Thuốc nhỏ mắt cho trẻ bị tắc tuyến lệ

Bình thường, nước mắt được sinh ra từ tuyến lệ, giữ cho đôi mắt được bôi trơn và làm sạch. Sau khi nước mắt được sản sinh, với cử động của đôi mắt, những giọt nước mắt bị ép vào các ống dẫn ở góc bên trong, nhờ đó, nước mắt thoát ra khỏi mắt nhỏ xuống ống lệ tỵ vào phía sau của mũi. Nếu ống dẫn này bị tắc hoàn toàn hoặc một phần, những giọt nước mắt không thoát ra ngoài sẽ làm tắc lệ đạo.

Thuốc nhỏ mắt cho trẻ bị tắc tuyến lệ

Nguyên nhân gây tắc lệ đạo ở trẻ sơ sinh

– Không có điểm lệ

– Rò túi lệ bẩm sinh

– Tác ống lệ mũi bẩm sinh: thường gặp ở khoảng 5% trẻ sơ sinh 12 – 20 tuần tuổi. Nguyên nhân thường do quá trình hình thành lệ đạo trong bào thai chưa hoàn chỉnh nên đầu dưới của ổng lệ mũi còn màng tắc, hoặc do biến dạng ống xương của ống lệ mũi.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tắc lệ đạo

Trẻ bị tắc lệ đạo thường có một số dấu hiệu sau:

-Trẻ sơ sinh hay bị chảy nước mắt và gỉ mắt. Hiện tượng chảy nước mắt (không phải khóc) sẽ nhiều hơn khi trời lạnh, có gió hoặc nắng… Đặc biệt, mỗi sáng ngủ dậy, mắt trẻ thường có nhiều gỉ vàng dính quanh mí mắt.

-Mắt trẻ lúc nào cũng ướt như vừa khóc do đọng nước mắt ở khe mi

– Giả viêm kết mạc, thường đỏ da bờ mim, trẻ hay dụi mắt

Dấu hiệu tắc lệ đạo có dễ nhận ra hay không còn do tắc hoàn toàn hay một phần. Nếu tắc một phần, có thể phải sau một thời gian bố mẹ trẻ mới nhận thấy những “đặc biệt” ở đôi mắt của con mình.

Thái độ xử trí đối với trẻ sơ sinh có tắc lệ đạo

Tùy nguyên nhân và độ tuổi: Nếu không có điểm lệ và do màng ngăn ở điểm lệ thì có thể rạch làm thông lệ đạo. Nếu nguyên nhân do rò túi lệ thì điều trị bằng phẫu thuật đóng lỗ rò. Nếu nguyên nhân do tắc ống lệ mũi bẩm sinh thì tùy theo độ tuổi của trẻ mà có chỉ định điều trị phù hợp.

– Trẻ tắc lệ đạo trước 3 tháng tuổi: day (mát – xa) vùng túi lệ, không cần thông vì tỷ lệ tự khỏi rất cao trong thời gian này. Vệ sinh mí bằng nước muối sinh lý, nhỏ tại chỗ nếu có dấu hiệu viêm.

– Từ 3 đến 8 tháng tuổi: Có thể bơm thông lệ đạo hoặc tra thuốc và day vùng túi lệ tùy theo yêu cầu của bố mẹ bệnh nhân và tình trạng biến chứng hoặc tiến triển của bệnh

Sau 8 tháng tuổi: Nên thông lệ đạo vì tỷ lệ tự khỏi của bệnh đã giảm xuống dưới 50%.

Trước khi thông lệ đạo, trẻ sẽ được làm vệ sinh mắt để lấy hết ghèn gỉ. Dùng một ống nhỏ linh hoạt luồn vào bên trong lệ đạo bị tắc để thông. Gia đình cần thực hiện đúng các chỉ dẫn của bác sĩ trong việc chăm sóc bé để sau khi thông lệ đạo không bị tắc trở lại.

