Thuốc viêm đường tiết niệu nữ

Viêm đường tiết niệu là vấn đề sức khỏe gặp ở cả nam và nữ. Bệnh lý này thường do vi khuẩn xâm nhập vào thận, niệu đạo và bàng quang. Để ức chế sự phát triển của vi khuẩn và cải thiện các triệu chứng, bác sĩ thường dựa vào tình trạng cụ thể để chỉ định loại thuốc phù hợp.

Thuốc viêm đường tiết niệu nữ
Bệnh nhân viêm đường tiết niệu nên uống thuốc gì ?

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn. Do đó, bác sĩ thường chỉ định thuốc kháng sinh để điều trị bệnh lý này.

Tùy vào mức độ của các triệu chứng, tình trạng sức khỏe và khả năng hấp thu thuốc của từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.

Dưới đây là những loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng để giảm triệu chứng do viêm đường tiết niệu gây ra.

Thuốc viêm đường tiết niệu nữ

Cephalexin hay còn gọi là Cefalexin là một loại kháng sinh phổ biến. Loại thuốc này được dùng để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn.

Cephalexin có tác dụng với các vi khuẩn gram dương (phế cầu, liên cầu và tụ cầu), vi khuẩn gram âm (E.coli, Staphylococcus, Enterococcus,…).

Thuốc viêm đường tiết niệu nữ
Cephalexin là loại thuốc kháng sinh được dùng phổ biến trong điều trị viêm đường tiết niệu

Liều dùng điều trị:

  • Trẻ em từ 5 – 12 tuổi: Dùng 250mg/ lần, uống 3 liều/ ngày
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên: Dùng 500mg/ lần, uống 3 liều/ ngày
  • Người lớn: Dùng 500mg/ lần, uống 3 liều/ ngày

Liều dùng dự phòng tái phát:

  • Dùng 125mg/ ngày (nên dùng vào buổi tối)
  • Có thể dùng liên tục trong vài tháng

Sử dụng Cephalexin có thể khiến bạn gặp một số tác dụng không mong muốn, như: rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa, giảm bạch cầu trung tính, nổi mề đay,…

Ceftriaxone thuộc nhóm kháng sinh cephalosporin. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

Thuốc được hấp thu kém qua đường tiêu hóa, chuyển hóa qua gan và thải trừ qua thận. Do đó, bệnh nhân suy gan, suy thận nặng cần thận trọng khi dùng thuốc.

Ceftriaxone là thuốc tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp nên thường được thực hiện bởi nhân viên y tế. Nếu bạn dùng thuốc ở nhà, cần đảm bảo sử dụng thuốc đúng cách, liều lượng và tần suất được chỉ định.

Liều dùng cho người lớn:

  • Tiêm 2g Ceftriaxone/ 24 giờ
  • Duy trì vòng 14 ngày

Mức độ hấp thu thuốc ở trẻ sẽ khác so với người lớn. Bạn nên tham khảo ý kiến trước khi dùng loại thuốc này cho trẻ.

Tương tự như những loại thuốc khác, Ceftriaxone cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ trong thời gian sử dụng. Tác dụng phụ bạn có thể gặp phải, bao gồm: phản ứng da, viêm sưng tại nơi tiêm thuốc, nôn mửa, tiêu chảy, buồn nôn, đi tiểu ít hơn bình thường, co giật, lở loét trong miệng,…

Nitrofurantoin là thuốc kháng sinh đặc hiệu với các chủng vi khuẩn đường tiết niệu (gram âm và gram dương). Thuốc hoạt động bằng cách ức chế quá trình tổng hợp protein, RNA, DNA và quá trình sinh tổng hợp vách tế bào vi khuẩn.

Thuốc được chỉ định với trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu không có biến chứng, phòng ngừa viêm nhiễm niệu đạo sau phẫu thuật,…

Thuốc viêm đường tiết niệu nữ
Nitrofurantoin là thuốc kháng sinh đặc hiệu với các chủng vi khuẩn đường tiết niệu

Liều dùng điều trị cho người trưởng thành:

  • Dùng 100 – 200mg/ lần
  • Ngày dùng 3 – 4 lần

Liều dùng dự phòng tái phát cho người trưởng thành:

  • Dùng 50 – 100mg/ lần
  • Uống 1 lần/ ngày trước khi đi ngủ

Mặc dù có tính đặc hiệu cao, nhưng Nitrofurantoin lại là loại thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ khi sử dụng. Bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau:

