Thuốc giảm đau dành cho phụ nữ cho con bú

Tốt nhất, nên thông báo với bác sĩ nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ để có lời khuyên về sự lựa chọn hợp lý và an toàn nhất cho mẹ và trẻ.

Những thuốc nên và không nên sử dụng

Phụ nữ cho con bú có thể mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính, vì vậy, việc dùng thuốc đôi khi là cần thiết. Tuy nhiên cần lựa chọn thuốc cho đối tượng này sao cho đạt hiệu quả chữa bệnh mà không làm ảnh hưởng tới trẻ bú mẹ.

Phụ nữ đang cho con bú cần thận trọng khi dùng thuốc.

Thuốc giảm đau, hạ sốt: Thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol và ibuprofen được coi là tương đối “an toàn” ở liều điều trị do các thuốc này ít vào sữa mẹ. Nên hạn chế sử dụng các chế phẩm có chứa codein do tác dụng ức chế của chúng đối với hô hấp của trẻ, và aspirin do nguy cơ liên quan đến hội chứng Reye [gây sưng phù ở gan, não]. Đây là một hội chứng nguy hiểm có thể gây tử vong ở trẻ.

Kháng sinh: Mặc dù lượng thuốc đi vào sữa chiếm nồng độ nhỏ ở liều điều trị thì việc sử dụng kháng sinh ở phụ nữ cho con bú cũng có thể dẫn đến những vấn đề liên quan tới việc thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh và dị ứng. Các loại thuốc kháng sinh như penicillin, cephalosporin, erythromycin và roxithromycin là những thuốc được lựa chọn ưu tiên khi cần thiết sử dụng ở phụ nữ cho con bú. Các kháng sinh như azithromycin, clarithromycin, spiramycin là lựa chọn thứ hai. Nên tránh lựa chọn kháng sinh nhóm tetracycline [doxycycline, minoxycline,…] và nhóm fluoroquinolones [levofloxacin, ofloxacin, ciprofloxacin, moxifloxacin,…] khi cho con bú vì có liên quan đến sự phát triển của xương hoặc gây ố vàng răng và viêm đại tràng giả mạc.

Thuốc điều trị viêm loét dạ dày: Các thuốc trung hòa acid dạ dày như phosphalugel [aluminium phosphate], maalox [aluminium hydroxide, magnesium hydroxide, simeticon] được lựa chọn trong thời gian cho con bú do thuốc bài tiết vào sữa mẹ ít và không hấp thu vào máu nên không gây tác dụng toàn thân. Nếu sử dụng kéo dài cần theo dõi nồng độ nhôm, magiê trong máu.

Nếu cần sử dụng các thuốc làm giảm tiết acid nhóm PPI [ức chế bơm proton] thì nên ưu tiên lựa chọn omeprazol do không ảnh hưởng đến trẻ khi sử dụng ở liều điều trị. Các thuốc khác trong nhóm như lansoprazol, rabeprazol, pantoprazol… nên cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi sử dụng để quyết định ngừng cho con bú hoặc ngừng sử dụng thuốc.

Thuốc kháng histamin: Nên ưu tiên lựa chọn các thuốc chống dị ứng như loratadin, cetirizine, promethazine, dexchlorpheniramine và diphenhydramine, tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng và không khuyến cáo sử dụng lâu dài do có liên quan đến tác dụng an thần hoặc gây bồn chồn, khó chịu ở trẻ sơ sinh. Cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi lựa chọn các chế phẩm này.

Thuốc điều trị đái tháo đường: Insulin, metformin và glipizide  không đi vào sữa mẹ nên có thể được sử dụng để điều trị đái tháo đường ở phụ nữ đang cho con bú. Nếu sử dụng thuốc chứa glibenclamide cần theo dõi dấu hiệu hạ đường huyết ở trẻ [lơ mơ, khó chịu, ra mồ hôi lạnh, mệt mỏi, thở gấp…]. Các thuốc khác chưa có đầy đủ dữ kiện nên không khuyến cáo sử dụng.

Khuyến cáo của bác sĩ

Nên ưu tiên lựa chọn những loại thuốc thường được sử dụng cho trẻ nhỏ vì những loại thuốc này sẽ an toàn hơn.

Nên dùng thuốc ngay sau khi cho trẻ bú hoặc cách ít nhất 2-4 giờ trước khi cho bú để hạn chế lượng thuốc vào trẻ.

Không sử dụng các dạng thuốc có tác dụng kéo dài do thuốc sẽ hiện diện trong máu và nguồn sữa của người mẹ rất lâu.

Nên dùng thuốc với liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể.

Khi đang sử dụng thuốc, người mẹ nên chú ý đến những thay đổi về hành vi và thể trạng của trẻ như bỏ bú, ngầy ngật, sụt cân, tiêu chảy… Khi có những triệu chứng này, người nhà nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để tìm nguyên nhân chính xác nhất.

Đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Hỏi

Chào dược sĩ,

Bé nhà em được 5 tháng. Chiều nay, em bị nhức đầu và sốt. Em đã uống 2 viên Panadol Extra và em cảm thấy rất lo lắng. Vậy dược sĩ cho em hỏi phụ nữ cho con bú uống Panadol Extra có ảnh hưởng gì? Sau bao lâu có thể cho bé bú? Em cảm ơn dược sĩ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Dược sĩ Nguyễn Huy Khiêm - Khoa Dược, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Phụ nữ cho con bú uống Panadol Extra có ảnh hưởng gì?”, dược sĩ xin giải đáp như sau:

Thuốc Panadol Extra có thành phần là Paracetamol 500mg và Caffein 65mg. Thành phần Paracetamol có tác dụng hạ sốt, giảm đau, và thuốc được đánh giá là an toàn để sử dụng cho phụ nữ có thai cũng như phụ nữ cho con bú. Thành phần Caffein có tác dụng hỗ trợ thêm tác dụng giảm đau của Paracetamol, tăng cường tỉnh táo, Caffein có đi vào sữa mẹ sau khi sử dụng, tuy nhiên, nếu sử dụng với liều nhỏ hơn 100mg thì nồng độ thuốc trong sữa mẹ không đáng kể.

Với liều thuốc bạn sử dụng [2 viên] bạn vẫn có thể cho bé bú sữa mẹ bình thường, tuy nhiên, để an toàn hơn cho bé, lần sau bạn nên sử dụng thuốc Panadol [chỉ có thành phần là Paracetamol 500 mg] để hạ sốt giảm đau.

Nếu bạn còn thắc mắc về phụ nữ cho con bú uống Panadol Extra, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Có bầu uống thuốc giảm đau được không? Mẹ cho con bú có uống được paracetamol? Đây là đối tượng cực kỳ nhạy cảm khi sử dụng thuốc bởi vì không chỉ có tác động lên mẹ mà thuốc còn ảnh hưởng đến trẻ.

Ngay cả những thuốc không kê đơn phổ biến khi sử dụng ở đối tượng này cũng có nguy cơ gây ra những tác dụng không mong muốn.

Trong đó, paracetamol [Hapacol] là một thuốc giảm đau, hạ sốt vô cùng quen thuộc với nhiều người và được xem là khá an toàn khi dùng đúng liều lượng.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn liệu có bầu uống thuốc giảm đau được không, hoặc mẹ cho con bú có uống được hay không. Hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

1. Thuốc paracetamol là gì?

Paracetamol là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt không kê đơn được sử dụng rất phổ biến. Cơ chế hoạt động chính xác của thuốc vẫn chưa được biết đến.

Thuốc paracetamol thường được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng như đau đầu, đau cơ, viêm khớp, đau lưng, đau răng, cảm lạnh và sốt. Thuốc giúp giảm đau trong trường hợp viêm khớp nhẹ nhưng sẽ không có tác dụng đối với viêm và sưng trong khớp.

Thuốc cũng có thể được sử dụng cho các mục đích khác do bác sĩ chỉ định mà không được liệt kê trong tờ hướng dẫn sử dụng.

Paracetamol là thuốc gì? Công dụng, liều dùng và cách dùng

Paracetamol là thuốc không kê đơn, thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng đau đầu, đau răng, đau cơ, sốt nhẹ... Tuy nhiên, bạn có thật sự hiểu rõ paracetamol là gì? Nó có tác dụng thế nào không? Để hiểu rõ hơn về paracetamol, hãy cùng…

2. Có bầu uống thuốc giảm đau được không? Mẹ cho con bú có uống được paracetamol không?

Theo lý thuyết, khi mang thai người phụ nữ không nên dùng thuốc, vì thuốc có thể qua nhau thai ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Nhưng trên thực tế, có khá nhiều mẹ bầu cần sử dụng thuốc giảm đau vì nhiều nguyên nhân. Trước khi sử dụng thuốc giảm đau, bạn cần tham vấn qua ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và em bé.

Thuốc paracetamol [Hapacol] là một lựa chọn tốt để giảm đau và hạ sốt cho người mẹ đang cho con bú bị cảm. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện có paracetamol trong sữa của mẹ đang cho con bú nhưng với lượng rất nhỏ.

Hàm lượng thuốc có trong sữa thấp hơn nhiều so với liều dùng paracetamol cho trẻ sơ sinh nên hầu như không gây hại đến trẻ bú mẹ. Tác dụng phụ do paracetamol gây ra ở trẻ nhỏ do bú mẹ rất hiếm khi xảy ra.

Khi kiểm tra nước tiểu của 12 trẻ từ 2–22 tháng tuổi bú sữa mẹ sau khi người mẹ uống paracetamol 650mg, các nhà nghiên cứu không phát hiện thấy sự hiện diện của hoạt chất này trong nước tiểu.

