Thuế GTGT được khấu trừ tiếng Anh là gì

Kế toán thuế là một nghiệp vụ kế toán quan trọng, với vai trò phụ trách các vấn đề về khai báo thuế trong doanh nghiệp. Để thực hiện công việc này trong các doanh nghiệp nước ngoài thì ngoài kiến thức chuyên môn bạn phải nắm vững tiếng anh ngành kế toán thuế

Kế toán thuế có liên quan đến pháp luật trong việc khai báo thuế với cơ quan nhà nước hàng năm, đòi hỏi độ chính xác và rõ ràng trong từng nghiệp vụ. Làm một kế toán thuế đã khó nhưng trong một doanh nghiệp nước ngoài lại càng khó hơn nên bạn phải thông thạo tiếng anh cũng như các thuật ngữ chuyên môn chuyên ngành kế toán thuế.

Dưới đây là 50 từ vựng tiếng anh chuyên ngành kế toán thuế cần phải biết:

1-Tax: thuế

2-Registrate: đăng ký thuế

3-Imposea tax:ấn định thuế

4-Refund of tax: thủ tục hoàn thuế

5- Tax offset: bù trừ thuế

6-Examine: kiểm tra thuế

7-Declare: khai báo thuế

8-License tax: thuế môn bài

9-Company income tax: thuế thu nhập doanh nghiệp

10-Personal income tax: thuế thu nhập cá nhân

 11-Value added tax: thuế giá trị gia tăng

12-Income tax: thuế thu nhập

13-Input sales tax: thuế giá trị gia tăng đầu vào

14-Output sales tax: thuế giá trị gia tăng đầu ra

15-Capital transfer tax: thuế chuyển nhượng vốn

16-Export/Import tax: thuế xuất, nhập khẩu

17-Registration tax: thuế trước bạ

18-Excess profits tax: thuế siêu lợi nhuận

19-Indirect tax:thuế gián thu

20-Direct tax: thuế trực thu

21-Tax rate:thuế suất

22-Tax policy: chính sách thuế

23-Tax cut: giảm thuế

24-Tax penalty: tiền phạt thuế

25-Taxable: chịu thuế

26-Tax fraud: gian lận thuế

27-Tax avoidance: trốn thuế

28-Tax evasion: sự trốn thuế

29-Tax abatement: sự khấu trừ thuế

30-E – file: hồ sơ khai thuế bằng điện tử

31-Filing of return: việc khai, nộp hồ sơ, tờ khai thuế

32-Form :mẫu đơn khai thuế

33-Assessment period: kỳ tính thuế

34-Tax computation: việc tính thuế

35-Term: kỳ hạn thuế

36-Register of tax:sổ thuế

37-Tax incentives: ưu đãi thuế

38-Tax allowance: trợ cấp thuế

 39Tax preparer: người giúp khai thuế

40-Tax year: năm tính thuế

41-Tax dispute: các tranh chấp về thuế

42-Tax liability: nghĩa vụ thuế

43-Taxpayer: người nộp thuế

44-Authorize: người ủy quyền

45-Official: chuyên viên

46-Inspector: thanh tra viên

47-Tax derectorate: tổng cục thuế

48-Director general: tổng cục trưởng

49-Tax department:cục thuế

50-Tax authorities: hội đồng thuế

Các thuật ngữ tieng anh chuyen nganh ke toan thue nêu trên được sử dụng phổ biến và rộng rãi, do đó nếu làm việc ở vị trí kế toán thuế, bạn cần phải nắm rõ các thuật ngữ tiếng anh kế toán trên để thực hiện nghiệp vụ chuyên môn tốt hơn.

Xem thêm: //aroma.vn/20-thuat-ngu-tieng-anh-chuyen-nganh-ke-toan/

Khấu trừ thuế giá trị gia tăng là gì và cách tính thuế GTGT được khấu trừ? Các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà mọi người tiêu dùng hàng ngày khi đi mua sắm trong các cửa hàng, siêu thị kèm theo biên lai thanh toán. Hoặc các cơ sở kinh doanh khi mua bán hàng hóa, dịch vụ mà kèm theo hóa đơn có dòng thuế VAT, đó chính là thuế giá trị gia tăng [GTGT] mà người tiêu dùng đang phải chịu. Hiện nay đã có rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng loại thuế này. Vậy, thuế giá trị gia tăng là gì?

