Rfid là gì trong logistics

Khi một doanh nghiệp mở rộng hoạt động của mình thì chuỗi cung ứng của họ đương nhiên cũng phát triển theo. Các quy trình vận hành trong chuỗi cũng sẽ trở nên phức tạp hơn, điều này càng nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của độ chính xác tại mỗi mắt xích trong chuỗi cung ứng. Đây là lúc công nghệ RFID phát huy tác dụng. Công nghệ này đặc biệt thích hợp cho việc lưu thông và theo dõi hàng hóa. Đối với Logistics và chuỗi cung ứng, công nghệ RFID có thể được sử dụng trong một số khía cạnh, bao gồm quản lý kho hàng, quản lý hàng tồn kho, vận chuyển hàng hóa, sản xuất và bán lẻ. Với công nghệ RFID, chuỗi cung ứng có thể đạt được hiệu suất và khả năng theo dõi cao…

Công nghệ RFID là gì?

RFID [Radio Frequency Identification] là thuật ngữ dùng để miêu tả một hệ thống nhận diện các đối tượng [vật và người] bằng sóng vô tuyến. Do sử dụng sóng vô tuyến, hệ thống RFID không phát ra tia sáng như trong công nghệ mã vạch. Sóng vô tuyến này có thể truyền được khoảng cách xa hơn [đến 10 mét] và xuyên qua một số loại vật liệu do đó giúp việc nhận diện hàng hóa trở nên dễ dàng hơn.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Một hệ thống RFID bao gồm ba thành phần cơ bản: thẻ RFID có gắn chip [tag], thiết bị đọc RFID [reader] và hệ thống CNTT hỗ trợ. Thẻ RFID có thể được phân thành hai loại: thẻ chủ động và thẻ thụ động. Các thẻ RFID chủ động được tích hợp sẵn nguồn năng lượng bên trong [chẳng hạn như pin] do đó có bộ nhớ lưu trữ và phạm vi nhận diện cao hơn so với các thẻ thụ động. Phạm vi nhận diện của các thẻ RFID chủ động là từ 20m đến 100m trong khi đối với các thẻ thụ động là 2mm đến 4,6m. Tuy vậy, do phụ thuộc vào nguồn năng lượng bên trong nên thẻ RFID chủ động có thời gian sử dụng [số lần quét] giới hạn hơn so với các thẻ thụ động. Đối với các thẻ thụ động thì thời gian sử dụng là không giới hạn, bởi vì thiết bị đọc RFID sẽ chịu trách nhiệm cung cấp năng lượng hoạt động cho các thẻ này.

Khi một thẻ RFID được đặt trong trường nhận diện của thiết bị đọc, dữ liệu chứa trong thẻ sẽ được thiết bị đọc ghi nhận, sau đó chuyển về hệ thống CNTT hỗ trợ thông qua các giao diện chuẩn nhằm phục vụ cho các hoạt động xử lý, phân tích và lưu trữ…

Con chíp gắn trên thẻ RFID chứa được nhiều hơn dữ liệu so với một mã vạch thông thường, do vậy có thể cung cấp nhiều thông tin liên quan đến hàng hóa hơn, ví dụ không chỉ tên hàng, tên nhà sản xuất, nước sản xuất mà còn cả ngày sản xuất, ngày xuất kho, tên người sản xuất…

Khác với mã vạch, dữ liệu lưu trên RFID có thể sửa đổi, cập nhập được. Do thời gian đọc dữ liệu rất nhanh nên cùng một lúc đầu lọc RFID có thể nhận diện được nhiều thẻ khác nhau.

Ứng dụng của RFID trong logistics và chuỗi cung ứng

Công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến [RFID] có thể cung cấp nhiều lợi ích làm giảm đáng kể và loại bỏ những phần thừa thải trong chuỗi cung ứng mở rộng.

1. Cung cấp theo dõi hàng tồn kho theo thời gian thực

RFID có thể đơn giản hóa và đẩy nhanh các công đoạn ghi nhận nhập và xuất hàng ở kho, cung cấp vị trí chính xác của hàng hóa trong kho giúp cho việc tìm kiếm hàng hóa dễ dàng hơn.

