gì thì bác sĩ sẽ đặt lịch hẹn ngay để làm thăm khám kỹ hơn.

Ở Pháp cũng siêu âm rất ít, nếu thai kỳ bình thường thì bác sĩ chỉchỉ định siêu âmcác mốc 12 tuần - 22 tuần và 32 tuần. Sản phụ cũng không được quyềnchọn sinh mổmà các bác sĩ sẽ cố gắng cho mẹ bầu sinh thường, chỉ sinh mổ khi không thể sinh thường.

Tất cả các xét nghiệm theo đơn của bác sĩ đều miễn phí [thăm khám, xét nghiệm] hoặc có trả phí thì rất ít. Nếu các xét nghiệm phát sinh theo nhu cầu cá nhân thì mình mới phải trả phí.

Một số lời khuyên mà các bác sĩ ở Pháp đưa ra cho các sản phụ trong thai kỳ:

- Đi bộ nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày, chia làm 2-3 lần trong giai đoạn 3 tháng cuối.

- Không tự uống canxi, vitamin D, sắt... khi chưa có chỉ định [các loại vitamin tổng hợp như elevit, vitamin C, omega 3 có thể uống theo hướng dẫn].

- Không uống rượu, trà, cafe.

Dân mạng cười ngất xem "nữ chính" trong bộ phim "ăn vạ" diễn sâu: Tự đập đầu vào ghế rồi bù lu bù loa như thật

Video liên quan

Chủ Đề