Thuế cổ tức của nhà đầu tư nước ngoài

Các nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng sau khi thực hiện việc đầu tư vào các dự án rồi chuyển nhượng vốn cho các tổ chức, cá nhân khác không phải là câu chuyện hiếm gặp. Vậy khi các nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng vốn thì cần phải lưu ý những thông tin nào về thuế. Trong bài viết dưới đây, Luật Hồng Phúc xin gửi tới Quý Khách hàng các thông tin liên quan đến thuế chuyển nhượng vốn của nhà đầu tư nước ngoài.

Nhà đầu tư nước ngoài

Khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định như sau: Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Theo quy định của Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập tổ chức kinh tế theo quy định pháp luật, đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp hoặc đầu tư theo hợp đồng.

Chuyển nhượng vốn của nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài có thể là thành viên góp vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, đối với loại hình công ty cổ phần, trong thời hạn 03 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông sáng lập có thể tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông khác hoặc cho người khác không phải là cổ đông nếu có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Quá thời hạn này, nhà đầu tư có thể chuyển nhượng tự do cổ phần phổ thông của mình mà không bị hạn chế. Đối với nhà đầu tư nước ngoài không phải là cổ đông sáng lập, việc thực hiện chuyển nhượng cổ phần không bị hạn chế bởi các quy định nêu trên.

Thuế cổ tức của nhà đầu tư nước ngoài

Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, nhà đầu tư nước ngoài là chủ sở hữu công ty chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ hoặc nhà đầu tư nước ngoài là chủ sở hữu chuyển nhượng một phần vốn điều lệ. Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng một phần vốn điều lệ, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình công ty sang TNHH hai thành viên hoặc công ty cổ phần.

Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, nhà đầu tư nước ngoài phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện; và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán.

Thuế chuyển nhượng vốn của nhà đầu tư nước ngoài

Đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam

Theo Điều 13 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 thì:

  • Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định bằng giá bán trừ giá mua và các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
  • Trường hợp không xác định được giá mua và chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng chứng khoán thì thu nhập chịu thuế được xác định là giá bán chứng khoán.
  • Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn là thời điểm giao dịch chuyển nhượng vốn hoàn thành theo quy định của pháp luật.

Mức thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn là 20%.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân không cư trú tại Việt Nam:

Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú được xác định bằng tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại các tổ chức, cá nhân Việt Nam nhân (×) với thuế suất 0,1%, không phân biệt việc chuyển nhượng được thực hiện tại Việt Nam hay tại nước ngoài.

Tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại các tổ chức, cá nhân Việt Nam là giá chuyển nhượng vốn không trừ bất kỳ khoản chi phí nào kể cả giá vốn.

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế:

  • Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp của cá nhân không cư trú là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng vốn góp có hiệu lực.
  • Đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán của cá nhân không cư trú được xác định như đối với cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại điểm c, khoản 2, Điều 11 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Thông tư 156/2013/TT-BTC có quy định về thủ tục và đối tượng phải kê khai nộp thuế như sau:

Đối với doanh nghiệp nước ngoài thì sẽ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp nơi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn theo quy định tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP

Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc về thuế chuyển nhượng vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Luật Hồng Phúc là đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng thủ tục chuyển nhượng vốn đối với nhà đầu tư nước ngoài với chi phí hợp lý trong thời gian nhanh nhất.

Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 090.234.6164 –0964.049.410 hoặc liên hệ qua emai: hoặc .

Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một số thắc mắc mong muốn được giải đáp như sau. Nhà đầu tư nhận cổ tức có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không? Đối tượng nào phải đóng thuế thu nhập cá nhân? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên. Mời quý bạn đọc cùng Luật Sư 247 tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết: “Nhà đầu tư nhận cổ tức có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc các loại tài sản khác. Lợi nhuận ròng của doanh nghiệp được hiểu là khoản tiền chênh lệch giữa tổng doanh thu bán được trừ đi tất cả các khoản chi phí, kể cả thuế. Như vậy, lợi nhuận ròng chính là tiền lãi của doanh nghiệp sau khi đã đóng thuế.

Theo Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau:

– Doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;

– Doanh nghiệp đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;

– Ngay sau khi trả hết số cổ tức, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

Ngoài cổ tức cổ phần phổ thông còn có cổ tức cổ phần ưu đãi.

