Coông suất trung bình nhà máy sản xuất hóa chất năm 2024

Thời gian qua, công ty đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp mang tính chiến lược, nổi bật là việc huy động nguồn lực đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất với công nghệ hiện đại, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, tối ưu hóa hiệu quả sản xuất kinh doanh. Với các ưu thế vượt trội về công nghệ sản xuất, thiết bị, nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, trình độ quản lý cao, Công ty là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp sản xuất hóa chất cơ bản tại Việt Nam.

Vận hành dây chuyền điện phân sản xuất xút tại Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì.

Công nghệ cốt lõi để sản xuất xút là điện phân nước muối bằng công nghệ hiện đại. Công ty sử dụng 2 công nghệ chủ yếu để sản xuất xút là công nghệ điện phân bằng màng ngăn (công nghệ Diaphragm) và công nghệ điện phân bằng màng trao đổi ion (công nghệ Membrane). Hàng năm, công ty sản xuất 30.000 tấn NaOH (xút tiêu chuẩn 100%)/năm theo công nghệ màng trao đổi ion, trong đó: Công nghệ điện cực khe hẹp là 10.000 tấn xút/năm và Công nghệ điện cực không khoảng cách là 20.000 tấn xút/năm. Thực tiễn sản xuất xút tại Công ty CP Hóa chất Việt Trì cho thấy việc sử dụng công nghệ điện cực không khoảng cách làm giảm tổn hao điện năng, từ 2160 kWh/tấn xút xuống 2016 kWh/tấn.

Hệ thống máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại tại công ty.

Công ty cũng đã áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, tiêu biểu như: Thay thế bơm HI20-200 bằng bơm định lượng OBL-MD521PP cấp sunfit cho quá trình khử clo trong nước muối nghèo, tiết kiệm 89,1% kWh/năm tương đương 33.440 kW/năm lượng năng lượng tiết kiệm. Thay thế 2 bơm H2 C-750 75kW bằng 1 bơm 90 kW đã tiết kiệm 40% kWh/năm (480.000 kW/năm).

Cùng với đó, nghiên cứu công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm axit HCl lên 36% tận dụng nhiệt của quá trình để sản xuất hơi nóng, giúp tiết kiệm 30,8 % (3.330 tấn củi ép/năm 2019) lượng năng lượng tiết kiệm được. Lựa chọn kiểu bơm ly tâm trục ngang bằng bơm ly tâm trục đứng cấp nước sinh hơi lò tổng hợp 200 tấn/ngày, tiế kiệm 89,5% kWh (159.143 kWh/năm). Dự án đầu tư thay thế hệ thống công nghệ và thiết bị cô đặc xút từ 32% lên 50% NaOH - Công suất 20.000 tấn/năm, giúp tiết kiệm 84% tấn hơi/năm.

Phòng công tác kỹ thuật vận hành máy đặt tại công ty.

Năm 2019, công ty đã thống nhất hóa toàn bộ dây chuyền sản xuất chính theo công nghệ tiên tiến hiện đại nhất của các nước G20, giảm thiểu các chất thải độc hại phát sinh trong quá trình sản xuất, đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường.

Không chỉ vậy, lãnh đạo công ty đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ người lao động. Công ty có một phòng chuyên môn làm công tác quản lý kỹ thuật trong đó có một nhóm chuyên trách về công tác sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, một nhóm chuyên về hoạt động định mức trong sản xuất. Các hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật được khuyến khích tại các đơn vị trực tiếp sản xuất. Hàng năm, công ty có nhiều sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật lớn được xét duyệt và áp dụng, mang lại lợi ích kinh tế, giá trị làm lợi nhiều chục tỷ đồng.

Với các giải pháp triển khai tích cực như vậy, sản lượng tiêu thụ các sản phẩm của công ty có tốc độ tăng trưởng cao, mạng lưới thị trường ngày càng được mở rộng. Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì đã không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy sản xuất hướng đến phát triển bền vững và vảo vệ môi trường.

Công ty CP Hóa chất Việt Trì đã nhận được nhiều giải thưởng do Đảng và Nhà nước trao tặng như: Huân chương Độc lập hạng Ba (2011), Huân chương Lao động hạng Nhất (1997 và 2016), Huân chương Lao động hạng Nhì (1986)… Năm 2020, Công ty đã vinh dự nhận 2 giải thưởng cao quý do Thủ tướng Chính phủ trao tặng, đó là Giải vàng Chất lượng Quốc gia Việt Nam năm 2020, Giải thưởng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2020.

Năm 2021, Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì đã đạt giải nhất Giải thưởng "Hiệu quả năng lượng trong công nghiệp năm 2021" do Bộ Công Thương và Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức.

