Piperin là gì

Nghệ và hạt tiêu là “bộ đôi hoàn hảo” cho sức khỏe của bạn

Các hoạt chất trong nghệ và hạt tiêu đen

Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã xác nhận nghệ có thể được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Trên thực tế, cả nghệ và hạt tiêu đều chứa nhiều chất chống viêm, chống oxy hóa giúp phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm.

Curcumin trong nghệ:

Curcumin là hoạt chất quan trọng nhất trong củ nghệ. Curcumin là một loại polyphenol có tính chống oxy hóa mạnh, có đặc tính kháng viêm, khử trùng, kháng khuẩn và chống nấm. Tuy nhiên, cơ thể người không thể hấp thụ nhiều curcumin một cách tự nhiên.

Curcumin có tính kháng viêm, kháng khuẩn, chống nấm tốt

Piperine trong hạt tiêu đen:

Piperine đã được chứng minh có khả năng làm giảm buồn nôn, đau đầu, có đặc tính kháng viêm và giúp khắc phục tình trạng tiêu hóa kém. Một trong những lợi ích đáng kể nhất của piperine là khả năng thúc đẩy sự hấp thụ của một số hợp chất nhất định trong quá trình tiêu hóa. Cụ thể, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng piperine trong hạt tiêu có thể giúp tăng cường khả năng hấp thụ curcumin lên tới 2.000%.

Các nhà khoa học đã đưa ra 2 giả thuyết để giải thích vấn đề này: Một là piperine có thể giúp “nới lỏng” thành ruột, cho phép các phân tử lớn hơn [như curcumin] đi qua và hấp thụ vào máu. Hoặc piperine có thể làm chậm quá trình chuyển hóa curcumin trong gan, giúp cơ thể có thời gian hấp thụ hiệu quả hơn.

Piperine trong hạt tiêu có thể thúc đẩy khả năng hấp thụ curcumin

Lợi ích khi kết hợp nghệ và hạt tiêu

Chống viêm và giảm đau:

Curcumin trong nghệ có đặc tính chống viêm [đặc biệt giúp chống viêm khớp], giảm đau mạnh mẽ. Thực tế, một số nghiên cứu đã cho thấy, curcumin không chỉ có khả năng tương đương một vài loại thuốc chống viêm mà còn không gây ra tác dụng phụ.

Piperine đã được chứng minh có đặc tính kháng viêm và chống viêm khớp, giúp giảm độ nhạy của các thụ thể gây cảm giác đau trong cơ thể.

Ngăn ngừa ung thư:

Nghiều nghiên cứu chỉ ra rằng, curcumin có thể làm giảm sự phát triển, thậm chí tiêu diệt một số tế bào ung thư. Piperine cũng có các tác động tương tự với một số tế bào ung thư nhất định, có thể làm giảm nguy cơ hình thành khối u, đồng thời ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, tuyến tụy, đại trực tràng…

Hỗ trợ tiêu hóa:

Nghệ và hạt tiêu đen đã được chứng minh có khả năng cường hoạt động của các enzyme tiêu hóa trong ruột, giúp cơ thể xử lý thức ăn nhanh và dễ dàng hơn. Hơn nữa, các đặc tính chống viêm của nghệ và hạt tiêu đen có thể giúp giảm viêm đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa.

Bổ sung bao nhiêu nghệ và hạt tiêu đen mỗi ngày?

Piperine trong hạt tiêu thường được coi là khá an toàn, do đó bạn có thể thêm hạt tiêu vào các món ăn với lượng tùy theo sở thích.

Tuy nhiên, bổ sung liều lớn curcumin có thể gây tác dụng phu như buồn nôn, nhức đầu, phát ban da cho một số người. Theo khuyến cáo của FAO/WHO, mỗi ngày bạn chỉ nên tiêu thụ 3mg curcumin/kg trọng lượng cơ thể. Tức là một người nặng 80kg sẽ có thể bổ sung khoảng 240mg curcumin. Do curcumin tan nhiều trong chất béo, bạn nên kết hợp nghệ, hạt tiêu và một chút dầu olive.

Piperine là hoạt chất sinh học ngày càng được chú ý với tác dụng tốt cho sức khỏe, đồng thời nguồn nguyên liệu tiềm năng của ngành dược phẩm. Vậy piperine là chất gì? Piperine có tác dụng gì? Thành phần piperine trong hồ tiêu tiêu đen có đặc điểm ra sao? Hãy cùng tìm hiểu về piperine qua bài viết dưới đây.

Piperine là gì? Lịch sử ra đời và tính chất của Piperine

Piperine là một loại alkaloid đặc trưng được tìm thấy trong các cây thuộc họ Hồ tiêu [Piperaceae]. Ở điều kiện thường, Piperine tồn tại dưới dạng tinh thể hình que, có màu trắng hoặc vàng. Chất không tan trong nước, tan trong acid acetic, benzen và có khả năng tạo muối với acid mạnh.