  • Da: mề đay, ngứa rát,…
  • Gan: vàng da ứ mật, tăng transaminase,..
  • Tiêu hóa: buồn ôn, ỉa chảy, nôn mửa,…
  • Máu: giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu đa nhân,…
  • Hô hấp: tổn thương phổi, xơ phổi, khó thở, tràn dịch màng phổi, hen suyễn,…
  • Toàn thân: khô miệng, nhức đầu, đau cơ bắp, sốt,..
  • Lupus ban đỏ toàn thân
  • Rụng tóc tạm thời

Fosfomycin có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gram âm và gram dương. Thuốc được hấp thu vào tế bào và ức chế sự sinh tổng hợp peptitpolisacarit của thành tế bào.

Fosfomycin thường được dùng để điều trị các bệnh lý do nhiễm trùng gây ra như viêm phế quản, viêm phổi, viêm phúc mạc, viêm thận, viêm bàng quang, nhiễm trùng trong tử cung,…

Thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, do đó thuốc được sử dụng dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhân viên y tế. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý dùng thuốc tại nhà.

Các tác dụng phụ thường gặp, bao gồm:

  • Da (phát ban, ngứa, nổi mề đay,…)
  • Toàn thân (sốt, kích thích, khó chịu,…)
  • Đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn mửa, ỉa chảy, chán ăn, đau bụng,…)
  • Hệ thần kinh trung ương (giảm cảm giác)

Trimethoprim là thuốc kháng sinh được dùng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế enzyme dihyrofolate – reductase của vi khuẩn. Trimethoprim được sử dụng để điều trị và dự phòng lâu dài đối với nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Hiện tại, loại thuốc này chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam. Do đó bệnh nhân cần tìm hiểu thông tin cần thiết trước khi sử dụng.

Thuốc viêm đường tiết niệu nữ
Trimethoprim có tác dụng điều trị và phòng ngừa viêm đường tiết niệu

Liều dùng thông thường khi điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu

  • Dùng 100mg/ lần, ngày dùng 2 lần
  • Sử dụng trong 10 ngày

Liều dùng để dự phòng nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát

  • Dùng 100mg/ ngày
  • Có thể dùng trong điều trị lâu dài

Khi sử dụng loại thuốc này, bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn. Tác dụng thường gặp bao gồm: buồn nôn, nôn mửa, viêm lưỡi, phát ban, ngứa,… Tác dụng ít gặp như chán ăn, ỉa chảy, mờ mắt, chóng mặt, đau đầu,…

Nhóm kháng sinh Fluoroquinolone thường không được chỉ định với viêm đường tiết niệu thông thường. Vì nhóm thuốc này có khả năng gây ra nguy cơ cao hơn lợi ích đem lại. Chỉ khi tình trạng nặng nề và phức tạp, bác sĩ mới cân nhắc việc sử dụng Fluoroquinolone khi không còn lựa chọn nào khác.

Các loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh này, bao gồm:

  • Ciprofloxacin
  • Ofloxacin
  • Levofloxacin
  • Moxifloxacin

Mặc dù có tác dụng đặc hiệu cao, tuy nhiên nhóm kháng sinh này có thể gây tổn thương lên hệ thần kinh trung ương, dây thần kinh ngoại vi. Các tác dụng phụ của thuốc có thể tồn tại vĩnh viễn và đe dọa đến sức khỏe của người sử dụng.

Chính vì mức độ nguy hiểm của Fluoroquinolone mà bệnh nhân cần cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng.

Thông thường viêm đường tiết niệu không biến chứng sẽ được dùng thuốc kháng sinh trong 2 đến 3 ngày. Một số trường hợp khác, bác sĩ có thể yêu cầu kéo dài thời gian sử dụng thuốc trong 7 đến 10 ngày.

Đối với nhiễm trùng nghiêm trọng, bạn cần dùng thuốc kháng sinh từ 14 ngày trở lên.

Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Dùng thuốc không đều đặn hoặc lạm dụng có thể khiến vi khuẩn kháng thuốc hoặc làm phát sinh những triệu chứng nghiêm trọng.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Viêm đường tiết niệu thường gặp ở nữ hơn so với nam. Các biểu hiện triệu chứng liên quan như: Ngứa rát, khó tiểu, nặng bụng dưới…gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân. Vậy viêm đường tiết niệu ở nữ uống thuốc gì để nhanh khỏi lại an toàn?