Việc thông lệ đạo không gây nguy hiểm gì đến mắt của trẻ. Biến chứng hay gặp nhất là que thông đi lạc đường gây tổn thương lệ quản hoặc trẻ sặc nước khi bơm kiểm tra đường lệ sau khi thông.

Sau 1 năm tuổi: Thông lệ đạo vẫn có thể không giải quyết được tình trạng tắc, trẻ nên được phẫu thuật nối thông túi lệ – mũi 

Thuốc nhỏ mắt cho trẻ bị tắc tuyến lệ

Lưu ý: Trong thời gian trẻ được phát hiện có tắc lệ đạo nhưng bác sĩ chưa có chỉ định can thiệp, bố mẹ cần chú ý giữ vệ sinh mắt cho bé hơn. Có thể dùng bông y tế thấm nước đun sôi để nguội (hoặc dùng nước muối sinh lý) nhẹ nhàng lau mắt cho bé 3-5 lần/ngày để lấy hết ghèn, gỉ bám quanh mắt. Nếu phát hiện mắt bé sưng đỏ, cần đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa mắt để khám ngay.

Cách day (mát-xa lệ đạo cho trẻ): Trước khi tiến hành mát – xa, phải đảm bảo tay đã rửa sạch sẽ, móng tay cắt ngắn. Mát-xa nhẹ nhàng góc mắt cho bé, bắt đầu từ góc trong của mí mắt rồi di chuyển xuống phía mũi.

Xem: Cách massage thống lệ đạo cho trẻ sơ sinh

Nên thực hiện mát-xa cho bé từ 5 – 10 lần/ngày, mỗi lần từ 5 – 10 phút. Việc mát-xa sẽ gây áp lực nhẹ nhàng đến ống dẫn lệ, giúp thông chất lỏng khỏi những đoạn bị tắc và giải phóng điểm bít tắc.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

BS.Nguyễn Thị Phương

Tài liệu tham khảo:

http://www.childrenshospital.org/conditions-and-treatments/conditions/b/blocked-tear-duct-dacryostenosis

https://medlineplus.gov/ency/article/001016.htm

http://www.benhviennhi.org.vn/news/detail/2801/tac-le-dao-la-gi-.html

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/ConditionsAndTreatments/eyes-blocked-tear-duct

https://www.aao.org/eye-health/diseases/treatment-blocked-tear-duct

Nước mắt được sản xuất bởi tuyến lệ chính và tuyến lệ phụ. Các tuyến lệ chính nằm ở góc phần tư trên ngoài của hốc mắt và tạo ra nước mắt theo "phản xạ" khi mắt bị kích thích hoặc cảm xúc. Các tuyến lệ phụ nằm rải rác dọc theo kết mạc của mi mắt và tạo ra nước mắt nền (nghỉ ngơi) để giữ ẩm cho mắt. Nước mắt chảy ra qua hệ thống dẫn lệ (lệ đạo), bắt đầu từ điểm lệ trên và dưới (hai lỗ nhỏ ở góc trong của mí mắt). Điểm lệ là lỗ mở của lệ quản, dẫn lưu nước mắt vào ống lệ quản chung và sau đó đổ vào túi lệ. Nước mắt tiếp tục chảy qua ống lệ mũi để vào mũi. Van Hasner, một nắp niêm mạc ở đầu xa của ống lệ mũi, ngăn không khí đi vào túi lệ khi xì mũi; van Hasner được gọi là "màng Hasner" nếu nó chưa mở. Nước mắt được nuốt sau khi đi từ mũi vào họng sau.