Piperine là hoạt chất thuộc nhóm alcaloid

Ngay từ thời cổ đại, các hợp chất có hoạt tính sinh học cao họ Piperaceae đã phát hiện ở các cây như Piper nigrum L. [Tiêu đen] và Piper longum L. [Tiêu dài]. Ngoài các loài họ piper, chúng còn tồn tại trong hạt thì là [Anethum sowa Apiaceae], lá cây Vico Indica [họ cúc Asteraceae]. Đến năm 1819, nhà vật lý hóa học Đan Mạch Hans Christian Ørsted thông qua việc chiết xuất hạt tiêu đã phân lập thành công piperine. Qua đó xác định được công thức hóa học của chất là C17H19NO3 cùng những đặc tính vật lý, hóa học của chất. 

Thành phần piperine trong hồ tiêu đen

Hồ tiêu đen hay hạt tiêu đen [tên khoa học là Piper nigrum L., họ Piperaceae], một loại gia vị phổ biến trên thế giới. Không chỉ được được biết đến với vị cay nồng đặc biệt, trong y học Trung Quốc và Ấn Độ cổ đại, hạt tiêu đen được sử dụng như một loại dược liệu tự nhiên để điều trị và giảm đau cơ, thấp khớp, cúm, ớn lạnh.

Hồ tiêu đen bản chất là quả xanh đã được phơi khô của cây hồ tiêu. Quả chứa khoảng 2-7,4% piperine, hàm lượng khác nhau tùy thuộc vào từng cây tiêu. Chiếm 98% tổng số alkaloid và chất cay chính trong hồ tiêu đen, hàm lượng piperine được coi như thước đo độ cay của loạt hạt này.

Piperine được tìm thấy trong các cây thuộc họ Hồ tiêu

Piperine có tác dụng gì?

Piperine là hợp chất có hoạt tính sinh học tuyệt vời. Các đặc tính chữa bệnh của chất đã được ngành dược học ứng dụng vào việc điều chế các thuốc chữa bệnh. Hãy cùng điểm lại 1 vài tác dụng nổi bật của piperine.

Chống viêm, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp

Các mô sống khi chấn thương sẽ xuất hiện phản ứng sinh lý bệnh được gọi là viêm, gây ra sự tích tụ đế bào máu và dịch plasmatic. Đây là cơ chế đặc trưng ở động vật bậc cao giúp bảo vệ chúng khỏi nhiễm trùng. 

Tuy nhiên phản ứng viêm có thể chuyển biến phức tạp hơn gây ra bệnh. Ví dụ như trong bệnh viêm khớp dạng thấp, hệ thống miễn dịch bị tấn công dẫn đến rối loạn. Khởi đầu là hiện tượng tổn thương các màng bao hoạt dịch, sau đó tiến triển dẫn đến sự hủy hoại cấu trúc xương khớp và sụn.

Piperine thể hiện tác dụng chống viêm thông qua việc ức chế sản xuất các chất trung gian tham gia phản ứng viêm. Ở những người bệnh viêm khớp dạng thấp [RA], piperine làm giảm nồng độ các chất trung gian gây viêm [IL-1β, TNF-α và PGE2 ] trong tế bào hoạt dịch. Trong một mô hình thí nghiệm tiến hành trên chuột Wistar được đăng tải trên tạp chí Elsevier năm 2013[1], tác dụng chống viêm khớp của piperine dùng liều 100 mg cho thấy hiệu quả tương đương với indomethacin [thuốc chống viêm non-steroid] liều 1 mg.

Piperine có tác dụng chống viêm, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp

Tăng cường sinh khả dụng của các thuốc dùng kèm

Chất tăng cường sinh học là chất hỗ trợ thuốc. Khi được kết hợp với thuốc, các chất này giúp tăng cường hoạt động của phân tử thuốc theo các con đường khác nhau. Ví dụ như tăng sinh khả dụng thuốc qua màng, tăng tương tác thuốc với thụ thể thuốc. Piperine có khả năng hấp thu rất nhanh qua niêm mạc ruột và đã được chứng minh là có tác dụng như 1 chất tăng cường sinh học với nhiều loại thuốc. 

Piperine giúp cải thiện sinh khả dụng của các kháng sinh nhóm β-lactam thông qua việc ức các enzym chịu trách nhiệm chuyển hóa các kháng sinh ở gan. 

Kết hợp kháng sinh rifampicin với piperine làm tăng đáng kể tác dụng ức chế Mycobacterium smegmatis so với rifampicin đơn thuần. Piperine cũng làm tăng sinh khả dụng của các loại thảo dược, đặc biệt là thành phần curcumin trong dược liệu.