Viêm đường tiết niệu ở nữ uống thuốc gì? Tùy vào biểu hiện và giai đoạn của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê những dòng thuốc điều trị phù hợp. Chị em lưu ý, ngoài việc sử dụng thuốc đúng liều, nên vệ sinh hàng ngày để giảm nguy cơ tiến triển hoặc tái phát bệnh.

Thuốc viêm đường tiết niệu nữ
Viêm đường tiết niệu ở nữ uống thuốc gì?

Doxycycline là thuốc thuộc nhóm kháng sinh phổ rộng và có tác dụng kìm khuẩn là chủ yếu, đặc hiệu với hầu hết các vi khuẩn. Bên cạnh đó, thuốc có khả năng phân bố vào các mô mềm và dịch trong cơ thể, do vậy tác động trên bệnh lý viêm đường tiết niệu ở nữ là rất hiệu quả.

Thành phần

Thành phần hoạt chất của thuốc chính là doxycyclin.

Công dụng

Doxycycline có tác dụng điều trị viêm niệu đạo không có đặc hiệu, biểu hiện triệu chứng nhẹ đến nặng. Hiện tại thuốc có các dạng bào chế như viêm uống, thuốc tiêm, truyền..

Ngoài ra Doxycycline còn có tác dụng trong điều trị bệnh về sinh dục, sốt rét, viêm phổi, viêm kết mạc…

Cách sử dụng

Các liều sử dụng dưới đây mang tính tham khảo, bệnh nhân trước khi sử dụng phải thăm khám và được chỉ dẫn từ bác sĩ mới sử dụng.

  • Giai đoạn nhẹ của bệnh sử dụng liều 100mg/lần, sau đó dùng liều kế tiếp cách liều đầu tiên khoảng 42 giờ.
  • Giai đoạn nặng, bệnh nhân dùng liều liên tục 100mg/lần/ngày hoặc 100mg/2 lần/ngày cho đến khi triệu chứng giảm thì có thể sử dụng giãn cách đến khi hết hẳn triệu chứng.

Trong trường hợp bệnh nhân không thể dùng đường uống hoặc không đáp ứng được thì bắt buộc phải dùng liều tiêm truyền. Bắt đầu dùng với liều 200mg/ngày, từ ngày thứ 2 trở đi dùng liều 100 – 200mg/lần tùy thể trạng bệnh nhân.

Sử dụng thuốc viên nên dùng xa bữa ăn và uống cùng một lượng nước vừa phải.

Giá bán

Hiện tại giá bán của Doxycycline là 15.000 VNĐ/vỉ 10 viên dose 500. Dạng thuốc tiêm bệnh nhân nên mua trực tiếp tại quầy thuốc của bệnh viện theo đơn của bác sĩ.

Đây là dạng thuốc phối hợp, có tác dụng điều trị viêm đường tiết niệu nữ hiệu quả. Hiện tại dạng thuốc này chủ yếu được dùng dưới dạng viên nén và dạng cốm pha hỗn dịch.

Thành phần

Trimethoprim có chứa 2 thành phần chính là trimethoprim và sulfamethoxazol với tỉ lệ bào chế là 5:1. Mỗi dược chất có tác dụng khác nhau trên thể trạng viêm đường tiết niệu.

Thuốc viêm đường tiết niệu nữ
Thuốc điều trị Trimethoprim hiệu quả tốt

Công dụng

Tác dụng của trimethoprim tổng hợp từ hai hoạt chất trên, ức chế sinh tổng hợp màng tế bào vi khuẩn. Đặc biệt là khuẩn đường tiết niệu. Một số bệnh nhân có thể lây lan từ âm đạo hoặc hậu môn, tuy nhiên các vi khuẩn này đều bị diệt bởi thuốc này.

Cách sử dụng

Cách sử dụng được hướng dẫn cho cả đối tượng người lớn và trẻ nhỏ.