Thuốc nhỏ mắt cho trẻ bị tắc tuyến lệ

Ở một số trẻ sơ sinh, các lỗ mở vào ống lệ chưa hình thành đúng cách. Điều này gây ra tắc nghẽn và nước mắt không có chỗ để thoát ra ngoài. Có tới 6% trẻ sơ sinh bị tắc ống dẫn lệ. Tình trạng này được gọi là bệnh viêm túi lệ hoặc tắc nghẽn ống dẫn lệ bẩm sinh, có nghĩa là nó xuất hiện ngay từ khi mới sinh. Ống dẫn lệ bị tắc có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt. 
May mắn thay, gần như tất cả các ống dẫn lệ bị tắc đều tự mở ra, thường là khi trẻ được 1 tuổi. Chúng thường không ảnh hưởng đến thị lực của em bé hoặc gây ra bất kỳ vấn đề nào về mắt lâu dài.

Nguyên nhân gây tắc lệ đạo

- Tắc ống lệ mũi bẩm sinh: thường gặp ở khoảng 6% trẻ sơ sinh đến 12 – 20 tuần tuổi. Nguyên nhân thường do quá trình hình thành lệ đạo trong bào thai chưa hoàn chỉnh nên đầu xa của ống lệ mũi (van Hasner) còn màng tắc, hoặc do biến dạng ống xương của ống lệ mũi.
- Không có điểm lệ hoặc hẹp điểm lệ nằm ở góc trong của mặt (là điểm khởi đầu của lệ đạo).
- Rò túi lệ mũi bẩm sinh

Một số nguyên nhân hiếm gặp khác:

- Bất thường vùng xương hàm mặt cũng làm tăng khả năng mắc phải tắc lệ đạo, gặp trong hội chứng Down.
- Polyp mũi làm tắc nghẽn đường thoát nước mắt của ống lệ mũi có thể là nguyên nhân gây tắc lệ đạo ở trẻ sơ sinh.
- Khối U: bất kỳ một khối u nào có khả năng gây chèn ép ống dẫn nước mắt đều là nguyên nhân của tắc lệ đạo.

Biểu hiện tắc lệ đạo ở trẻ sơ sinh

-Trẻ hay bị chảy nước mắt sống và ghèn mắt. Hiện tượng chảy nước mắt sẽ nhiều hơn khi trời lạnh, có gió hoặc nắng… Đặc biệt, mỗi sáng ngủ dậy, mắt trẻ thường có nhiều ghèn vàng dính quanh mi mắt. - Mắt trẻ lúc nào cũng ướt như vừa khóc do đọng nước mắt ở khe mi, ngấn đầy nước mắt, thậm chí nước mắt rơi thành giọt. - Trẻ hay dụi mắt, đỏ da bờ mi. - Viêm kết mạc (mắt đỏ) kéo dài và tái đi tái lại.

- Khám ấn túi lệ có thể gây trào ngược nước mắt và / hoặc dịch nhầy lên mắt qua điểm lệ.

Thuốc nhỏ mắt cho trẻ bị tắc tuyến lệ

Chẩn đoán tắc ống dẫn lệ ở trẻ sơ sinh 

Chẩn đoán thường dựa vào khai thác tiền sử và khám đơn thuần. 

Chảy nước mắt có thể không liên tục. Cha mẹ có thể nhận thấy nước mắt trào ra khi trẻ ở trong môi trường kích thích tiết nhiều nước mắt hơn (ví dụ như gió hoặc lạnh) hoặc do sưng niêm mạc mũi khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Nếu các triệu chứng không liên tục và không có dấu hiệu chảy nước mắt bất thường tại thời điểm khám, test biến mất thuốc nhuộm có thể được thực hiện để giúp xác định chẩn đoán. Test được thực hiện như sau: 

● Nhỏ một giọt thuốc tê tại chỗ vào mắt (hoặc sử dụng một giọt huỳnh quang có chứa thuốc gây tê tại chỗ).  ● Nhỏ một giọt nước muối nhuộm huỳnh quang vào cùng đồ dưới của mỗi mắt bệnh nhân.  ● Lau sạch phần nước mắt thừa trên mí mắt.  ● Quan sát bệnh nhân trong năm phút. Không nên dụi mắt; nước mắt chảy ra má không được lau. 