Có được thông tin chính xác về tồn kho của các mặt hàng kết hợp với thông tin cập nhật về tồn hàng tại các cửa hiệu sẽ giúp nhà bán lẻ ra các quyết định nhập hàng kịp thời nhằm tránh tối đa tình trạng một mặt hàng nào đó hết hàng. Hiệu quả trong quản lý trữ hàng có thể giúp DN bán lẻ tiết kiệm đáng kể chi phí lưu kho.

Công nghệ này còn giúp doanh nghiệp tìm ra mức tồn kho tối ưu để không có sản phẩm dư thừa nằm trên kệ, lãng phí cho việc lưu trữ. Mặc dù việc điều chỉnh mức tồn kho có vẻ không phải là động lực thúc đẩy lợi nhuận, nhưng việc giữ mức tồn kho phù hợp có thể giúp một mọi donah nghiệp tiết kiệm từ 20-30% chi phí kho và lưu kho.

RFID có thể quét từng số SKU duy nhất và xác định sự khác biệt trong sản phẩm, chẳng hạn như kích thước, màu sắc và kiểu dáng. Với hàng hóa được gắn thẻ RFID, các nhà sản xuất có thể dễ dàng tăng tỷ lệ đếm hàng tồn kho từ 200 lên đến hơn 12.000 mặt hàng mỗi giờ [tất nhiên, điều này cũng phụ thuộc vào cách sản phẩm được lưu trữ và mức độ dễ dàng truy cập.

2. RFID cải thiện khả năng hiển thị

RFID cho phép các công ty theo dõi quy trình làm việc trong chuỗi cung ứng của họ, điều này sẽ cung cấp nhiều dữ liệu hữu ích hơn với thiết bị sản xuất, hàng tồn kho, quản lý tài sản và các quy trình của công ty.

Ví dụ: trên một chiếc xe tải gắn thẻ REID, khi xe đi qua cửa kho hoặc trạm kiểm soát, đầu lọc RFID sẽ ghi nhận chính xác giờ xe đã ra hoặc vào, đi hoặc đến, từ đó quản lý được tình trạng hoạt động của xe. Hệ thống kiểm soát truy cập và xác thực người dùng hỗ trợ RFID có thể giúp người quản lý kho cải thiện bảo mật và cho phép theo dõi một loạt các loại thiết bị xử lý vật liệu cũng như các thiết bị và hệ thống khác.

3. Giảm mất mát trộm cắp

Việc gắn thẻ RFID cũng giúp các công ty kiểm soát bất kỳ sản phẩm đang di chuyển nào không được phép làm như vậy. Điều này đặc biệt quan trọng với các sản phẩm có giá trị cao như máy tính, ti vi và ô tô. Đôi khi sự xuất hiện đơn thuần hoặc biết rằng thẻ RFID được gắn vào có thể làm giảm nguy cơ trộm cắp.

Hạn chế của RFID

RFID cũng có những hạn chế do các quy luật vật lý. Kim loại và các chất lỏng có tính chất cản sóng vô tuyến do đó thông thường RFID không làm việc hiểu quả trong môi trường có nhiều vật thể kim loại hoặc chất lỏng bao quanh. Thẻ RFID cũng có thể bị hỏng và không thể nhận diện được. Sự hoạt động đan xen cùng lúc giữa các thiết bị đọc RFID cũng có thể ngăn cản việc đọc một thẻ RFID nào đó. Tuy vậy, những tiến bộ về kỹ thuật có thể mang lại giải pháp cho những vấn đề này trong tương lai gần.

Công nghệ RFID trong tương lai

Trong khi trước đây công nghệ RFID bị giới hạn trong một số môi trường nhất định, thì hiện nay có những thẻ có thể được sử dụng trong môi trường khắc nghiệt như nhiệt độ khắc nghiệt hoặc ô nhiễm hóa học. Các ứng dụng linh hoạt, tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí của RFID đã khiến nó trở nên phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp.

Những tiến bộ trong lĩnh vực điện tử in đã giúp tạo ra các loại thẻ RFID cực kỳ mỏng, linh hoạt, hiện có thể được kết hợp với các cảm biến in, pin mặt trời quang điện màng mỏng và các công nghệ khác. Với công nghệ in điện tử và mực in dẫn điện mới, các công ty có thể hình dung ra thẻ RFID không chip của riêng họ trên trang web.