Chống oxy hóa

Cơ thể con người không ngừng sản sinh ra các gốc tự do thông qua việc tiếp xúc với bức xạ, môi trường ô nhiễm hay thông qua phản ứng tự miễn dịch, tổn thương mô và nhiễm trùng. Các gốc tự do gây ra nhiều tác động xấu như oxy hóa màng tế bào, phá hủy ty lạp thể, gây rối loạn quá trình đào thải cặn bã và hấp thu dưỡng chất. Tuy nhiên có thể làm giảm các gốc tự bằng cách làm tăng nồng độ chất chống oxy hóa trong mô.

Piperine có hoạt tính chống oxy hóa, có thể làm giảm phản ứng với axit thiobarbituric tạo gốc tự do. Piperine giúp duy trì nồng độ các chất chống oxy hóa như superoxide dismutase, catalase, glutathione peroxidase, glutathione, glutathione-S-transferase ở ngưỡng định mức. Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng piperine làm giảm quá trình peroxy hóa lipid và ngăn chặn sự giảm glutathione [GSH] trên cả thử nghiệm invitro và invivo.

Gốc tự do tấn công tế bào gây oxy hóa và hư hại tế bào 

Ức chế ung thư và khối u

Nhiều báo cáo cho thấy piperine có hoạt tính chống ung thư và khối u như ung thư phổi, ung thư vú, ung thư sinh dục, ung thư tiêu hóa,...

Piperine ngăn chặn quá trình hình thành mạch máu nuôi dưỡng khối u và ngăn chặn quá trình di căn của khối u trên mô hình động vật ung thư vú [Doucette và cộng sự năm 2013]. Bên cạnh đó, piperine tham gia ức chế HER2 [enzym kích thích tế bào ung thư vú phát triển]. 

Piperine làm tăng mức độ oxy hóa lipid trong DMBA [chất sinh ung thư],  giảm nguy cơ ung thư khoang miệng khi tiến hành trên chuột. Piperine ức chế sự hoạt hóa p38 MAPK và STAT3 do IL-1 β tạo thành, ngăn chặn tình trạng ung thư dạ dày. Khi dùng kết hợp với curcumin, hỗn hợp đóng có khả năng phòng ngừa sự phát triển của ung thư đại trực tràng.

Phòng ngừa và cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường

Piperine có khả năng cải thiện độ nhạy với insulin và leptin, làm giảm trọng lượng cơ thể, qua đó điều chỉnh tình trạng béo phì. Khi tiến hành thử nghiệm trên chuột gây tiểu đường bằng mô hình streptozotocin hay alloxan, piperine cho thấy tác dụng chống tăng đường huyết.

Sự kết hợp đặc biệt của piperine và curcumin

Curcumin thu được trong cây nghệ [tên khoa học: Curcuma longa L.] được biết đến với nhiều tác dụng tuyệt vời như chống oxy hóa, chống viêm trong bệnh viêm khớp, kháng nấm,... Tuy nhiên dược tính của curcumin thu được từ cây nghệ khó sử dụng được bởi chất chuyển hóa nhanh ở gan và ruột dẫn đến sinh khả dụng kém. 

Piperine làm tăng sinh khả dụng của curcumin 

Nhiều nghiên cứu tiến hành trên động vật thực nghiệm và người tình nguyện khỏe mạnh để đánh giá hiệu quả khi phối hợp piperine và curcumin đã diễn ra. Kết quả cho thấy piperine có khả năng làm tăng sinh khả dụng của curcumin. Thông qua ức chế quá trình glucuronid hóa ở gan và ruột, piperine đã giúp tăng sinh khả dụng của curcumin lên 154% thậm chí là 2000% tùy liều dùng [2]. Bên cạnh đó cũng không ghi nhận được tác dụng phụ có thể gặp khi phối hợp piperine và curcumin.

Tác dụng phụ của piperine

Hiện tại chưa có báo cáo đầy đủ nào ghi nhận tác dụng phụ xảy ra khi dùng piperine. Với thực phẩm chức năng hay thuốc có chứa thành phần piperine, tác dụng phụ có thể gặp sẽ được nhà sản xuất thông báo trong tờ hướng dẫn sử dụng. Bởi vậy piperine hiện tại là hoạt chất có nhiều tác dụng tốt và an toàn khi sử dụng.

Trên đây là một số thông tin quan trọng về đặc điểm và tác dụng của hoạt chất piperine trong hồ tiêu đen. Mong rằng bài viết có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc piperine là chất gì? Piperine có tác dụng gì? Thành phần piperine trong hồ tiêu tiêu đen có đặc điểm ra sao.

Video liên quan

Chủ Đề