● Sau năm phút, kiểm tra mắt. Tất cả huỳnh quang sẽ chảy vào mũi trong vòng 5 phút nếu hệ thống lệ đạo không bị tắc nghẽn. 

Việc kiểm tra là bình thường nếu phần lớn thuốc nhuộm hết trong vòng 5 phút và bất thường nếu một lượng lớn thuốc nhuộm vẫn còn hoặc đã chảy ra trên mí mắt dưới và xuống má. 

Cách chữa trị đối với trẻ sơ sinh có tắc lệ đạo

- Nếu không có điểm lệ thì có thể rạch làm thông lệ đạo. - Nếu dò túi lệ thì điều trị bằng phẫu thuật đóng lỗ dò.  - Nếu do tắc ống lệ mũi bẩm sinh thì tùy theo độ tuổi của trẻ mà có chỉ định điều trị phù hợp. + Trẻ tắc lệ đạo trước 3 tháng tuổi: day (mát-xa) vùng túi lệ, không cần thông vì tỷ lệ tự khỏi rất cao trong thời gian này. Vệ sinh mi mắt bằng nước muối sinh lý, nhỏ tại chỗ nếu có dấu hiệu viêm. + Từ 3 đến 8 tháng tuổi: Có thể bơm thông lệ đạo hoặc tra thuốc và day vùng túi lệ tùy theo tình trạng biến chứng hoặc tiến triển của bệnh. + Sau 8 tháng tuổi: Nên thông lệ đạo vì tỷ lệ tự khỏi của bệnh đã giảm xuống dưới 50%.

+ Sau 1 năm tuổi: Thông lệ đạo vẫn có thể không giải quyết được tình trạng tắc, trẻ nên được phẫu thuật nối thông túi lệ-mũi. 

Cách chăm sóc mắt trong thời gian bé tắc lệ đạo

Trong thời gian trẻ được phát hiện có tắc lệ đạo nhưng bác sĩ chưa có chỉ định can thiệp, bố mẹ cần chú ý giữ vệ sinh mắt cho bé.  Làm ẩm miếng bông sạch hoặc khăn sạch bằng nước ấm (nước sôi nguội, hoặc nước muối sinh lý) và nhẹ nhàng lau từ bên trong góc mắt ra phần ngoài mắt. Với mỗi lần lau, hãy sử dụng một miếng bông mới hoặc phần khăn mới.

Nếu lông mi bị đóng vảy ghèn, làm sạch bằng miếng bông ẩm bằng cách nhẹ nhàng lau theo hướng xuống và từ trong ra ngoài. Nếu các mí bị dính chặt bởi chất tiết, hãy đặt một miếng bông sạch, ẩm ướt lên mắt đó trong 1-2 phút để chất tiết mềm, ra dễ dàng lấy sạch hơn.

Nếu phát hiện mắt bé sưng đỏ, cần đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa mắt để khám ngay.

Cách day (mát-xa lệ đạo cho trẻ): Trước khi tiến hành mát – xa, phải đảm bảo tay đã rửa sạch sẽ, móng tay cắt ngắn. Mát-xa nhẹ nhàng góc mắt cho bé, bắt đầu từ góc trong của mí mắt rồi di chuyển xuống phía mũi. 

Nên thực hiện mát-xa cho bé từ 5 – 10 lần/ngày, mỗi lần từ 5 – 10 phút. Việc mát-xa sẽ gây áp lực nhẹ nhàng đến ống dẫn lệ, giúp thông chất lỏng khỏi những đoạn bị tắc và giải phóng điểm bít tắc.

Nếu có các triệu chứng nhiễm trùng, có thể sử dụng thuốc kháng sinh nhỏ mắt theo hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa.

Ban tư vấn chuyên khoa Mắt
 Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng