Chích thuốc ngừa thai ở đâu

Tiêm thuốc tránh thai ở đâu và hết bao nhiêu tiền?

Sức Khỏe Tình Dục - 06/12/2022

Tiêm thuốc và uống thuốc tránh thai đều được xem là những biện pháp tránh thai khá phổ biến hiện nay, được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn, tin tưởng. Dù vậy nhưng nhiều người vẫn thắc mắc tiêm thuốc tránh thai ở đâu, bao nhiêu tiền? Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu thông tin về những địa chỉ tin cậy để bạn có thể yên tâm khi sử dụng phương pháp tránh thai này.

Tiêm thuốc và uống thuốc tránh thai đều được xem là những biện pháp tránh thai khá phổ biến hiện nay, được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn, tin tưởng. Dù vậy nhưng nhiều người vẫn thắc mắctiêm thuốc tránh thai ở đâu, bao nhiêu tiền? Hãy cùngLily & WeCare tìm hiểu thông tin về những địa chỉ tin cậy để bạn có thể yên tâm khi sử dụng phương pháp tránh thai này.

Những điều bạn cần biết về tiêm thuốc tránh thai

Đây là một biện pháp tránh thai tạm thời, với ưu điểm là có hiệu quả tránh thai cao trong một thời gian dài [thường 3 tháng]. Theo các bác sĩ thì việc tiêm lại có thể phát huy tối đa tác dụng của thuốc cao hơn phương pháp uống thuốc tránh thai. Đây được coi như là một biện pháp đình sản tạm thời hữu hiệu cho chị em phụ nữ.

Tuy nhiên, các chị em cũng nên lưu ý bởi phương pháp này mặc dù đem lại hiệu quả cao nhưng tiêm thuốc cũng giống như uống thuốc tránh thai là đều có thể gây nên các tác dụng phụ như: Mất kinh, rong kinh, loãng xương, tăng cân, cơ thể mệt mỏi, hay nhức đầu và đau bụng.

Tiêm thuốc tránh thai mang hiệu quả cao những cũng có nhiều tác dụng phụ.

Vậy tiêm thuốc tránh thai ở đâu, bao nhiêu tiền?

Hiện nay, hầu hết các trạm y tế phường, xã , huyện, thị, thành phố đều có những phòng kế hoạch hóa gia đình cung cấp dịch vụ tiêm thuốc tránh thai. Biện pháp tránh thai này hoàn toàn miễn phí, nếu mất chỉ mất tiền công dao động từ 20.000 đến 100.000 nghìn đồng. Chính vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm vào dịch vụ cũng như chất lượng thuốc vì nó là một phần nằm trong chính sách kế hoạch hóa gia đình của bộ Y Tế.

Địa chỉ tiêm thuốc tránh thai uy tín ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh:

Nếu bạn đang còn băn khoăn khi không biết nên đến cơ sở y tế nào thì hãy tham khảo một số địa chỉ cụ thể mà Lily & WeCare cung cấp dưới đây:

Hiện nay tại ở Hà Nội, để tiêm thuốc tránh thai an toàn và hiệu quả, các bạn có thể tới Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản Hà Nội ở địa chỉ số 38, phố Cảm Hội, Lò Đúc, Hai Bà Trưng. Ngoài việc được tiêm thuốc, bạn còn nhận được những lời tư vấn vô cùng bổ ích từ đội y, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.

Tại Tp. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Từ Dũ là địa chỉ tin cậy mà bạn có thể tìm đến. Nơi bạn cần đến là khoa Kế hoạch Gia đình, tầng 4 khu phòng khám số 227 Cống Quỳnh, Quận 1, TP Hồ Chí Minh để đăng ký khám.

Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản Hà Nội.

  • Mất kinh và tăng cân sau khi tiêm thuốc tránh thai có đáng lo không?

  • Thời điểm nào tốt nhất để tiêm thuốc tránh thai sau khi sinh?

