Thuốc nhuộm tóc không gây dị ứng

Chi tiết sản phẩm

Chăm sóc Tóc

Thuốc nhuộm tóc , Phủ bạc nhanh

Địa chỉ tổ chức chịu trách nhiệm sản xuất

Tổ 3, Khu dân cư Bằng A, Hoàng Mai, HN

Tên tổ chức chịu trách nhiệm sản xuất

Thuốc nhuộm tóc Welcos được sản xuất bằng thảo dược, phủ bạc nhanh chỉ sau 1 phút, phủ bạc 100%, bền màu sau khi nhuộm. Dễ dàng sử dụng tại nhà mà không cần ra tiệm. Thương hiệu : Welcos Xuất xứ: Sản xuất tại Hàn Quốc Quy cách: 1 tuýp thuốc 120g + 1 tuýp trợ 120g ĐẶC TÍNH NỔI TRỘI: - Sản phẩm được sản xuất bằng thảo dược nên rất an toàn, không gây kích ứng cho da đầu. - Với công nghệ Nano phân tử giúp thuốc dễ dàng len lỏi vào tận sâu các lớp biểu bì của tóc, giúp tóc ăn màu tốt hơn, tạo nên sự kết dính chặt chẽ giữa tóc và thuốc nhuộm, giúp cho màu nhuộm được bền lâu, màu tóc tự nhiên, không bị phai màu sau khi gội đầu. - Ngoài khả năng phủ bạc, sản phẩm còn cung cấp các dưỡng chất giúp nuôi dưỡng tóc bóng khỏe, làm chậm các quá trình lão hóa của tóc như: bạc sớm, khô, xơ, trẻ ngọn… - Thuốc nhuộm thảo dược Welcos không hắc, không xót, có mùi thơm nhẹ phù hợp sử dụng cho cả nam, nữ, cho giới trẻ hoặc người nhiều tuổi sử dụng đều được. - Chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên như đậu đen, hà thủ ô. Sau khi nhuộm tóc rất mền mượt và bóng, phủ bạc 100% bền màu đẹp tự nhiên. MỘT SỐ LƯU Ý: - Không nên gội đầu trước khi nhuộm tóc trừ khi tóc quá nhờn hoặc xịt keo quá nhiều. - Nếu cần, nên gội đầu trước khi nhuộm một ngày. - Thời gian nhuộm nhanh: 1 phút (ji chung 1minute. 1, 2, 3) - Chỉ nặn thuốc đúng số lượng cần nhuộm và giữ phần thuốc còn lại cho lần sau. - Thuốc nhuộm này phù hợp cho cả nam và nữ, người già, người trẻ. - Các sản phẩm nhuộm tóc có thể gây dị ứng đôi khi. - Nên thử dị ứng trước khi nhuộm tóc 48 giờ. (Thử dị ứng: 48 giờ trước khi nhuộm tóc, các bạn nên thử dị ứng để kiểm tra xem da của mình có bị dị ứng với thuộc nhuộm tóc này không. Chọn tỷ lệ số 1:1 trộn đều nhau bôi lên phần da bên trong khủy tay hoặc sau tai. Nếu sau 48 tiếng đồng hồ, chỗ bôi không có các dấu hiệu như bỏng, sưng tẩy, đỏ hoặc ngứa, các bạn có thể nhuộm tóc với thuốc nhuộm này). - Không nên dùng thuốc nhuộm để nhuộm lông mi hoặc lông mày vì có thể làm mù mắt. nếu thuốc văng vào mắt, cần rửa mặt ngay với nước lạnh và sau đó đi khám bác sĩ. - Không được uống hoặc ngậm trong miệng. - Không bôi lên phần da đầu nhạy cảm và lông mặt (râu cằm, râu mép..) vì có thể gây ngứa. - Để xa tầm tay trẻ em và hạn chế để dưới ánh nắng mặt trời. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG: - Nên gội đầu sạch và sấy đến khi tóc gần khô hẳn. - Pha thuốc theo tỉ lệ 1:1, trộn thuốc ở tuýp số 1 và số 2, sau đó trộn đều. - Đeo găng tay và dùng lược chải đều thuốc lên tóc (có thể sử dụng bàn chải đánh răng nếu không có lược), bắt đầu từ chân tóc, phần có tóc bạc chải trước, chải kỹ vài lần để phủ đều lên tóc. - Sau 1 phút phần tóc bạc đã được chuyển sang màu nhuộm mới, thời gian tốt nhất là để trong khoảng từ 15 đến 30 phút giúp tóc được ngấm màu đều và lên màu chuẩn hơn. - Xả sạch lại với nước ấm cho đến khi nước thật trong. - Gội đầu lại với dầu gội và dầu xả như bình thường. #nhuomdentoc #thuocnhuomdentoc #nhuomtocdennau #nhuomtocdentunhien #nhuomtocdennam #nhuomdentocbangthaoduoc #nhuom