Ngược dòng thời gian về những năm sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước mới được thống nhất còn bộn bề gian khó, cơ sở vật chất thiếu thốn, nghèo nàn. Vào thời điểm đó, Công ty Hóa chất Cơ bản Miền Nam được thành lập trên cơ sở tiếp quản các nhà máy trước đây là của các chủ tư nhân cũ với công nghệ thiết bị lạc hậu, công suất thấp, một số nhà máy còn đang xây dựng dở dang, chưa hoàn thiện. Có thể nói giai đoạn 1976-1985 là một trong những giai đoạn khó khăn nhất của Công ty, vừa xây dựng bộ máy hoạt động, vừa tổ chức sản xuất và tiếp tục hoàn thiện các dây chuyền còn dang dở trong điều kiện thiếu nguyên vật liệu và không có phụ tùng thay thế . . .

Trước những khó khăn đó, với nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm hóa chất cơ bản dùng làm nguyên liệu đầu vào cung ứng cho các ngành công nghiệp thiết yếu và đặc biệt là phải đảm bảo cung cấp đủ sản phẩm phèn lọc nước và clo khử trùng nước cho nhu cầu dân sinh của TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, bằng sự nỗ lực và ý chí của tập thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã vượt qua rất nhiều trở ngại để ngày đêm bám máy, giữ vững kỷ cương, vượt qua mọi khó khăn thiếu thốn để hoàn thành nhiệm vụ.

Bước sang giai đoạn 1986- 1996, đón ngọn gió đổi mới từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng, với nền tảng của lòng yêu nước, của tinh thần làm chủ tập thể, toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty đã vững vàng đón nhận sự chuyển đổi từng bước từ nền kinh tế mang nặng tính bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Xuất phát từ những đòi hỏi của thực tế xã hội, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (Đại hội 7) về vấn đề Công nghiệp hoá - Hiện đại hóa đất nước, bắt đầu từ năm 1993, hàng loạt các hoạt động về cải tiến máy móc, thiết bị, hợp lý hóa quá trình sản xuất nhằm nâng sản lượng, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường được Công ty đặt ra cho các phòng nghiệp vụ và các nhà máy trực thuộc.

Coông suất trung bình nhà máy sản xuất hóa chất năm 2024
Nhà máy Hóa chất Biên Hòa ngày đầu thành lập

Cụ thể như nâng sản lượng H2SO4 từ 6.000 tấn/năm lên 18.000 tấn/năm; Nâng sản lượng hydoxyt nhôm từ 2.000 tấn/năm lên 5.000 tấn/năm; Nâng sản lượng phèn các loại lên 15.000 tấn/năm tại Nhà máy Hóa chất Tân Bình (Cophata); Nâng sản lượng khai thác quặng bôxít lên đáp ứng nhu cầu sản xuất hydroxyt nhôm tại Mỏ Bô xít Bảo Lộc; Nâng sản lượng xút 100% lên 4.900 tấn/năm tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa (Vicaco) .

Đặc biệt, bắt đầu từ năm 1993 và đến cuối năm 1996, Công ty đã hoàn tất đầu tư và đưa dây chuyền điện phân nước muối để sản xuất xút theo công nghệ màng trao đổi ion vào vận hành tại Nhà máy Hóa chất Biên Hoà, có công suất khởi điểm là 6.500 tấn xút 100% NaOH/năm, theo hình thức đầu tư mới và loại bỏ toàn bộ dây chuyền điện phân cũ với giá trị đầu tư xấp xỉ 45 tỉ đồng vào thời điểm đó. Đây là mức đầu tư rất lớn bởi doanh thu năm 1996 của Công ty chỉ đạt 95,5 tỉ đồng, là công trình đầu tư mang tính đột phá, từ đó tạo động lực để Công ty tiếp tục đầu tư và cải tạo nâng công suất tất cả các dây chuyền sản xuất sản phẩm khác trong toàn Công ty.

Chính nhờ sự mạnh dạn tập trung đầu tư đổi mới công nghệ và nâng công suất các dây chuyền sản xuất sản phẩm nên các sản phẩm do Công ty sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu tăng nhanh của thị trường cả về số lượng, chất lượng và giá cả, góp phần làm cho chỉ tiêu về giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, nghĩa vụ nộp ngân sách đối với Nhà nước, quan trọng nhất là thu nhập và đời sống người lao động đã dần được nâng cao.

Vững bước đi lên

Bước qua giai đoạn đầu với vô vàn khó khăn, đến giai đoạn 1996-2006, công tác quản lý kinh doanh, quản lý khoa học kỹ thuật, chăm lo đời sống người lao động của Công ty đã có những bước phát triển quan trọng. Công ty đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn ISO, hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000, hệ thống quản lý chăm sóc sức khỏe người lao động theo tiêu chuẩn OHSAS...

Trong giai đoạn này, tất cả các dây chuyền sản xuất của Công ty đều được phát huy tối đa về công suất, cải thiện chất lượng sản phẩm và đảm bảo cao nhất về an toàn môi sinh, môi trường. Cụ thể, Công ty đã đầu tư nâng công suất xút từ 6.500 tấn/năm lên 20.000 tấn/năm (thùng điện phân DD350), axit clohydric từ 16.000 tấn/năm lên 56.000 tấn/năm, clo lỏng từ 1.750 tấn/năm lên 8.400 tấn/năm, silicat lên 18.000 tấn/năm, axit sunphuric lên 45.000 tấn/năm, phèn các loại lên 25.000 tấn/năm, hydroxyt nhôm lên 18.000 tấn/năm.

Đặc biệt, đón bắt được nhu cầu của thị trường và đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm, năm 2000, Công ty đã đầu tư dây chuyền sản xuất axit phôtphoric 85% H3PO4 tại Nhà máy Hóa chất Đồng Nai với công suất 7.000 tấn/ năm. Tiếp theo đó, năm 2004, Công ty đã đầu tư mới Nhà máy Phốt pho Việt Nam để sản xuất photpho vàng có công suất 6.000 tấn/năm tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Đặc biệt, vào cuối năm 2003, Công ty Hoá chất cơ bản Miền Nam là một trong 10 công ty Nhà nước của toàn quốc tiến hành thí điểm chuyển đổi mô hình hoạt động thành Công ty TNHH một thành viên. Đời sống, thu nhập, điều kiện làm việc và ý thức của người lao động không ngừng được nâng cao.

Coông suất trung bình nhà máy sản xuất hóa chất năm 2024
Hiện nay, Nhà máy Hóa chất Biên Hòa luôn đảm bảo nguồn cung cấp hóa chất không thể thiếu cho nhiều ngành công nghiệp quan trọng của đất nước

Xác định công nghệ là yếu tố quan trọng cho ngành Hóa chất, giai đoạn 2006–2011, Công ty tiếp tục đầu tư nâng công suất xút từ 20.000 tấn/năm lên 30.000 tấn/năm, kết hợp thay đổi kiểu thùng điện phân sang BM 2.7, đồng bộ nâng công suất axit clohydric lên 126.000 tấn/năm (năm 2010). Đồng thời, nâng công suất silicat lên 30.000 tấn/năm.

Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương di dời các nhà máy sản xuất ra khỏi khu dân cư của UBND TP.HCM, Công ty đã thành lập Nhà máy Hóa chất Tân Bình 2 và hoàn tất dự án đầu tư mới phân xưởng axit sunphuric 60.000 tấn/năm (cuối năm 2009) tại khu công nghiệp Biên Hòa I; di dời Xưởng Nghiên cứu thực nghiệm kết hợp với đầu tư mới phân xưởng muối xay và tinh chế 21.000 tấn/năm, muối tinh chế cô chân không 15.000 tấn/năm về Nhà máy Hóa chất Biên Hòa (đầu năm 2010). Đầu tư dây chuyền sản xuất axit photphoric thực phẩm 3.000 tấn/năm tại Nhà máy Hóa chất Đồng Nai (năm 2009).

Bên cạnh việc đầu tư nâng công suất và phát triển thêm các sản phẩm mới, Công ty đã chủ động mở rộng mảng kinh doanh thương mại bằng việc đầu tư hệ thống kho bồn chứa hóa chất xuất nhập khẩu tại cảng Gò Dầu tỉnh Đồng Nai, với năng lực chứa 10.000 m3 vào cuối năm 2009. Cùng hàng loạt các công tác đầu tư, sửa chữa khác nhằm đảm bảo công suất, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Giai đoạn 2011-2016, một dấu mốc quan trọng với doanh nghiệp đã được ghi nhận khi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc tái cơ cấu Tập đoàn hóa chất Việt Nam. Ngày 28/7/2013, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ra Quyết định số 248/QĐ-HCVN ngày 28/7/2013 về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty TNHH MTV Hóa chất Cơ bản Miền Nam thành Công ty cổ phần. Ngày 12/12/2013, Đại hội đồng Cổ đông thành lập Công ty cổ phần Hóa chất Cơ bản Miền Nam được tiến hành. Ngày 01/01/2014, Công ty chính thức hoạt động với tên gọi Công ty Cổ phần Hóa chất Cơ bản Miền Nam. Đến ngày 18/03/2015 cổ phiếu của Công ty chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM.

Coông suất trung bình nhà máy sản xuất hóa chất năm 2024
Tháp axit sunfuric tại Nhà máy Hóa chất Tân Bình 2

Giai đoạn 2016 đến nay, Công ty không ngừng đầu tư nâng công suất đối với các sản phẩm xút-clo từ 30.000 tấn/năm lên 40.000 tấn/năm vào năm 2019 và sẽ được nâng lên 50.000 tấn/năm trong năm 2021. Tiếp tục sản xuất và cho ra nhiều sản phẩm có chất lượng, được thị trường được đón nhận. Đến nay, các sản phẩm cốt lõi của Công ty đã phục vụ đa dạng nhiều ngành nghề và lĩnh vực công nghiệp như thép, điện tử, thực phẩm, xử lý nước sinh hoạt, sản xuất giấy, dệt nhuộm, vật liệu xây dựng, khí điện đạm, chất tẩy rửa, khử trùng, xử lý nước thải và nhiều ngành công nghiệp khác.

Đặc biệt trong hoàn cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát từ cuối năm 2019 và đang diễn ra phức tạp như hiện nay, Công ty là một trong những đơn vị đầu tiên trong nước đã nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm chloramine – B được dùng để tẩy độc, tẩy trùng cho môi trường, khu vực có dịch bệnh, góp phần đảm bảo cung cấp cho thị trường trong nước, giảm áp lực nhập khẩu, nâng cao hiệu quả phòng chống dịch Covid-19.

Với những nỗ lực không ngừng, 45 năm qua, Công ty CP Hóa chất cơ bản miền Nam đã vinh dự nhận được nhiều danh hiệu cao quý như Huân chương Lao động Hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Hai, Huân chương Lao động hạng Ba, Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua của Công đoàn Công Thương, Bằng khen của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam… Đồng thời được vinh danh ở nhiều danh hiệu như Top 50 thương hiệu vì môi trường năm 2015; Top 10 thương hiệu uy tín ngành Hóa chất Việt Nam năm 2016 do người tiêu dùng bình chọn (nhóm ngành hóa chất cơ bản); Chứng nhận Top 50 nhãn hiệu hàng đầu Việt Nam năm 2017; Chứng nhận Top 50 nhãn hiệu hàng đầu Việt Nam năm 2018; Chứng nhận Thương hiệu vàng Việt Nam 2019; Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam...

Để đạt được những thành quả nêu trên, trước tiên đó là quá trình đúc kết kinh nghiệm từ các thế hệ lãnh đạo Công ty, sự cố gắng và tận tụy của tập thể CBCNV Công ty Hóa chất Cơ bản Miền Nam - nay là Công ty Cổ phần Hóa chất Cơ bản Miền Nam – qua nhiều thời kỳ cho đến hôm nay; Sự chỉ đạo và hỗ trợ rất hiệu quả của lãnh đạo các cấp trong Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cũng như các Bộ, ngành, địa phương đã giúp Công ty hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Phát huy những thành quả đạt được, trong giai đoạn tới, Sochem sẽ tập trung mọi nguồn lực để thực hiện dự án đầu tư di dời 3 nhà máy hiện hữu tại khu công nghiệp Biên Hòa I theo chủ trương chuyển đổi công năng khu công nghiệp Biên Hòa I của Tỉnh Đồng Nai về đia điểm mới là khu công nghiệp Nhơn Trạch, Tỉnh Đồng Nai và hình thành nên một tổ hợp sản xuất hóa chất cơ bản với quy mô lớn hơn, hiện đại hơn. Đồng thời, sẽ thành lập phòng Nghiên cứu và phát triển nhằm thực hiện các chức năng: nghiên cứu công nghệ mới, phát triển sản phẩm mới, đổi mới quy trình hoạt động… tối ưu hiệu quả và năng suất lao động.

Bên cạnh đó, nghiên cứu đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ, thiết bị cho các dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm, sản phẩm sản xuất ra đáp ứng yêu cầu đáp ứng yêu cầu khách hàng, giá thành hạ, cạnh tranh. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ, phong trào sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng vào hoạt động sản xuất tại các nhà máy góp phần tăng năng suất, tiết giảm chi phí, bảo đảm an toàn cho người lao động và môi trường khu vực sản xuất.

45 năm, cùng với những chuyển biến và đi lên không ngừng của nền kinh tế đất nước, các thế hệ cán bộ lãnh đạo, công nhân viên Công ty Hóa chất Cơ bản Miền Nam – nay là Công ty Cổ phần Hóa chất Cơ bản Miền Nam - luôn tự hào phát huy truyền thống, vượt qua khó khăn, đoàn kết một lòng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được cấp trên giao, góp phần vào việc ổn định và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước cũng như để viết tiếp những trang vàng lịch sử, tiếp tục khẳng định thương hiệu Hóa chất Cơ bản Miền Nam trong ngành Hóa chất.