  • Tại sao tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh?

  • Tiêm thuốc tránh thai: Lợi thì có lợi nhưng hại thì không ít

  • Giờ khám phụ khoa tại Bệnh viện Từ Dũ

Tiêm thuốc tránh thai sau bao lâu thì có thể quan hệ ?

Đây là điều mà rất nhiều người thắc mắc, việc quan hệ ở đây được hiểu là quan hệ an toàn không có khả năng mang thai sau khi tiêm thuốc. Điều này tùy thuộc rất nhiều vào khoảng thời gian mà chị em tiêm:

- Nếu chị em tiêm trong khoảng thời gian từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 7 của chu kỳ kinh nguyệt thì thuốc sẽ có tác dụng ngay sau khi tiêm. Trong trường hợp này, chị em hoàn toàn yên tâm quan hệ mà không lo dính bầu.

- Nếu tiêm thuốc sau ngày thứ 7 của chu kỳ kinh nguyệt, thì khi quan hệ chị em phải sử dụng kèm một biện pháp tránh thai ít nhất trong vòng 24h kể từ thời điểm tiêm.

Tiêm thuốc tránh thai ở đâu, bao nhiêu tiền? là điều mà bất cứ chị em nào muốn sử dụng biện pháp tránh thai này đều cần biết. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ góp phần giúp ích cho bạn đọc vế vấn đề tránh thai. Hãy cùng đồng hành cùng Lily & WeCare để bạn có thêm nhiều nguồn thông tin thiết thực nhất trong cuộc sống.>>> Xem thêm: Tiêm thuốc tránh thai: Lợi thì có lợi nhưng hại thì không ít

Hiện nay có rất nhiều biện pháp tránh thai cho chị em phụ nữ tùy ý lựa chọn, một trong số đó là tiêm thuốc tránh thai . Phương pháp này vừa đơn giản lại còn tiện lợi, tuy nhiên liệu tiêm thuốc tránh thai có ảnh hưởng gì không? Tiêm thuốc tránh thai cho nam được không hay đây chỉ là biện pháp cho nữ giới? Những thắc mắc phổ biến về tiêm thuốc tránh thai sẽ được Docosan trình bày trong bài viết dưới đây!

Tổng quan về phương pháp tiêm thuốc tránh thai

Thuốc tiêm tránh thai là một trong số các biện pháp ngừa thai phổ biến hiện nay, nó có tên là depot medroxygenprogesteron acetat [DMPA], bên trongchứa hormone progestin sẽ được tiêm vào cơ thể bạn định kì 3 tháng một lần. Thuốc có tác dụng ngăn rụng trứng, ức chế sự phóng thích trứng từ buồng trứng của bạn. Hormone này cũng khiến chất nhầy cổ tử cung trở nên cô đặc hơn để ngăn sự di chuyển của tinh trùng.

Tiêm thuốc tránh thai vào thời điểm nào?

Nếu bạn không quen với việc uống thuốc tránh thai mỗi ngày, tiêm thuốc tránh thai có thể là một lựa chọn cho bạn

Bạn có thể yêu cầu bác sĩ tiêm thuốc tránh thai bất cứ khi nào trong chu kỳ kinh nguyệt, trừ trường hợp bạn đang có thai. Thời điểm vàng là 5 ngày đầu tiên của chu kỳ, nếu tiêm thuốc tránh thai trong thời gian này sẽ có được hiệu quả ngừa thai ngay lập tức.

Nếu được tiêm thuốc tránh thai vào bất cứ ngày nào còn lại của chu kỳ, một số biện pháp tránh thai dự phòng sẽ cần phải sử dụng đồng thời, trong vòng 1 tuần để đảm bảo không bị mang thai ngoài ý muốn.

Tiêm thuốc tránh thai có an toàn không?

Biện pháp tiêm thuốc tránh thai đã được y học chứng minh là an toàn đối với sức khỏe của người phụ nữ, tuy nhiên có một số vấn đề bạn cần biết về phương pháp này:

  • Bạn phải tiêm thuốc tránh thai định kì 3 tháng 1 lần.
  • Biện pháp này có một vài tác dụng phụ có thể xảy ra [sẽ được trình bày rõ hơn].
  • Bạn có thể cần phải chờ khoảng 10 tháng kể từ khi ngừng áp dụng phương pháp này mới có thể mang thai trở lại.

Hormone chứa trong mũi tiêm đã có từ nhiều thập kỷ trước và hàng triệu người đã sử dụng biện pháp này một cách an toàn. Tác dụng phụ của tiêm thuốc tránh thai hoàn toàn không nghiêm trọng [trừ trường hợp dị ứng nặng với bất kì thành phần nào của thuốc]. Nếu có bất kỳ mối quan tâm nào, hãy liên hệ bác sĩ để được giải đáp.

Tác dụng phụ của tiêm thuốc tránh thai

Như bất cứ phương pháp ngừa thai nội tiết nào khác, tiêm thuốc tránh thai có thể gây ra tác dụng phụ ở một số ít trường hợp chứ không phải tất cả mọi người, phần lớn người sử dụng thuốc này mà không gặp vấn đề gì.

Cơ chế của thuốc là ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố trên cơ thể, từ đó gián tiếp làm rối loạn kinh nguyệt của bạn, đặc biệt là trong vòng 1 năm đầu tiên áp dụng phương pháp. Các tác dụng phụ có thể kể đến như sau

  • Ra máu kinh nhiều hơn bình thường.
  • Chảy máu rỉ rả lốm đốm trên băng vệ sinh, hoặc dịch tiết âm đạo có màu nâu.
  • Chảy máu giữa chu kì
  • Trễ kinh
  • Khoảng 50% phụ nữ bị vô kinh trong khi bắt đầu tiêm thuốc tránh thai, và điều này hoàn toàn bình thường

Các tác dụng phụ khác có vẻ không liên quan lắm có thể xảy ra như:

  • Buồn nôn
  • Tăng cân
  • Chóng mặt, nhức đầu
  • Nặng ngực
  • Loãng xương
  • Lo âu
  • Bầm da ở những nơi bị va đập chấn thương

Các phản ứng  của thuốc tiêm tránh thai thường tự khỏi sau 2-3 tháng, sau khi cơ thể bạn đã thích ứng với sự thay đổi nội tiết tố mà thuốc tiêm gây ra.

Nếu không muốn tiêm thuốc tránh thai nữa vì bất cứ lí do nào, hãy trình bày với bác sĩ để lựa chọn một phương pháp tránh thai khác thích hợp hơn. Lưu ý rằng nếu ngừng tiêm thuốc tránh thai và đồng thời không sử dụng phương pháp ngừa thai nào khác, khả năng mang thai ngoài ý muốn hòan toàn có thể xảy ra.

Tiêm thuốc tránh thai ở đâu và tiêm thuốc tránh thai bao nhiêu tiền?

Hiện nay, dịch vụ tiêm thuốc tránh thai đã được áp dụng ở tất cả các tuyến của hệ thống y tế, từ trung ương tới xã, phường và thị trấn. Giá tiền của thuốc tiêm tránh thai tại các cơ sở y tế sẽ thay đổi tùy từng nơi khác nhau, nhưng không vượt quá 100.000 đồng với mỗi lần tiêm.

Đối với các cơ sở y tế, bệnh viện tư nhân, giá tiêm thuốc tránh thai có thể sẽ đắt hơn, tùy vào nguồn gốc của thuốc, chất lượng dịch vụ và cơ sở vật chất nơi tiêm. Tuy tất cả những nơi được Bộ Y tế cấp phép đều có thể đảm bảo về uy tín và chất lượng của thuốc, bạn hoàn toàn có thể tự lựa chọn những nơi phù hợp với điều kiện của bản thân để nhận được sự tư vấn tận tình trước khi quyết định tiêm thuốc tránh thai.

Nếu không có điều kiện kinh tế, bạn hoàn toàn có thể tiêm thuốc tránh thai ở trạm y tế, thay vì phải tốn công đến các phòng khám tư nhân hay bệnh viện địa phương.

Kinh nguyệt thay đổi như thế nào khi tiêm thuốc tránh thai?

Tiêm thuốc tránh thai có kinh không?

Tiêm thuốc tránh thai có thể khiến bạn bị mất kinh

Khoảng 60% người dùng khi tiêm thuốc tránh thai bị mất kinh bởi ảnh hưởng lên sự cân bằng hormone của nó. Hiện tượng này không nguy hiểm cho sức khỏe hay khả năng mang thai về sau, nên nếu xảy ra bạn hoàn toàn có thể tiếp tục sử dụng phương pháp này.

Hiệu quả của thuốc tiêm tránh thai có thể lên đến 96,6% nên nếu bị mất kinh, bạn không cần phải lo lắng việc đây là dấu hiệu có thai. Nếu muốn xác nhận, bạn có thể mua que thử thai tại nhà hoặc kiểm tra với bác sĩ.

Tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh?

Khi tiêm thuốc tránh thai, bên cạnh việc bị mất kinh, hiện tượng rong kinh, rong huyết, cũng có thể xảy ra. Khi thời gian hành kinh của bạn kéo dài khoảng 7 đến 8 ngày, lượng máu ra tương đương hoặc nhiều hơn bình thường, sẽ được xem là rong kinh. Tuy nhiên triệu chứng này thường chỉ xảy ra trong những lần tiêm thuốc tránh thai đầu tiên. Khi cơ thể đã ổn định, thích nghi với sự thay đổi hormone, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục thuốc tiêm tránh thai.

Rong huyết là xuất huyết âm đạo rỉ rả vào giữa chu kỳ kinh nguyệt. Dấu hiệu này cũng không nghiêm trọng và sẽ thuyên giảm mà không cần can thiệp y tế.

Ngừng tiêm thuốc tránh thai bao lâu thì có kinh?

Như hướng dẫn tiêm thuốc định kì 3 tháng 1 lần, hiệu quả của thuốc tiêm tránh thai sẽ kéo dài trong vòng khoảng trên dưới 12 tuần. Vì vậy có thể sẽ mất thêm 1 khoảng thời gian nữa để cơ thể tự điều hòa chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường.

Khi ngừng tiêm thuốc tránh thai, có thể mất ít nhất 8 tháng để kinh nguyệt trở lại bình thường và tối đa có thể 18 tháng mới có thể có thai trở lại. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải sử dụng biện pháp tránh thai dự phòng trong suốt 14 tuần kể từ mũi tiêm cuối cùng để hạn chế nguy cơ mang thai ngoài ý muốn.

Tiêm thuốc tránh thai cho nam

Hiện nay y học vẫn đang nghiên cứu về loại thuốc tiêm tránh thai cho nam, cơ chế tác dụng của nó là giảm số lượng và chất lượng tinh trùng. Tuy nhiên tất cả vẫn còn đang thử nghiệm và hiện tại tiêm thuốc tránh thai chỉ dành cho nữ giới với sự ảnh hưởng lên sự cân bằng nội tiết tố nữ. Việc có hay không loại thuốc tiêm tránh thai cho nam vẫn phải chờ sự cấp phép của WHO và bộ Y tế mới được đưa vào sử dụng hợp pháp.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu Tiêm thuốc tránh thai và 1 số điều quan trọng cần biết tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.

Nguồn tham khảo: nhs.uk, moh.gov.vn, plannedparenthood.org, washingtonpost.com

Video liên quan

Chủ Đề