Thuốc nhuộm tóc không gây dị ứng
Phóng to
Thuốc nhuộm tóc tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe người tiêu dùng. Nguy cơ trước mắt là gây dị ứng

Những hậu quả khôn lường

Từ chỗ còn xa lạ với các màu tóc, nay thuốc nhuộm tóc với đủ các sắc độ màu đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường mỹ phẩm nội địa, len lỏi trong từng ngõ phố trên khắp cả nước. Những người có tuổi cũng thường nhuộm tóc. Người ta nhuộm tóc ở các lứa tuổi với mục đích làm đẹp, làm trẻ.

Bà Trần Thị D., ở Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội, giáo viên, 70 tuổi. Không biết do dùng thuốc nhuộm nhiều quá (14 năm liên tục) hay do cơ địa dị ứng mà lần này, sau khi nhuộm tóc bà bị dị ứng nặng. Bà nhớ lại: “Tôi bắt đầu bị ngứa sau một năm nhuộm tóc (năm 1993) nhưng chỉ gội đầu hai lần là hết ngứa".

"Mới đây tôi được cô con dâu gửi cho thuốc nhuộm tóc Revlon từ Mỹ về, trước tôi đã từng dùng thuốc nhuộm của Hàn Quốc, Nhật, Đức... Hai lần đầu dùng thuốc mới tôi cũng bị dị ứng nhưng đều nhẹ. Đến lần thứ ba, thứ tư thì bị nặng. Mặt và đầu sưng vù, hai mắt sưng húp, tôi bị ngứa hết hai hàng mi mỗi sáng ngủ dậy, nước mắt chảy ra, mụn nổi đầy mặt như lên sởi, mặt lúc đỏ lúc đen, hai tai chảy nước suốt ngày".

Bà cho biết thuốc mới tuy lâu phai nhưng có lẽ cũng chính vì thế mà nó tác động mạnh làm bà bị dị ứng nặng, mặc dù bà đã bảo thợ làm đầu chỉ quệt cách chân tóc 0,5cm trở ra.

Ông Lê Tiến T., 68 tuổi, doanh nhân, dùng thuốc nhuộm tóc của Nhật hơn chục năm nay không sao, lần này sau khi nhuộm, tóc ông lại bị dị ứng. Ông kể: “ Ngủ dậy tôi thấy mặt mình to béo, hai mắt sưng vù, da đỏ như gà chọi, ngứa đến nỗi chỉ muốn cào thịt, gãi tứa máu, đầu chảy nước vàng, nước chảy đến đâu sưng tấy đến đấy". Sau này qua các bác sĩ ông mới biết là càng ngứa càng gãi càng kích ngứa.

Có đôi vợ chồng ở Hà Nội, vợ nhuộm tóc cho chồng, cả hai vợ chồng đều bị dị ứng nặng phải đi cấp cứu. Vậy là người gián tiếp nhuộm tóc cũng bị, thậm chí còn nặng hơn.