Luật sư tư vấn luật về khấu trừ thuế giá trị gia tăng trực tuyến: 1900.6568

* Căn cứ pháp lý

– Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ban hành ngày 13 tháng 6 năm 2019;

– Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế;

– Thông tư 95/2016/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2016 Hướng dẫn về đăng ký thuế;

– Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi, bổ sung năm 2014;

– Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 08 năm 2014;

– Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2014 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế;

Xem thêm: Căn cứ tính thuế và cách tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

– Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 2 tháng 02 năm 2015;

– Thông tư 130/2016/TT-BTC ngày 12 tháng 8 năm 2016;

– Thông tư 173/2016/TT-BTC ngày 28 tháng 10 năm 2016;

– Thông tư 93/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 9 năm 2017;

– Nghị định 146/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2017;

– Thông tư 25/2018/TT-BTC ngày 16 tháng 03 năm 2018;

– Văn bản hợp nhất 14/2018/VBHN-BTC ngày 09 tháng 5 năm 2018 Hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng;

1. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng là gì?

Thuế giá trị gia tăng [thuế GTGT] là thuế gián thu tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Xem thêm: Khác biệt giữa thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt

Có thể hiểu khấu trừ thuế GTGT là việc số thuế GTGT phải nộp được tính trên cơ sở số thuế GTGT đầu ra trừ đi số thuế GTGT đầu vào.

Cụ thể, khi doanh nghiệp mua hàng hóa – sẽ phải chịu mức thuế GTGT cho hàng hóa [là thuế GTGT đầu vào]. Nhưng khi doanh nghiệp đem hàng hóa đó đi bán lại thì chủ thể mua hàng sẽ chịu mức thuế GTGT tính trên giá trị của hàng hóa đó [là thuế GTGT đầu ra]. Khi đó, số thuế GTGT mà doanh nghiệp mua hàng ban đầu cần phải nộp sẽ được tính bằng = thuế GTGT đầu ra – thuế GTGT đầu vào. Bản chất của thuế VAT là đánh vào người tiêu dùng sản phẩm – dịch vụ cuối cùng, không để cùng một món hàng nhưng lại bị thu thuế trùng lặp nên mới cần đến hoạt động khấu trừ thuế.

2. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng tiếng Anh là gì?

Khấu trừ thuế giá trị gia tăng tiếng Anh có nghĩa là: Value added tax deduction.

Value added tax [VAT] is an indirect tax on the added value of goods and services arising in the process from production, circulation to consumption.

3. Đặc điểm của khấu trừ thuế GTGT

– Phần thuế GTGT được khấu trừ là số thuế được xác định một cách trực tiếp, là hiệu số thuế của các khâu trong quá trình sản xuất, lưu thông mà không phải phần giá trị gia tăng được xác định trực tiếp qua các khâu.

– Căn cứ để xác định số thuế đầu vào được khấu trừ là số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT khi mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu.

– Khấu trừ thuế đầu ra là khấu trừ trên số hàng hóa mà doanh nghiệp bạn bán ra chịu thuế GTGT.

– Khấu trừ thuế đầu vào là tính trên phần giá trị hàng hóa mua vào chịu thuế GTGT được khấu trừ mà doanh nghiệp bạn được hưởng.

Xem thêm: Đăng ký thuế, cách tính thuế đối với đơn vị sự nghiệp công lập

4. Cách tính thuế giá trị gia tăng được khấu trừ?

Theo Điều 12 Văn bản hợp nhất 14/2018/VBHN-BTC ngày 09 tháng 5 năm 2018 Hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng quy định cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ cụ thể như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Trong đó:

* Số thuế GTGT đầu ra

Số thuế GTGT đầu ra = Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT.

Thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra x Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó.

Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì thuế GTGT đầu ra được xác định như sau:

Đối với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT như tem, vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết… thì giá chưa có thuế được xác định như sau:

Xem thêm: Cách tính thuế đối với tiền lãi gửi tiết kiệm gửi vào ngân hàng

Giá chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán [tiền bán vé, bán tem…]
1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ [%]

Số thuế GTGT đầu ra = Giá thanh toán – Giá chưa thuế

Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và nộp thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Khi lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hóa đơn chỉ ghi giá thanh toán [trừ trường hợp được phép dùng chứng từ đặc thù], không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hóa đơn, chứng từ.

Ví dụ: Doanh nghiệp bán sắt, thép, giá bán chưa có thuế GTGT đối với sắt F6 là: 11.000.000 đồng/tấn; thuế GTGT 10% bằng 1.100.000 đồng/tấn, nhưng khi bán có một số hóa đơn doanh nghiệp chỉ ghi giá bán là 12.100.000 đồng/tấn thì thuế GTGT tính trên doanh số bán được xác định bằng: 12.100.000 đồng/tấn x 10% = 1.210.000 đồng/tấn thay vì tính trên giá chưa có thuế là 11.000.000 đồng/tấn.

Cơ sở kinh doanh phải chấp hành chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ. Trường hợp hóa đơn ghi sai mức thuế suất thuế giá trị gia tăng mà cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý như sau:

Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ: Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất đã ghi trên hóa đơn; Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn thấp hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất thuế GTGT quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT.

* Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Thuế GTGT đầu vào = Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ [bao gồm cả tài sản cố định] dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế và phương pháp tính như sau:

Xem thêm: Thuế suất thuế Giá trị gia tăng

Ví dụ: Trong kỳ, Công ty A thanh toán dịch vụ đầu vào được tính khấu trừ là loại đặc thù:

Tổng giá thanh toán 110 triệu đồng [giá có thuế GTGT], dịch vụ này chịu thuế là 10%, số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tính như sau:

110 triệu x 10% = 10 triệu đồng
1 + 10%

Giá chưa có thuế là 100 triệu đồng, thuế GTGT là 10 triệu đồng.

Trường hợp hóa đơn ghi sai mức thuế suất thuế giá trị gia tăng mà các cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý như sau:

Đối với cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ: Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn mua vào cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT. Trường hợp xác định được bên bán đã kê khai, nộp thuế theo đúng thuế suất ghi trên hóa đơn thì được khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hóa đơn nhưng phải có xác nhận của cơ quan thuế trực tiếp quản lý người bán; Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn thấp hơn thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hóa đơn.

Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ: Trường hợp cơ sở kinh doanh khi nhập khẩu hàng hóa đã khai, nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, khi bán cho người tiêu dùng đã lập hóa đơn ghi thuế suất thuế GTGT trên hóa đơn GTGT bán ra đúng bằng với mức thuế suất thuế GTGT đã khai, nộp thuế ở khâu nhập khẩu nhưng mức thuế suất thuế GTGT đã khai [ở khâu nhập khẩu và khâu bán ra nội địa] thấp hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT và cơ sở kinh doanh không thể thu thêm được tiền của khách hàng thì số tiền đã thu của khách hàng theo hóa đơn GTGT được xác định là giá đã có thuế GTGT theo thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT để làm cơ sở xác định đúng số thuế GTGT phải nộp và xác định doanh thu tính thuế TNDN.

Việc khấu trừ thuế GTGT giúp cho việc xác định đúng số thuế phải nộp ở từng khâu, từng chủ thể nộp thuế, chống thất thu thuế. Đảm bảo thu đủ số thuế cần thiết điều tiết thu nhập của người tiêu dùng; đảm bảo sự động viên kịp thời một phần thu nhập quốc dân. Khấu trừ thuế còn thúc đẩy các tổ chức kinh tế tiến hành hạch toán theo chuẩn mực pháp luật.

Video liên quan

Chủ Đề