Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là gì năm 2024

Tôi có quá trình công tác vừa được hưởng phụ cấp thâm niên nghề, vừa không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề nên tôi có câu hỏi về các tính mức bình quân tiền lương đóng BHXH như sau: Tôi tham gia BHXH trước ngày 01/01/1995. Tôi có quá trình công tác được hưởng phụ cấp thâm niên nghề như sau: trước tháng 02/2015 tôi được hưởng phụ cấp thâm niên nghề; từ tháng 02/2015-04/2017 tôi công tác tại vị trí không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề; từ tháng 5/2017 đến khi tôi nghỉ hưu (tháng 3/2021) tôi công tác tại vị trí được hưởng phụ cấp thâm niên nghề. Nếu áp dụng quy định tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm gần nhất thì tôi sẽ được tính từ tháng 4/2016-3/2021, trong đó, thời gian từ tháng 4/2016-4/2017 tôi không được tính thâm niên nghề trong khi thời gian tôi đóng bảo hiểm thâm niên nghề trước đây rất lâu. Vì vậy, tôi muốn được giải đáp nội dung: tôi có được áp dụng quy định tại Điểm d, Khoản 4, Điều 20 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH để tính mức tiền bình quân tháng đóng BHXH: "được lấy tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên liền kề trước đó tương ứng với số năm quy định tại khoản 1 Điều này, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội". Có nghĩa là: được hoán đổi quá trình lương 13 tháng từ tháng 4/2016-4/2017 (không có thâm niên nghề) thay thế bằng quá trình lương 13 tháng liền kề trước đó có tính thâm niên nghề (từ tháng 01/2014-01/2015). Rất mong nhận được sự giải đáp của quý cơ quan. Tôi trân trọng cảm ơn

Trả lời bởi:

Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời

Câu trả lời:

Điểm d khoản 4 Điều 20 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định: “Trường hợp người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đã đóng BHXH bao gồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển sang các ngành nghề có hoặc không có phụ cấp thâm niên nghề, khi nghỉ hưu trong tiền lương tháng đóng BHXH của những năm cuối để tính lương hưu có thời gian đóng có phụ cấp thâm niên nghề có thời gian đóng không có phụ cấp thâm niên nghề, nếu mức lương hưu tính theo điểm b khoản này thấp hơn thì được lấy tiền lương tháng đóng BHXH bao gồm phụ cấp thâm niên liền kề trước đó tương ứng với số năm quy định tại khoản 1 Điều này, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH”. Khoản 20 Điều 1 Thông tư số 06/2021/TT-BLĐTBXH ngày 07/7/2021 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2021 sửa đổi khoản 4 Điều 20 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH nêu trên như sau: 4. Lương hưu của người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển sang ngành nghề có hoặc không có phụ cấp thâm niên nghề rồi mới nghỉ hưu, được thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 9 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau: a) Đối với trường hợp trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ những năm cuối để làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của những năm cuối trước khi nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề cao nhất (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí để làm cơ sở tính lương hưu. b) Đối với trường hợp trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ những năm cuối để làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và khoản 1 Điều này. c) Đối với trường hợp trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của những năm cuối để tính lương hưu vừa có thời gian đóng có phụ cấp thâm niên nghề, vừa có thời gian đóng không có phụ cấp thâm niên nghề thì tính theo quy định tại điểm b khoản này. Trường hợp trong quá trình đóng bảo hiểm xã hội có khoảng thời gian đóng bao gồm phụ cấp thâm niên nghề liền kề cao hơn tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của những năm cuối thì được lấy tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề liền kề tương ứng với số năm quy định tại khoản 1 Điều này (được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí) để tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Ví dụ 40: Ông P, nguyên là Giảng viên cao cấp, bắt đầu tham gia công tác từ trước năm 1995, có thời gian làm công việc có phụ cấp thâm niên nghề, có thời gian làm công việc không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề. Ông P nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí kể từ ngày 01/4/2021, có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 36 năm 6 tháng, trong đó có 32 năm được tính thâm niên nghề. Ông P có diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội một số năm cuối trước khi nghỉ hưu như sau: - Từ tháng 4/2011 đến tháng 8/2011 = 5 tháng, hệ số lương là 6,2, không có phụ cấp thâm niên; - Từ tháng 9/2011 đến tháng 3/2012 = 7 tháng, hệ số lương là 6,2, phụ cấp thâm niên nghề là 26%; - Từ tháng 4/2012 đến tháng 3/2013 = 12 tháng, hệ số lương là 6,2, phụ cấp thâm niên nghề là 27%; - Từ tháng 4/2013 đến tháng 3/2014 = 12 tháng, hệ số lương là 6,2, phụ cấp thâm niên nghề là 28%; - Từ tháng 4/2014 đến tháng 3/2015 = 12 tháng, hệ số lương là 6,56, phụ cấp thâm niên nghề là 29%; - Từ tháng 4/2015 đến tháng 3/2016 = 12 tháng, hệ số lương là 6,56, phụ cấp thâm niên nghề là 30%; - Từ tháng 4/2016 đến tháng 3/2019 = 36 tháng, hệ số lương là 6,92, không có phụ cấp thâm niên; - Từ tháng 4/2019 đến tháng 3/2020 = 12 tháng, hệ số lương là 7,28, phụ cấp thâm niên nghề là 31 %; - Từ tháng 4/2020 đến tháng 3/2021 = 12 tháng, hệ số lương là 7,28, phụ cấp thâm niên nghề là 32%; Trường hợp ông P mức lương hưu tính theo mức bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu (từ tháng 4/2016 đến tháng 3/2021) thấp hơn so với mức lương hưu tính theo mức bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm liền kề có hưởng phụ cấp thâm niên (từ tháng 4/2011 đến tháng 3/2016). Do vậy, mức bình quân tiền lương tháng để tính lương hưu của ông P được tính theo mức bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm từ tháng 4/2011 đến tháng 3/2016.” Do thông tin Ông cung cấp không đầy đủ về tiền lương đóng BHXH và thời điểm Ông hưởng lương hưu nên BHXH Việt Nam không đủ căn cứ để trả lời cụ thể, BHXH Việt Nam cung cấp thông tin về quy định tính phụ cấp thâm niên nghề trong lương hưu để Ông được biết, trường hợp có vướng mắc đề nghị Ông liên hệ đến cơ quan BHXH nơi Ông cư trú để được trả lời cụ thể.

Đóng bảo hiểm xã hội 1 năm 1 tháng được bao nhiêu tiền?

tiền lương tháng đóng BHXH”. một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH”. quy định.

Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?

BHXH Việt Nam trả lời như sau: Theo quyết định 959/QĐ-BHXH quy định mức đóng BHXH cụ thể như sau: Mức đóng BHXH 26% trong đó: người lao động đóng 8%, đơn vị đóng 18%. 18% đơn vị đóng bao gồm: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Lương 4 5 triệu đồng bảo hiểm bao nhiêu?

Mức tiền đóng bảo hiểm xã hội = 10,5% x 4,5 triệu đồng = 472.500 đồng/tháng. Cách tính này chỉ áp dụng trong trường hợp 4,5 triệu đồng đó là mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (bao gồm lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác thuộc diện tính đóng bảo hiểm xã hội).

Lương 30 triệu đồng bảo hiểm xã hội bao nhiêu?

Như vậy, hợp đồng bạn 30 triệu thì mức tiền lương tháng để đóng BHXH bắt buộc cao nhất là 29.800.000 đồng. Trân trọng!