Ngoài ra còn có các công ty trên thế giới đang nghiên cứu công nghệ in 3D cho phép in trực tiếp thiết bị điện tử trong các sản phẩm khi chúng được kết xuất. Mặc dù việc in thẻ RFID trực tiếp bên trong sản phẩm có thể mất vài năm nữa, nhưng công nghệ đang phát triển nhanh chóng để làm được điều đó.

Bên cạnh đó, dự đoán RFID sẽ được sử dụng tích hợp cảm biến để hợp lý hóa doanh nghiệp của bạn. RFID sẽ ngày càng trở thành một phần của toàn bộ hệ sinh thái cảm biến và công nghệ truyền thông giúp các công ty giám sát và quản lý tài sản và lô hàng tốt hơn. Các cảm biến thụ động về nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, độ rung và các yếu tố khác sẽ được kết hợp với RFID để cung cấp thông minh hơn nữa tạo nên lợi thế của doanh nghiệp.

Công nghệ RFID trong logistics và quản lý chuỗi cung ứng được sử dụng ngày càng phổ biến để cải thiện khả năng hiển thị và phân phối trong chuỗi.

Khi một doanh nghiệp quyết định mở rộng hoạt động sản xuất, chuỗi cung ứng cũng tương ứng được phát triển theo. Các bước trong chuỗi trở nên phức tạp hơn. Tính hạn chế trong khả năng hiển thị hay sự sai sót về thông tin có thể gây ngưng trệ hoạt động sản xuất, dẫn đến những giảm sút đáng kể đến kết quả kinh doanh. Cũng từ đó, tầm quan trọng trong độ chính xác tại mỗi mắt xích của chuỗi cung ứng dần trở thành một đòi hỏi thiết yếu. Và đây chính là lúc công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến RFID phát huy tác dụng. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng RFID như một giải pháp đảm bảo tính hiệu quả trong chuỗi cung ứng và logistics.

Ứng dụng RFID trong logistics và chuỗi cung ứng

Việc triển khai RFID một cách đúng đắn là điều kiên cơ bản để mọi hoạt động trong chuỗi từ việc ra quyết định đến theo dõi và phân phối hàng tồn kho được thực hiện hợp lý. Ta dễ dàng bắt gặp doanh nghiệp mà hệ thống có ứng dụng công nghệ này trong logistics và chuỗi cung ứng ở nhiều lĩnh vực như thương mại điện tử và chăm sóc sức khỏe.

Chuỗi cung ứng hiện đại mở ra vô số các cơ hội để doanh nghiệp sử dụng RFID trong các mắt xích quan trọng nhất. Dưới đây, chúng tôi đi sâu vào chi tiết liên quan đến từng quy trình chuỗi cung ứng cũng như tiềm năng ứng dụng RFID trong chuỗi.

Thông tin liền mạch trong chuỗi

Trong thị trường có nhiều biến động như hiện nay, chuỗi cung ứng chỉ hiệu quả khi có sự hỗ trợ của thông tin xuyên suốt Ngoài tính chính xác và cập nhật, thông tin được chia sẻ phải đảm bảo tính kịp thời đối với các nhà cung cấp, nhà kho cũng như các bên vận chuyển để đảm bảo hoạt động trơn tru, liền mạch trong mọi hoàn cảnh, môi trường.

Thẻ RFID [RFID Tags] giúp việc tích hợp hiệu quả thông qua những nắm bắt nhanh chóng các chi tiết quan trọng về vật liệu và sản phẩm đang được vận chuyển. Sau đó, các hệ thống RFID được thiết kế giúp chuyển dữ liệu này một cách liền mạch để các bên tham gia vào chuỗi cung ứng có thể nhận thông tin phù hợp tương ứng.

Vận hành & Mua hàng

Các hoạt động hàng ngày của chuỗi cung ứng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định mức độ hiệu quả của chuỗi cung ứng – điều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, giám sát và theo dõi hoạt động này lại không hề dễ. RFID được triển khai nhằm giải quyết thách thức này bằng cách cung cấp thông tin chi tiết theo thời gian thực về quy trình làm việc hàng ngày của chuỗi. Công nghệ này cho phép doanh nghiệp xác định chính xác vị trí nào xảy ra tắc nghẽn, tồn đọng để từ đó, có những phương án giải quyết kịp thời, chính xác.