Theo khoản 3 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và theo các phương thức thanh toán theo quy định của pháp luật.

Bao gồm các hình thức chi trả cổ tức như sau:

Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và có thể được chi trả bằng séc, chuyển khoản hoặc lệnh trả tiền gửi bằng bưu điện đến địa chỉ thường trú hoặc địa chỉ liên lạc của cổ đông.

Khi công ty có nhu cầu giữ lại lợi nhuận để đầu tư phát triển, họ có thể sử dụng cổ phiếu được phép phát hành hay cổ phiếu quỹ (nếu có) để trả cổ tức. Khoản cổ tức cho mỗi cổ phiếu theo cách trả này là phần cổ phần thay cho khoản tiền.

Lưu ý: Trường hợp chi trả cổ tức bằng cổ phần, công ty không phải làm thủ tục chào bán cổ phần theo quy định tại các điều 123, 124 và 125 của Luật doanh nghiệp 2020. Công ty phải đăng ký tăng vốn điều lệ tương ứng với tổng giá trị mệnh giá các cổ phần dùng để chi trả cổ tức trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán cổ tức.

Hình thức này ít phổ biến hơn hai hình thức trên, tuy nhiên tuỳ theo Điều lệ của mỗi công ty mà có thêm hình thức chi trả cổ tức này.

Thuế cổ tức của nhà đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư nhận cổ tức có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu nhập khác vào ngân sách nhà nước.

Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì

“3. Thu nhập từ đầu tư vốn

Thu nhập từ đầu tư vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được dưới các hình thức:

a) Tiền lãi nhận được từ việc cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh vay theo hợp đồng vay hoặc thỏa thuận vay, trừ lãi tiền gửi nhận được từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo hướng dẫn tại tiết g.1, điểm g, khoản 1, Điều 3 Thông tư này.

b) Cổ tức nhận được từ việc góp vốn mua cổ phần…”

Như vậy, nhà đầu tư nhận cổ tức phải thực hiện nộp thuế thu nhập cá nhân.

Căn cứ Khoản 4 Điều 10 Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định về cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn thì:

Số thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5%

Theo khoản 3 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Thu nhập từ đầu tư vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được dưới các hình thức:

“a) Tiền lãi nhận được từ việc cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh vay theo hợp đồng vay hoặc thỏa thuận vay, trừ lãi tiền gửi nhận được từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo hướng dẫn tại tiết g.1, điểm g, khoản 1, Điều 3 Thông tư này.

b) Cổ tức nhận được từ việc góp vốn mua cổ phần.”

Căn cứ theo khoản 2, 4 Điều 10 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Thuế TNCN đối với thu nhập từ cổ tức là 5% trên giá trị thu nhập từ cổ tức.

Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định :

Điều 13. Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

Nếu cá nhân có hành vi chậm nộp tiền thuế thì áp dụng khoản 2 Điều 59 Luật quản lý thuế năm 2019:

Điều 59. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế

2. Mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp được quy định như sau:

a) Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp;

b) Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.

Từ quy định trên có thể xác định được công thức để tính tiền phạt vi phạm do chậm nộp tiền thuế thu nhập cá nhân từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản như sau:

Tiền phạt vi phạm do chậm nộp tiền thuế=Số tiền thuế chậm nộpx0,03%xSố ngày chậm nộp

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề. “ Nhà đầu tư nhận cổ tức có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên. Nhằm để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, nộp chậm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn…. của luật sư X. Hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm:

Thuế TNCN là gì?

Hiện nay, chưa có định nghĩa chính xác, cụ thể về thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN). Tuy nhiên, dựa trên các quy định của pháp luật được ghi nhận tại Luật thuế thu nhập cá nhân, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, có thể hiểu thuế TNCN như sau:
Thuế TNCN là thuế trực thu, tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh. 

Đối tượng phải nộp thuế TNCN

Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, đáp ứng các điều kiện sau:– Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;– Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam

Quy định về thuế TNCN đối với cổ tức được chia bằng cổ phiếu

Theo Điểm d, Khoản 5, Điều 7, Nghị định 126/2020/NĐ-CP
Đối với cổ tức chia bằng cổ phiếu, nếu cá nhân nhận cổ tức bằng chứng khoán thì tổ chức sẽ thực hiện khai và nộp thuế thay cho cá nhân.