  • Người lớn: Sử dụng liều gồm sulfamethoxazol (800mg) và trimethoprim (160mg), cứ 12 giờ lại dùng 1 lần. Có thể sử dụng tới liều tối đa là sulfamethoxazol (1200mg) và trimethoprim (240mg) mỗi 12 giờ.
  • Trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên đến 12 tuổi và cân nặng dưới 40kg sẽ sử dụng liều sulfamethoxazol (8mg) và trimethoprim (1,6mg)/kg/ngày, chia làm 2 lần uống. Với trẻ trên 40kg phải xem xét uống liều như người lớn thì mới hiệu quả.

Giá bán

Hiện tại giá bán của 1 viên là 600 VNĐ. Các dạng cốm pha hỗn dịch có giá trung bình là 3.000 VNĐ/gói.

Cephalexin là kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ mới, có phổ kháng khuẩn rộng và khá an toàn trong sử dụng điều trị. Hiện tại thuốc có dạng bào chế viên nang cứng là chủ yếu.

Thành phần

Thuốc có chứa thành phần hoạt chất cephalexin.

Công dụng

Cephalexin được sử dụng trong điều trị biến chứng viêm đường tiết niệu – sinh dục, có thể phối hợp với các loại kháng sinh khác trong phác đồ. Bên cạnh đó, thuốc còn được dùng trong điều trị đường hô hấp trên, đường hô hấp dưới và các nhiễm khuẩn trên da.

Cách sử dụng

Đối với nhiễm khuẩn nhẹ, bệnh nhân có thể sử dụng liều 500mg/lần x 2-3 lần/ngày. Có thể tăng liều đến 4g/ngày nếu nhiễm khuẩn nặng và có tiên lượng xấu.

Sử dụng với trẻ nhỏ nên được sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ.

Giá bán

Cephalexin hiện có giá bán là 10.000 VNĐ/vỉ 10 viên dose 500mg.

Mictasol bleu là thuốc sát khuẩn, không dùng đơn độc mà hỗ trợ cũng kháng sinh để điều trị tận gốc viêm đường tiết niệu nữ. Hiện tại dạng thuốc này chỉ được bào chế thành viên nén, khi dùng đã được phân liều và uống nguyên viên để đảm bảo hiệu quả.

Thành phần

Mictasol bleu có chứa 3 thành phần hoạt chất khác nhau, đó là: Malva purpurea, methylthioninium, camphre monobrome.

Công dụng

Mictasol bleu tác dụng sát khuẩn và điều trị tại chỗ với viêm đường tiết niệu, do khi phân rã, các hoạt chất sẽ đi qua niệu quản và tiêu kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên cần phải sử dụng thêm thuốc kháng sinh để diệt khuẩn.

Ngoài điều trị căn nguyên, thuốc còn có tác dụng giảm triệu chứng sưng đau khó chịu, hạn chế quá trình viêm tại chỗ hiệu quả.

Cách sử dụng

Liều dùng thông thường là 40 – 60mg/lần, cách 12 tiếng.

Giá bán

Giá bán tham khảo là 50.000 VNĐ/hộp 5 vỉ x 10 viên dose 20mg.

Nitrofurantoin là kháng sinh đặc trị viêm đường tiết niệu ở nữ, tác động diệt khuẩn đối với gram dương và âm. Với cơ chế ngăn cản quá trình tổng hợp của chất di truyền trong cơ thể vi khuẩn, thuốc sẽ điều trị dứt điểm bệnh. Trong quá trình sử dụng nên hỏi ý kiến nhân viên y tế để giảm các tác dụng phụ không đáng có.

Thành phần

Thuốc có chứa thành phần hoạt chất là Nitrofurantoin.

Thuốc viêm đường tiết niệu nữ
Thuốc đặc trị viêm đường tiết niệu ở nữ Nitrofurantoin

Công dụng

Thuốc điều trị viêm đường tiết niệu nitrofurantoin có tác dụng:

  • Diệt khuẩn tại đường niệu đạo.
  • Hỗ trợ trong điều trị viêm niệu đạo không có biến chứng/không đặc hiệu
  • Giảm nguy cơ tái bệnh và tiến triển nặng.

Cách sử dụng

Sử dụng thuốc được chia làm 2 đợt: Điều trị và phòng ngừa.

Liều điều trị bệnh nhân sẽ sử dụng tổng liều 300 – 800mg/ngày, chia thành 3 – 4 lần. Sau khi đã khỏi, nên chuyển sang liều dùng duy nhất là 50 – 100mg trước khi giờ đi ngủ.