Một nghiên cứu khác thu thập nước tiểu trong 1–3,5 giờ sau khi bú ở 6 trẻ sơ sinh từ 2–6 ngày tuổi. Những đứa trẻ này có mẹ đã sử dụng 1–2g paracetamol từ 2–4 giờ trước khi cho con bú.

Kết quả cho thấy trẻ sơ sinh đào thải trung bình 401mcg paracetamol và các chất chuyển hóa của nó qua nước tiểu trong khoảng thời gian trên.

Tốt hơn hết, bạn chỉ nên dùng thuốc trong một thời gian ngắn và tuân thủ theo liều lượng khuyến cáo.

Bạn có thể hỏi ý kiến từ bác sĩ, dược sĩ hay tham khảo thông tin trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

Ngoài ra, bạn cần nhận được lời khuyên từ chuyên gia y tế trước khi dùng thuốc paracetamol nếu con bạn:

  • Sinh non
  • Nhẹ cân khi sinh
  • Có những tình trạng y tế khác

3. Tác dụng phụ 

Bên cạnh tác dụng chữa trị các triệu chứng đau, sốt thì paracetamol cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn.

Mặc dù tất cả tác dụng phụ này không phải sẽ luôn xảy ra nhưng nếu phát hiện, bạn sẽ cần được chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.

Một số tác dụng phụ hiếm gặp đã được ghi nhận

  • Phân có máu hoặc đen như hắc ín
  • Nước tiểu có máu hoặc đục màu
  • Sốt có hoặc không có ớn lạnh [tình trạng này không xuất hiện trước khi sử dụng thuốc điều trị]
  • Đau ở lưng dưới hoặc đau một bên
  • Có các đốm đỏ xuất hiện trên da
  • Phát ban, mề đay hoặc mẩn ngứa
  • Đau họng [không xuất hiện trước khi điều trị và không được gây ra bởi tình trạng đang được điều trị]
  • Có vết lở, loét hoặc các đốm trắng trên môi hay bên trong miệng
  • Lượng nước tiểu giảm đột ngột
  • Chảy máu bất thường hoặc bầm tím
  • Mệt mỏi bất thường
  • Mắt hay da có màu vàng

Nếu sử dụng quá liều paracetamol hoặc nghi ngờ ngộ độc paracetamol bạn có thể biểu hiện các triệu chứng dưới đây và tốt nhất hãy đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời:

  • Tiêu chảy
  • Tăng tiết mồ hôi
  • Ăn mất ngon
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Co thắt và đau dạ dày
  • Sưng, đau hoặc căng vùng bụng trên/dạ dày

Bạn cần làm gì khi bị ngộ độc paracetamol?

 Tại Hoa Kỳ, ngộ độc paracetamol là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy gan cấp tính, hơn cả viêm gan do virus. Xem qua bài viết do Hapacol nghiên cứu, bạn sẽ khám phá thêm về loại thuốc này tưởng chừng như vô hại Paracetamol [Hapacol] là một trong…

Tác dụng phụ được ghi nhận ở trẻ sơ sinh bú mẹ

Tình trạng phát ban nổi sần ở phần thân trên và mặt của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi có thể là do paracetamol có trong sữa mẹ gây ra.

Hiện tượng này xảy ra sau 2 ngày người mẹ điều trị với paracetamol 1g khi đi ngủ.

Sau đó, triệu chứng giảm dần khi người mẹ ngừng thuốc nhưng tái phát sau 2 tuần khi tiếp tục sử dụng liều paracetamol 1g.

Hai báo cáo khác lại cho thấy 14 phụ nữ cho con bú sau khi uống paracetamol hoặc tiền dược của thuốc này và không thấy tác dụng phụ trên con của họ.

4. Cẩn thận khi sử dụng các sản phẩm paracetamol phối hợp

Một số biệt dược chứa paracetamol trên thị trường được kết hợp với các hoạt chất khác, chẳng hạn như codein.

Tuy thuốc hạ sốt paracetamol không gây ảnh hưởng nhiều đến trẻ sơ sinh nhưng những thành phần khác như codein lại không an toàn cho bé.

Vậy nên, bạn cần đọc kỹ thành phần thuốc trước khi sử dụng.

Nếu cảm thấy lo lắng hay có bất kỳ thắc mắc nào, bạn nên hỏi ý kiến từ bác sĩ hay dược sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn, nhất là khi muốn uống thuốc paracetamol kết hợp với một hoạt chất khác.

Có thể bạn quan tâm:

Tủ thuốc gia đình cần có gì?

Chữa cảm cúm cho bà bầu an toàn, hiệu quả

Mang thai, dùng thuốc hạ sốt nào an toàn?

Tham khảo:

Can I take paracetamol while I’m breastfeeding? //www.nhs.uk/common-health-questions/medicines/can-i-take-paracetamol-while-i-am-breastfeeding/

Acetaminophen use while Breastfeeding. //www.drugs.com/breastfeeding/acetaminophen.html

Video liên quan

Chủ Đề