Đối với giai đoạn mua hàng trong chuỗi, RFID có thể theo dõi dòng chảy của cả nguyên liệu thô và bán thành phẩm. Bằng việc được trang bị các giải pháp RFID, việc xác định trạng thái lô hàng trở nên dễ dàng hơn. Ứng dụng này cũng giúp hợp lý hóa các quy trình quản lý kho khác bằng cách hạn chế việc nhận hàng chậm trễ.

RFID cũng còn đóng một vai trò quan trọng trong tối đa hóa tài nguyên lưu trữ trong kho. Dữ liệu được thu thập bởi các hệ thống này có thể đảm bảo rằng tất cả các mặt hàng được lưu trữ và truy xuất theo cách hiệu quả nhất có thể, đồng thời hạn chế khả năng thất thoát hàng tồn kho. Ngoài ra, dữ liệu thời gian thực đem lại độ chính xác cao hơn trong việc chọn hàng và kiểm kê hàng hóa. Đây được coi là một yếu tố cần thiết để giảm thiểu những lãng phí về sản xuất sản phẩm sai lỗi.

Phân phối và Logistics

Khi sản phẩm di chuyển từ điểm xuất xứ đến điểm đến cuối cùng, hệ thống RFID mang lại nhiều tính ưu việt cho quá trình phân phối. Trong giai đoạn này, nhiều vấn đề bất ngờ có thể phát sinh đối với các nhà phân phối, dẫn đến những sự trì trệ, lãng phí, kém hiệu quả. Những vấn đề này được giảm thiểu dễ dàng hơn với sự trợ giúp từ việc ứng dụng RFID.

Hãy lấy điều kiện thời tiết và đường xá làm một ví dụ. Đây là hai điều kiện có thể gây ra những nguy cơ làm trật bánh xe cho phương tiện vận chuyển. Với giải pháp RFID, doanh nghiệp có thể xử lý được vấn đề này và đảm bảo chuyến hàng được chuyển đi đúng tiến độ nhờ vào những theo dõi và thu thập thông tin tại thời gian thực, từ đó cung cấp các giải pháp, kế hoạch khắc phục tương ứng.

Trong các nhà kho và trung tâm phân phối, các giải pháp RFID cũng giữ một vai trò quan trọng không kém để thúc đẩy hiệu quả và tăng cường tự động hóa trong quy trình quản lý kho và phân phối. RFID giúp mang lại cơ hội tiết kiệm chi phí để cải thiện lợi nhuận. Hơn nữa, khả năng hiển thị chuỗi cung ứng được nâng cao nhờ công nghệ này, từ đó, thúc đẩy độ chính xác và gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường cho doanh nghiệp.

Từ góc độ logistics, có thể thấy rằng công nghệ RFID được ứng dụng trong hầu hết các khâu:

Đầu tiên, có thể kể tới là việc doanh nghiệp sử dụng các thẻ RFID để đánh dấu các phương tiện vận tải trong kho của mình để biết được xe đẩy nào hiện đang di chuyển và ở khu vực nào của nhà kho.

Ngoài ra, thẻ RFID cũng còn được ứng dụng rộng rãi để định vị hàng hóa trong kho và theo dõi chuyển động của chúng.

Việc xuất hàng ra khỏi kho cũng không là ngoại lệ. Thẻ RFID cho phép doanh nghiệp mã hóa không chỉ nội dung của pallet với các thông tin chi tiết, mà còn cả số đơn đặt hàng, số giao hàng và số pallet của người nhận khi giao hàng.

Logistics hiện đại ngày càng trở thành cơ sở cung ứng cho thương mại bán lẻ. Việc sử dụng thẻ RFID để đánh dấu các sản phẩm cụ thể cho phép quy trình chọn và đóng gói chính xác, đồng thời thời gian xác nhận đơn hàng, chuẩn bị hàng, kiểm kê trước khi giao vận chuyển cũng được tối ưu.

Bạn có biết? Lập kế hoạch và quản lý kho trong chuỗi cung ứng đã dần trở nên phức tạp hơn với nhiều hoạt động hậu cần từ lưu kho, lưu trạng thái đơn hàng, phân loại, xếp dỡ cho đến dịch vụ khách hàng. Bằng việc ứng dụng công nghệ RFID trong quản lý kho, doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu quả hoạt động kiểm soát chuỗi cung ứng.

Lợi ích khi ứng dụng RFID trong logistics và chuỗi cung ứng

RFID cải thiện khả năng theo dõi xuyên suốt chuỗi

RFID cho phép doanh nghiệp theo dõi quy trình làm việc trong chuỗi cung ứng của mình và thu thập các dữ liệu cần thiết liên quan đến thiết bị sản xuất, hàng tồn kho, quản lý trang thiết bị và các quy trình của công ty.

RFID có thể được tích hợp vào các nhiệm vụ chuỗi cung ứng khác nhau để đơn giản hóa và tự động hóa. Điều này sẽ loại bỏ những lãng phí, sai lỗi từ các thao tác thủ công của con người.

Có thông tin được tạo ra từ tích hợp RFID cho phép doanh nghiệp ra quyết định nhanh và chính xác hơn, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý chuỗi.

RFID cải thiện năng suất trong logistics và chuỗi cung ứng

RFID loại bỏ những lãng phí về thời gian định vị hàng hóa bằng cách sử dụng tần số vô tuyến để giúp xác định và theo dõi vị trí của sản phẩm. Hơn nữa, việc giảm thời gian định vị hàng hóa giúp giảm chi phí liên quan đến lao động và có thể cải thiện năng suất tổng thể cho đơn vị sản xuất.

Khả năng theo dõi hàng tồn kho theo thời gian thực

Một trong những lợi ích lớn nhất của việc tăng khả năng hiển thị là sử dụng dữ liệu được tạo ra với sự trợ giúp của RFID để cắt giảm chi phí. Và điển hình là khả năng theo dõi mức tồn kho theo thời gian thực chính xác nhất.

Với RFID, doanh nghiệp có thể xem chính xác lượng sản phẩm mà họ hiện có. Điều này giúp họ tìm ra mức tồn kho tối ưu để không có sản phẩm được lưu trữ dư thừa và đảm bảo khả năng sẵn có trên kệ của các sản phẩm của họ.

Với hàng hóa được gắn thẻ RFID, các nhà sản xuất có thể dễ dàng tăng tỷ lệ đếm hàng tồn kho từ 200 lên đến hơn 12.000 mặt hàng mỗi giờ, đồng thời họ cũng hoàn toàn có thể kiểm tra được tình trạng bán của từng loại sản phẩm trên kệ chỉ trong vài phút, thay vì hàng tuần theo phương pháp truyền thống.

Độ chính xác cao hơn

Doanh nghiệp đưa RFID vào hệ thống kho và lưu trữ có thể cải thiện 80% độ chính xác của việc vận chuyển và lấy hàng, từ đó, tiết kiệm được một khoản tiền lớn nhờ giảm thiểu lỗi từ khâu vận chuyển và đóng gói.

Giảm thất thoát, trộm cắp

Việc gắn thẻ RFID cũng giúp các công ty kiểm soát hàng tồn kho bằng cách định vị sản phẩm theo thời gian thực để phát hiện kịp thời và hạn chế tối đa vấn đề liên quan đến thất thoát, trộm cắp hàng hóa. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với các sản phẩm có giá trị cao hay khó thay thế của công ty.

Thách thức khi ứng dụng RFID trong logistics và chuỗi cung ứng

  • RFID là một công nghệ tốn kém: RFID yêu cầu thiết bị đắt tiền, cho dù đó là phần mềm hay phần cứng.
  • Nguy cơ về sự cố với kim loại và chất lỏng: Không phải ở bất cứ môi trường nào, RFID cũng có thể hoạt động tốt. Sóng vô tuyến sẽ phát ra khắp nơi khi trong môi trường kim loại. Tương tự, chất lỏng có thể hấp thụ các tín hiệu từ các thẻ RFID.
  • Đòi hỏi am hiểu sâu về công nghệ: Rất khó để hiểu các thẻ RFID và tần suất khác nhau. Các nhà quản lý cần hiểu rõ về công nghệ để có thể đào tạo nhân viên của mình về cách làm việc của nó.
  • Xung đột tín hiệu trong hệ thống RFID: Người lao động có thể gặp phải các xung đột về trình đọc và gắn thẻ như nhiều thẻ cùng phản ánh một tín hiệu gây nhầm lẫn cho người đọc.

Video liên quan

Chủ Đề