Giá bán

Hiện tại thuốc có bán tại các quầy thuốc bệnh viện, bệnh nhân nên đến trực tiếp khu vực này để mua thuốc theo đơn.

Ceftriaxone là kháng sinh cephalosporin thế hệ 3, có hoạt phổ rộng và hiệu quả diệt khuẩn vượt trội. Ngoài tác dụng phụ trên đường tiêu hóa thì thuốc được đánh giá là khá an toàn trên cơ thể bệnh nhân.

Thành phần

Thuốc có chứa thành phần hoạt chất cùng tên.

Công dụng

Thuốc có tác dụng diệt khuẩn phù hợp sử dụng với đối tượng viêm đường tiết niệu. Bên cạnh đó Ceftriaxone còn được dùng trong trường hợp viêm đường hô hấp trên – dưới, sinh dục, viêm da…

Cách sử dụng

Cách sử dụng này hướng dẫn bệnh nhân sử dụng dạng thuốc tiêm, đối tượng người trưởng thành và trẻ sơ sinh sẽ có liều phù hợp đi kèm.

  • Người lớn: 500 – 1000mg/lần x 2 lần/ngày. Trong trường hợp tiến triển nặng có thể dùng tới 4g/ngày.
  • Trẻ em: Tính liều theo kg cân nặng. Sử dụng từ 50 – 75mg/kg/lần, 1 – 2 lần/ngày. Không dùng quá 2g cho liều 1 ngày. Trẻ sơ sinh chỉ nên dùng 50mg/kg/ngày, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Giá bán

Hiện tại dạng thuốc tiêm được phân phối chủ yếu tại bệnh viện, bệnh nhân có đơn nên mua trực tiếp tại khu vực này.

Xem thêm

Chữa viêm đường tiết niệu bằng Đông y có tốt không? Top bài thuốc

Viêm đường tiết niệu ở nữ uống thuốc gì? Fosfomycin luôn là dòng thuốc được lựa chọn trong phác đồ điều trị, bởi hiệu quả nhanh và mạnh trên hầu hết đối tượng bệnh nhân. Đây cũng được xem là dòng thuốc đặc trị có thể điều trị dứt điểm viêm nhiễm tiết niệu – sinh dục.

Thành phần

Fosfomycin chứa thành phần hoạt chất cùng tên, thường được bào chế dưới dạng thuốc tiêm. Khi dùng, thuốc sẽ giảm được bước hòa tan, giúp phát huy tác dụng nhanh chóng.

Công dụng

Thuốc hợp với bệnh nhân viêm đường tiết niệu ở thể nặng. Do cơ chế tác dụng của thuốc là phá vỡ quy trình hình thành màng tế bào, nên chúng không thể phát triển và nhân lên được.

Hiệu quả của thuốc ngoài tiêu diệt vi khuẩn còn giảm nhanh các triệu chứng đi kèm của bệnh lý như: Rát, khó chịu, đi tiểu có mủ…

Cách sử dụng

  • Người lớn và trẻ trên 40kg: Sử dụng liều 4000mg/lần, cách 8 tiếng uống 1 liều như vậy.
  • Trẻ em: 100 – 200mg/lần x 2 lần/ngày. Uống nguyên viên cùng lượng nước vừa đủ.

Giá bán

Giá tham khảo của thuốc là 110.000 VNĐ/chai dung tích 300mL.

Domitazol là thuốc thuộc nhóm kháng khuẩn và kháng ký sinh trùng gây bệnh. Hiện tại được bào chế dưới dạng viên nén và chỉ nên sử dụng khi được sự chỉ dẫn về liều lượng của Bác sĩ chuyên khoa.

Thành phần

Thuốc có chứa thành phần hoạt chất bao gồm: Bột hạt malva, xanh methylen, camphor.

Thuốc viêm đường tiết niệu nữ
Thuốc Domitazol đặc hiệu thường được bác sĩ kê đơn

Công dụng

Thuốc được sử dụng trong hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu dưới không có biến chứng. Các trường hợp bệnh nhân bị động kinh hoặc tiền sử suy thận và co giật khi sốt thì nên tránh dùng.

Cách sử dụng

Sử dụng liều 2 – 3 viên/lần x 3 lần/ngày. Uống trong các bữa ăn kèm theo lượng nước vừa phải.

Giá bán

Hiện tại sản phẩm có giá tham khảo là 25.000 VNĐ/vỉ 10 viên.

Đây là loại kháng sinh đặc trị các bệnh liên quan đến đường tiết niệu và sinh dục. Với hoạt phổ rộng và gần như không bị kháng, fluoroquinolon có thể điều trị dứt điểm trong 1 – 2 tuần điều trị ở thể trạng nặng. Bệnh nhân biểu hiện nhẹ thấy cắt cơn triệu chứng khi sử dụng 3 – 5 ngày.

Thành phần

Thường dùng nhất là kháng sinh có chứa thành phần hoạt chất ciprofloxacin.

Công dụng

Thuốc có tác dụng điều trị viêm đường tiết niệu mạn tính, cấp tính có biến chứng. Sử dụng kèm theo các hoạt chất kháng viêm sẽ giúp cải thiện nhanh hơn nhiều.

Cần lưu ý là khi sử dụng nên kết hợp thêm vệ sinh bằng dung dịch hàng ngày để tránh vi khuẩn lạc chỗ từ âm đạo và hậu môn.

Thuốc viêm đường tiết niệu nữ
Kháng sinh nhóm quinolon

Cách sử dụng

Cách sử dụng dưới đây chỉ hướng dẫn cho đối tượng người lớn, trẻ nhỏ và dưới 18 tuổi nên cân nhắc khi sử dụng.

Người lớn này uống 500mg/lần x 2 lần/ngày và uống ngay sau ăn 30 phút là tốt nhất.

Giá bán

Giá bán tham khảo của thuốc là 41.000 VNĐ/viên dose 500mg.

Đây là hoạt chất được xem là an toàn nhất trong tất cả các nhóm thuốc trên. Được sử dụng cho cả đối tượng phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Hiện tại được dùng chủ yếu dưới dạng bào chế viên nén và có thể bẻ liều theo vạch chia trên viên.

Thành phần

Thành phần của thuốc có chức Amoxicillin là kháng sinh thuộc nhóm beta lactam và muối của acid clavulanic. Thường được bào chế theo tỉ lệ 4:1 hoặc 8:1, thích hợp trong việc bảo vệ cấu trúc kháng sinh, tránh bị men lactamase phá hủy trước khi có tác dụng.

Công dụng

Thuốc được sử dụng điều trị với các bệnh đường tiết niệu sinh dục đặc hiệu, trên đối tượng người lớn và trẻ sơ sinh đều có thể dùng với liều phù hợp. Các hoạt chất này còn có tác dụng trên viêm cơ quan bộ phận khác như: Phổi, mô mềm,…

Cách sử dụng

Thuốc được sử dụng với cả người lớn và trẻ em với liều lượng như sau:

  • Người lớn viêm nhẹ đến vừa: 1 viên 625mg/lần x 2 lần/ngày.
  • Người lớn viêm nặng: 1 viên 1000mg/lần x 2 lần/ngày.
  • Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi và nặng ít hơn 40kg: 40 – 80mg/kg/ngày chia làm 2 – 3 lần uống.

Giá bán

Hiện tại dạng viên nén có giá: 11.000 VNĐ/viên dose 625mg và 13.500 VNĐ/viên dose 1000mg.

Trong quá trình điều trị viêm đường tiết niệu, chị em nên thực hiện những điều sau để quá trình điều trị hiệu quả hơn.

  • Giữ đồ lót sạch và khô ráo để tránh nhiễm khuẩn từ môi trường.
  • Vệ sinh vùng kín hàng ngày, đều đặn để giảm nguy cơ phát triển và lây nhiễm bệnh.
  • Thực hiện quan hệ tình dục điều độ và có biện pháp bảo vệ.
  • Uống nhiều nước để tăng khả năng đào thải và thông suốt đường tiết niệu.
  • Tuyệt đối không được nhịn tiểu khi buồn đi.
  • Cải thiện sức đề kháng qua bữa ăn giàu chất dinh dưỡng.
  • Uống thêm các loại nước ép chứa vitamin C như: Ổi, cam, quýt…
  • Thực hiện thăm khám định kỳ và khi thấy biểu hiện bất thường.
  • Dành thời gian cho bệnh nhân nghỉ ngơi trong khi điều trị.

Viêm đường tiết niệu ở nữ uống thuốc gì? Thông tin về top 10 thuốc trên đây hy vọng sẽ giúp bệnh nhân điều trị dứt điểm căn bệnh này.