Người ta xếp thuốc nhuộm tóc vào loại mỹ phẩm như kem dưỡng da, son, phấn, nước hoa, dầu gội, xà phòng thơm... Thế nhưng nếu so với các loại mỹ phẩm khác thì thuốc nhuộm tóc lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn vì nó chứa nhiều thành phần hoá học không tốt đối với sức khoẻ người sử dụng. Đa số những người bị dị ứng với thuốc nhuộm tóc đều tự chữa như ngừng không dùng thuốc một thời gian, thay thuốc khác, uống thuốc chống dị ứng... sau đó bệnh cũng tự khỏi. Chỉ người nào dị ứng nặng với thuốc mới đến bệnh viện.

Tại phòng khám của Viện da liễu Việt Nam, hàng tuần chỉ có từ 1 - 2 trường hợp dị ứng với thuốc nhuộm tóc đến khám, một năm có khoảng 30 - 40 trường hợp. Cũng có người chỉ bị dị ứng với thuốc này mà không dị ứng với thuốc khác do thành phần hoá chất trong các thuốc nhuộm khác nhau. Có người lại bị dị ứng với tất cả các thuốc nhuộm. Trong bất kỳ loại thuốc nhuộm tóc nào đều có 2 hộp, một hộp thuốc màu và một hộp thuốc pha (thuốc trợ - hydrogen peroxide).

Người bị dị ứng với mọi loại thuốc là do dị ứng với thuốc trợ. Thuốc trợ là một chất oxy hoá rất không tốt đối với sức khoẻ người sử dụng nhưng trong nhuộm tóc lại được coi là “ chìa khoá” để mở lớp biểu bì cho phép các chất nhuộm màu thấm sâu vào chân tóc và không bị phai sau nhiều lần gội. Theo một nghiên cứu khoa học gần đây thì chất paraphenylenediamin - PPD có trong thuốc nhuộm màu chính là thủ phạm gây dị ứng cho một số người sử dụng.

Trong nhiều năm nay, tại các cơ sở y tế, số người bị dị ứng do nhuộm đen nhiều hơn nhuộm màu. Bởi những người nhuộm đen thường là người có tuổi, sức đề kháng kém, hay có bệnh mạn tính, hơn nữa những người này thường nhuộm trong thời gian dài và mua loại thuốc rẻ tiền chứa nhiều nguy cơ gây dị ứng để dùng.

Thuốc nhuộm tóc cũng chứa rất nhiều nguy cơ cho người sử dụng bởi những thành phần hoá chất có trong nó. Chính vì vậy người sử dụng cần có kiến thức, hiểu biết về cách sử dụng cũng như sản phẩm mà mình lựa chọn để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Lời khuyên của các chuyên gia:

- Chỉ nhuộm khi cần thiết.

- Trước khi nhuộm, nên thử một vùng ở mặt trong cánh tay để 1 giờ nếu không có phản ứng gì mới tiến hành nhuộm lên tóc.

- Những người có cơ địa dị ứng như nổi mề đay, viêm da cơ địa, hen, chàm, eczema, dị ứng thức ăn, thuốc... cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc nhuộm tóc.

- Không nên nhuộm quá 3 lần/tháng.

- Không nên sử dụng các loại thuốc nhuộm "dỏm", không rõ nguồn gốc.

- Cần dùng các loại nước gội đầu, dầu xả có chất lượng đảm bảo giữ màu cho tóc nhuộm.

- Khi có bất kỳ phản ứng nào với thuốc nhuộm, cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu hoặc dị ứng để xử lý kịp thời, tránh tự chữa hoặc nghe theo sự mách bảo của người khác.

Theo Đại đoàn kết

Nhuộm tóc là nhu cầu làm đẹp của cả nữ giới và nam giới, một màu tóc phù hợp với cá tính sẽ khiến bạn trở nên tự tin hơn. Tuy nhiên, tình trạng dị ứng thuốc nhuộm tóc hiện nay rất phổ biến. Phần lớn các trường hợp bị dị ứng thuốc nhuộm tóc do dị ứng với paraphenylenediamine (PPD) thành phần có trong thuốc nhuộm.

Thuốc nhuộm tóc không gây dị ứng
Dị ứng thuốc nhuộm tóc: Nguyên nhân và cách trị

Bị dị ứng thuốc nhuộm tóc khi hệ miễn dịch phản ứng với các thành phần có trong thuốc nhuộm. Lúc này, cơ thể sẽ giải phóng IgE đi vào trong máu. IgE sẽ kích hoạt mast để tăng cường giải phóng Histamin dưới da, đây là chất gây ra các phản ứng dị ứng.

Theo các nghiên cứu, thành phần paraphenylenediamine (PPD) có khả năng gây dị ứng cao nhất, chất này còn có trong mực máy in, mực xăm và xăng. PPD còn có tên gọi khác như Phenylenediamine, PPDA, 1,4- Benzenediamine.

PPD không chỉ tác động đến thân tóc mà còn liên kết với các protein dưới da gây ra dị ứng. Thuốc nhuộm tóc có màu đen và nâu sẫm chứa nồng độ paraphenylenediamine cao nhất, do đó nếu bạn bị nhạy cảm hoặc dị ứng với thành phần này, nên tránh xa những màu nhuộm này.

Tuy không phải là hóa chất nhưng PPD có khả năng gây ra dị ứng. Bên cạnh đó, có một số trường hợp bị viêm da tiếp xúc hay các triệu chứng khác do bị dị ứng thuốc nhuộm tóc từ các thành phần như peroxide, ammonia và resorcinol.

Thông thường mọi người sẽ nhầm lẫn giữa nhạy cảm và dị ứng thuốc nhuộm tóc. Người bị nhạy cảm với thuốc nhuộm tóc sẽ xuất hiện các triệu chứng như: Da đầu bị nóng rát, da khô, đỏ, châm chích khó chịu.

Thuốc nhuộm tóc không gây dị ứng
Các triệu chứng dị ứng thuốc nhuộm tóc sẽ nghiêm trọng hơn trong vòng 2 ngày sau khi tiếp xúc với thuốc nhuộm

Trường hợp bị dị ứng thuốc nhuộm tóc thường các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn trong vòng 2 ngày sau khi bạn tiếp xúc với thuốc nhuộm.

Các triệu chứng có thể khởi phát khi bị dị ứng thuốc nhuộm tóc, bao gồm:

  • Xuất hiện các dấu hiệu nóng rát, châm chích trên da đầu hoặc cũng có thể lan ra vùng mặt và cổ
  • Da bị khô và có hiện tượng phồng rộp
  • Ngáy ngáy hoặc bị sưng ở da đầu và mặt
  • Nổi mề đay, mẩn đỏ bất kỳ khu vực da nào trên cơ thể
  • Sưng mí mắt, tay, chân hoặc môi

Trong một số trường hợp bị dị ứng thuốc nhuộm tóc nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ với các triệu chứng như: Sưng lưỡi và họng, buồn nôn và nôn, phát ban, bất tỉnh, nóng rát, sưng tấy da đầu và các vùng da lân cận. Khi nhận thấy các biểu hiện trên, cần đưa người bệnh đến ngay bệnh viện để được xử lý kịp thời, nếu diễn biến nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương da và các triệu chứng mà tình trạng dị ứng thuốc nhuộm tóc có thể kéo dài khoảng vài ngày đến một vài tuần.

Khi bị dị ứng thuốc nhuộm tóc, bạn có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để cải thiện các triệu chứng, bao gồm:

  • Trường hợp phản ứng dị ứng tức thời và không có biểu hiện nghiêm trọng, lúc này bạn hãy dùng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ để gội sạch vùng da tiếp xúc với thuốc nhuộm.
  • Sử dụng thuốc tím (kali pemanganat) bôi vào khu vực da bị tổn thương. Dung dịch này có khả năng oxy hóa PPD và cải thiện các triệu chứng dị ứng.
Thuốc nhuộm tóc không gây dị ứng
Các biện pháp chữa dị ứng thuốc nhuộm tóc
  • Bạn có thể làm giảm tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn ngứa bằng các loại thuốc bôi tại chỗ có chứa corticoid. Thuốc có thể áp dụng cho các vùng da trên cơ thể, tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp ở vùng miệng và mắt. Tuy nhiên, các loại thuốc có chứa corticoid có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, nên người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi dùng thuốc.
  • Sử dụng các loại dầu gội có chứa corticoid như Clobex để loại bỏ các chất gây dị ứng có chứa trong thuốc nhuộm tóc.
  • Để làm giảm tình trạng kích ứng, làm dịu da, sát trùng,…Bạn có thể sử dụng hydro peroxide hay còn gọi là nước oxy già. 
  • Dùng thuốc uống kháng histamin để làm giảm tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm, đồng thời ngăn chặn các triệu chứng lan sang các khu vực da lân cận.

Nếu các dấu hiệu dị ứng thuốc nhuộm tóc không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp trên. Lúc này bạn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ khám và xử lý kịp thời. Căn cứ vào mức độ tổn thương da mà bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc bôi chứa corticoid, thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ tai, thuốc uống,…

Dưới đây là một số cách phòng ngừa, giúp hạn chế tối đa dị ứng thuốc nhuộm tóc:

  • Để tránh tình trạng dị ứng thuốc nhuộm tóc, bạn nên kiểm tra kỹ các thành phần có trong thuốc nhuộm. Tránh sử dụng các thuốc nhuộm có thành phần gây kích ứng cao và bạn từng bị dị ứng.
  • Trong quá trình thực hiện nhuộm tóc, khi nhận thấy các dấu hiệu dị ứng, hãy ngừng ngay sử dụng thuốc nhuộm tóc. Vì lúc này, hệ miễn dịch đã trở nên nhạy cảm với thành phần kích ứng dị ứng. Nếu tiếp tục sử dụng thuốc nhuộm sẽ khiến tình trạng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Bên cạnh thuốc nhuộm tóc, bạn cũng nên lưu ý các loại mực xăm vì có chứa lượng PPD nhất định, có thể gây ra tình trạng dị ứng.
Thuốc nhuộm tóc không gây dị ứng
Bạn có thể sử dụng các loại thuốc nhuộm tóc có thành phần tự nhiên để thay thế, tránh tình trạng dị ứng thuốc nhuộm tóc
  • Những trường hợp mẫn cảm với PPD cũng có thể bị kích ứng với các thành phần khác như thuốc gây tê Procaine, Benzocaine. Do đó, bạn nên thông báo với bác sĩ điều trị về tiền sử dị ứng trước khi tiến hành gây tê (nếu có).
  • Bạn có thể sử dụng các loại thuốc nhuộm tóc có thành phần tự nhiên để thay thế, tránh tình trạng dị ứng thuốc nhuộm tóc.
  • Trước khi sử dụng thuốc nhuộm tóc, bạn có thể thực hiện biện pháp test áp chì, giúp tìm ra nguyên nhân gây dị ứng tiếp xúc.
  • Sau khi nhuộm tóc, bạn nên rửa và xả sạch thuốc nhuộm bám trên da đầu. Để tránh các phản ứng dị ứng khởi phát trên da đầu.

Trên đây là các thông tin về tình trạng dị ứng thuốc nhuộm tóc. Các biện pháp cải thiện các triệu chứng dị ứng thuốc nhuộm chỉ mang tính chất tham khảo, do đó khi có các dấu hiệu kích ứng dị ứng trong quá trình nhuộm tóc, bạn nên đến ngay bệnh viện để được khám và xử lý kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm: