Thú cưng tốt là gì

22 January, 2016 0 nhận xét Nhận xét

Bạn đã sẵn sàng mở rộng gia đình với một thú cưng? Trước khi mang về nhà một người bạn có lông mao, có vảy hay lông vũ, hãy lựa chọn con vật tốt nhất cho trẻ.

Bé con nhà bạn đang nài nỉ được nuôi một em thú cưng và bạn thì cũng rất thích như vậy, đặc biệt từ khi đọc được nhiều thông tin về lợi ích của vật nuôi. Tuy nhiên hãy cân nhắc kĩ trước khi tới cửa hàng bạn thú vật, nơi ở hay nơi lai tạo chúng. Nuôi thú cưng không hẳn là một quyết định bốc đồng đó là cam kết suốt đời [thậm chí có thể được tính bằng số năm tuổi của chú cún]. Hãy cân nhắc những điều này, nếu bạn vẫn sẵn sàng nuôi thú cưng, sau đây là một số điều cần lưu ý:

Lựa chọn thú cưng cần cân nhắc điều gì

Có thể trong đầu bạn hình dung ra một chú chó hay một nàng mèo dễ thương nhưng khi phải chọn lựa thú cưng tốt nhất cho trẻ lại khác vì không phải tất cả động vật và vật nuôi đều thân thiện với trẻ con: một số loài quá dồi dào năng lượng hoặc dễ kích thích còn một số lại nhút nhát sợ sệt. Một số loài không thích chơi đùa, một số lại có xu hướng cắn và cào cấu khi chơi. Đồng thời, một số loại mang theo những căn bệnh và vi khuẩn có thể gây hại cho bé. Nếu bé dị ứng với động vật hoặc mắc một số bệnh nào đó, đây lại là một vấn đề khác nữa và cũng là một lý do thêm vào khi lựa chọn thú cưng cho bé.

Một câu hỏi bắt buộc phải đưa ra: bạn có sẵn sàng chăm sóc [dành không gian] cần thiết cho vật nuôi của gia đình không? Thú cưng đặc biệt là những chú cún - làm mất rất nhiều thời gian của bạn [và vấn đề này còn lớn hơn khi trong nhà có trẻ tuổi tập đi cũng đang rất cần bạn]. Vì vậy hãy cân nhắc kĩ lưỡng liệu bạn có đủ năng lượng và kiên nhẫn cho cả 2 hay không nhé. Một chú chó lớn [hay cá hoặc chim] sẽ là lựa chọn tốt hơn nuôi chú cún nhỏ, nhất là đối với 1 gia đình.

Thú cưng tốt nhất cho trẻ nhỏ

Bạn vẫn quyết định mua vật nuôi về nhà? Bây giờ là vấn đề chọn loài vật nuôi nào. Nếu gia đình có một chú chó đang tuổi phát triển, bạn có thể đang háo hức để tự nuôi dưỡng thành một người yêu cún. Các cư dân thành phố cũng có thể chọn lựa nuôi mèo, có thể vui chơi trong nhà mà không cần thiết phải cho đi dạo. Hoặc cũng có thể nuôi một hay vài chú cá cảnh trước khi quyết định gắn kết với một con vật nào đó. Mỗi loài động vật nuôi đều có những lợi ích và hạn chế khác nhau, sau đây là một vài điểm bạn cần suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định.

Chó.

Là vật nuôi trung thành, đáng yêu truyền thống của nhiều gia đình song loại chó nào thích hợp nhất với trẻ con? Nói chung, động vật ăn tạp dễ nuôi hơn loài kén thực phẩm cũng như loài chó to sẽ chơi đùa từ tốn với trẻ hơn so với những chú chó nhỏ - chúng có xu hướng dễ cắn và sủa. Tuy nhiên, mỗi loại chó khác nhau bản tính không giống nhau do đó cần dành thời gian tìm hiểu để đảm bảo chú chó mua về phù hợp với gia đình bạn. Đồng thời, bạn cũng nên thu thập thông tin nhiều nhất có thể từ người nuôi, chủ cửa hàng trước khi mang về nhà.

Mèo.

Bạn nghĩ rằng mèo sẽ là thú nuôi hoàn hảo với trẻ? Có lẽ vậy.Ttuy nhiên cần nhớ rằng, những chú mèo sẽ không khoan dung như những chú chó khi trẻ nô đùa, la hét. Song, cũng như với chó, một số giống mèo nhất định [như Main Coons và Persian] lại thân thiện hơn những giống khác. Vì vậy, bạn cần tham khảo thông tin trước khi quyết định mua.

Cá.

Một chú cá cảnh được coi là khởi đầu lí tưởng với trẻ đặc biệt nếu bạn chọn những giống cá bơi chậm, uyển chuyển như cá betta hoặc cá vàng. Đương nhiên một con cá không biết vẫy đuôi khi chào mừng bạn nhưng vẫn có giá trị giải trí [khi xem chúng di chuyển] và bài học về tinh thần trách nhiệm. Hơn nữa, đối với cá cảnh, các bé có thể tự tay cho chúng ăn và đổ thêm nước vào bể bơi của cá.

Chuột lang nhà.

Nếu chi phí thấp được bạn ưu tiên [và bạn không thích cá], hãy chọn mua chuột lang nhà cho bé chúng rất đáng yêu, dễ thương và hiếm khi cắn. Tuy nhiên chúng lại nhỏ và yếu [không dễ bị tổn thương như chuột hamster] vì vậy một số chuyên gia khuyên không nên mua loại chuột này cho trẻ dưới 6 tuổi. Lời cuối: luôn giám sát khi trẻ chơi với chuột [hay các thú cưng khác nếu bé còn nhỏ] đồng thời không cho bé ôm đi chơi vì có thể bé sẽ làm rơi con vật.

Chim.

Nếu gia đình bạn không nuôi được thú 4 cân hoặc bé chưa đủ lớn để ôm, mang vật nuôi, hãy cân nhắc tới việc lựa chọn mua chim, có thể giải trí ở khu vực lồng an toàn. Nên chọn mua loài thân thiện với trẻ nhỏ như vẹt, có thể nói chuyện và vui đùa đồng thời con bạn cũng có thể học một số từ ngữ. Hãy để lồng ngoài tầm với của trẻ và dạy trẻ không được thò ngón tay vào lồng để tránh bị mổ đau.

Làm thế nào để khiến thú cưng của bé thành một phần của gia đình

Khi đã lựa chọn được vật nuôi phù hợp, giờ là lúc mang chúng về nhà. Trong khi bạn nghĩ rằng trẻ sẽ rất thích thú với con vật mới này, sự thật có thể khác đi. Sau đây là cách để giới thiệu những chú cún, mèo và các vật nuôi khác với con bạn.

Đây là một ngày thích thú khi bạn mang về nhà một con vật nuôi đầu tiên của trẻ - nhưng không phải lúc nào trẻ cũng thích khi lần đầu tiên nhìn thấy. Vì vậy, một điều quan trọng là bạn cần tìm hiểu thú cưng tốt nhất cho gia đình trước khi mua về. Cũng cần lưu ý, bạn nên chuẩn bị trước cho trẻ về cách chăm sóc và cách cư xử, hành vi nếu muốn trẻ gặt hái được đầy đủ lợi ích của việc có thú cưng. Nếu bạn lần đầu giới thiệu cho bé một chú chó, mèo hoặc các loại động vật lông mao, lông vũ khác, dưới đây là một số lời khuyên về cách chuyển đổi từ một em bé thành một người chủ tốt bụng và nhẹ nhàng:

  • Thiết lập thời gian vui chơi. Điều chỉnh để có thời gian chơi cùng bạn mới là người hoặc vật. Một cách để cho bé biết mùi vị cuộc sống với một người bạn 4 chân hoặc lông vũ là để bé tiếp xúc với vật nuôi của bạn bè hoặc người thân trước khi mua một con vật về nhà.
  • Giữ thời gian chơi ngắn và vui vẻ. Khi một vật nuôi mới về nhà, hãy để thời gian làm quen của 2 bạn thật ngắn gọn để cả 2 bên không bị quá tải. Đồng thời bạn cần giám sát cẩn thận hành vi của cả 2 bên đặc biệt với những chú chó [có thể chồm lên hoặc tợp bé] hay mèo [có thể cào bé] cũng như đảm bảo cả đôi bên không quá cáu kỉnh hay nóng giận.
  • Ở bên cạnh con. Vì sự an toàn của trẻ, hay luôn luôn và luôn luôn giám sát khi con gần những vật nuôi này. Không bao giờ được để con chơi 1 mình với vật nuôi ngay cả khi bạn chắc chắn con vật này đủ dịu dàng để chơi cùng trẻ tuổi tập đi.
  • Dạy về tính nhẹ nhàng. Trước khi mua hoặc cho phép một bé khác mang theo vật nuôi tới nhà, hãy chắc chắn con bé biết rằng bé cần phải dịu dàng, từ tốn với thành viên mới này. Hãy dạy con cách nhẹ nhàng vuốt ve động vật [có thể tập trên thú nhồi bông]. Bạn cũng cần đảm bảo trẻ biết được rằng không nên cấu véo, giựt đuôi hay làm phiền các con vật khi chúng ăn hoặc ngủ. Và cũng cần chuẩn bị tâm lý, không nên tin tưởng bé sẽ tuân theo những quy tắc trên, do đó cần luôn để mắt tới con mọi lúc.
  • Quản lý giờ ăn. Không nên cho trẻ ăn xung quanh con vật và ngược lại. Tại sao ư? Trẻ tập đi và thú nuôi là những sinh vật tò mò vì vậy bạn sẽ không muốn con ném đồ ăn của mèo hay những vật nuôi liếm thức ăn để trên ghế của con [hoặc trên mặt]. Đồng thời cũng nên cân nhắc lượng thức ăn có thể bị rơi xuống nền trong bữa ăn của trẻ, vì vật nuôi sẽ nhận được nhiều thức ăn của người hơn so với cần thiết.

Một điều nữa cần làm trước khi mang thú nuôi về nhà là: đảm bảo vật nuôi ấy đã được tiêm phòng các loại vacxin cần thiết. Và việc chăm sóc sức khỏe vật nuôi chưa dừng tại đây cũng giống như việc chuẩn bị y tế trước khi có con, bạn cần tìm hiểu về dịch vụ chăm sóc y tế hoặc bác sĩ thú y để chăm sóc cho vật nuôi khi cần thiết. Nếu có thể, hãy đưa vật nuôi đi khám thú y đều đặn để ngăn ngừa chúng mang mầm bệnh vào nhà.

Phải làm gì nếu con bạn dị ứng với vật nuôi?

Nếu việc vui chơi gần những thú nuôi có lông khiến bé khò khè, hắt hơi, sổ mũi hoặc dụi mắt thì khả năng bé nằm trong 15% người Mỹ dị ứng với chó, mèo và các động vật khác. Song điều này không có nghĩa là tuyệt giao với động vật sau đây là những điều bạn cần biết về chó mèo với trẻ bị dị ứng.

Điều gì từ những động vật này khiến bé bị hắt hơi? Thật ngạc nhiên vì thường không phải vì lông của chúng. Nếu bé tập đi nhà bạn dị ứng với vật nuôi, thủ phạm phổ biến là các tế bào da chết rơi ra từ cơ thể vật nuôi, nước bọt và nước tiểu. Dị ứng phân ra từ mức độ nhẹ tới nặng nếu trường hợp dị ứng nghiêm trọng với lông động vật [bé thở khò khè hoặc cần phải tiêm thuốc để kiểm soát] nghĩa là bạn nên tránh sở hữu mèo hoặc chó [và bước tiếp theo là cho bỏ những thú nuôi này đi]. Vậy làm thế nào để biết con có khả năng mắc dị ứng trước khi chọn vật nuôi? Hãy hỏi bác sĩ nhi khoa có thể sẽ cần cho bé kiểm tra trước đó. Hoặc sắp xếp kế hoặc để bé ngủ qua đêm với bạn bè có thú nuôi giống loại bạn định mua để kiểm chứng.

Nếu các triệu chứng dị ứng của bé ở dạng nhẹ [dị ứng theo mùa chứ không phải hen suyễn quanh năm], có rất nhiều vật nuôi ít gây dị ứng hơn, giữ cho con không gặp vấn đề hô hấp khi lại gần. Loại chó nào tốt nhất cho trẻ bị dị ứng? Đó là những loài ít tạo ra da chết như một số loại chó lông xù, giống chó Đức và Bồ Đào Nha. Chỉ cần nhớ rằng, không có loại nào hoàn toàn không gây dị ứng. Ngay cả những thú nuôi có lông gây dị ứng là do da chết, nước bọt và nước tiểu không hoàn toàn là do lông. Đối với mèo, bất kì loài mèo nào cũng gây ra dị ứng vì da chết của chúng nhỏ và dễ dính hơn. Một số loài như rex và sphynx được cho là ít gây dị ứng hơn song đó là những bằng chứng mang tính truyền miệng hoặc phải chứng minh khoa học.

Khi bạn quyết định cho bé sở hữu thú nuôi và lựa chọn chó hoặc mèo, hãy thử những phương pháp sau đây để kiểm soát tình trạng dị ứng nhẹ của con.

  • Vệ sinh thú nuôi thường xuyên. Tắm rửa đều đặn cho vật nuôi để giảm thiểu các tác nhân gây dị ứng trên cơ thể chúng [các con vật sẽ hợp tác khi được tắm mỗi tuần, mèo thì ít nhẹ nhàng hơn]. Bạn có thể tham khảo bác sĩ thú y về loại chất tắm rửa giảm tác nhân dị ứng trên cơ thể động vật cũng đừng quên giặt giũ đồ chơi của vật nuôi ấy cũng như chỗ nằm của chúng.
  • Tạo một khu vực không dành cho thú cưng. Chắc chắn việc ngủ chung với thú cưng là một niềm vui với bé song nếu con bị dị ứng, không nên cho những người bạn 4 chân này lên giường ngủ [vào phòng ngủ] của con. Hạn chế vật nuôi vào phòng ngủ và giường của con sẽ giúp giảm thiểu việc tiếp xúc với lông da chết của chúng.
  • Làm sạch không khí. Giữ cho ngôi nhà và không khí bên trong không có lông da chết của thú nuôi: có thể dùng máy lọc không khí có tấm lọc HEPA và máy hút bụi tấm lọc HEPA và nhớ sử dụng thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn và da chết động vật.
  • Nội thất trần trụi. Cố gắng loại bỏ [hoặc hạn chế tối đa] các tấm thảm bắt lông, màn cửa và đồ nội thất có bọc trong nhà. Đồng thời tránh trang trí thảm da thú trong nhà vì chúng có thể thu hút lông da các động vật khác.
  • Đảm nhận việc chăm sóc thú nuôi. Mặc dù trẻ có thể giúp chăm sóc vật nuôi như chải lông nhưng nếu bị dị ứng, nên cho bé bỏ qua những phần việc này. Bạn hãy tự chăm sóc thú nuôi mà chỉ để bé làm công việc như cho ăn hoặc dắt đi dạo.

Các loại động vật quý hiếm làm thú cưng Có phù hợp với trẻ tập đi không?

Sư tử và hổ, gấu oh, không! Rất nhiều gia đình chọn động vật quý hiếm làm thú cưng nhưng trước khi quyết định nuôi tắc kè hay chuột lang, hãy cân nhắc việc chọn những sinh vật khác thường để làm thú cưng trong nhà.

Bạn thích sở hữu thứ gì đó khác lạ so với chó, mèo, vẹt ư? Không phải chỉ có mình bạn rất nhiều người nuôi trăn, tinh tinh thậm chí cả chồn hôi. Nhưng nếu gia đình có trẻ tuổi tập đi, tốt nhất nên tránh xa những loại động vật như này. Cho dù bé có muốn thế nào hay bị mê hoặc tới đâu thì việc sở hữu những động vật kiểu này không phải là lựa chọn tốt, đặc biệt gia đình có trẻ nhỏ tuổi. Sau đây là một số điều cần suy nghĩ trước khi lựa chọn vật nuôi kỳ lạ.

Những loài động vật này có thể mang theo những vi khuẩn nguy hiếm. Ngay cả những loài bò sát thông thường như thằn lằn, rắn, ếch và rùa cũng có vi khuẩn salmonella có thể lây sang người [giống loại có trong thịt động vật và gia cầm sống]. Thực tế, ở Mỹ việc bán rùa nhỏ là bất hợp pháp. Và vi khuẩn salmonella không chỉ có trong động vật bò sát ngay cả những chú gà vịt con đáng yêu, xinh xắn cũng có thể chứa loại vi khuẩn này.

Vi khuẩn salmonella có thể gây khó chịu cho bụng của trẻ, gây ra bệnh tiêu chảy, chuột rút, nôn mửa và sốt và trẻ nhỏ thường bị ảnh hưởng nhiểu hơn [với hậu quả nghiêm trọng hơn] so với người lớn. Đó là lý do tại sao Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật CDC khuyên các gia đình có trẻ nhỏ dưới 5 không nên nuôi bò sát hoặc loài lưỡng thể làm thú cưng. Nếu đã sở hữu một con rắn, thằn lằn hoặc vịt con rồi thì sao? Hãy chắc chắn cả nhà phải rửa tay cẩn thân sau khi cầm vật nuôi và/hoặc cũi của chúng [một nguyên tắc tốt nên áp dụng với mọi vật nuôi trong nhà].

Chúng có thể không thân thiện và không thể dự đoán trước. Các động vật như khỉ, chồn, thỏ và rắn có thể cắn, một số động vật bò sát không thích bị chạm vào cơ thể, không thích được âu yếm hay chơi cùng. Đồng thời, dù hiếm song một số loài rắn lớn có thể siết chặt người bé. Lời cuối: tốt hơn hết, để an toàn nên bỏ qua các loài động vật kiểu này khi tìm vật nuôi trong nhà.

Khó để chăm sóc các động vật kỳ lạ này. Một số động vật, chẳng hạn một số loài rắn và thằn lằn nhất định, có thể lúc đầu có kích thước nhỏ nhưng sẽ nhanh chóng phát triển to đùng [giống như trẻ tập đi vậy]. Hơn nữa, không gian sống không phải là mối quan ngại duy nhất. Chúng ăn gì và bạn có thể đáp ứng được không? Dế sống, động vật gặm nhấm nhỏ? Bạn thực sự muốn trở thành nhà săn bắt thức ăn cho thú nuôi của mình hay trữ giun sống trong tủ lạnh ư?

Nuôi động vật quý hiếm có thể là hành vi vi phạm pháp luật. Ở rất nhiều bang, sở hữu chồn hôi hoặc tinh tinh là phạm pháp. Một số bang khác sẽ cho bạn nuôi những động vật dạng này nếu xin phép trước. Nếu bạn đam mê những loài động vật này, hãy kiểm tra tính hợp pháp khi sở hữu chúng hoặc sẽ cần xin phép trước khi nuôi cũng như tìm được một bác sĩ thú y có thể chăm sóc thú nuôi của mình.

Có rất nhiều gia đình yêu thích những loại động vật không thân thuộc và coi chúng như một loại thú cưng tốt của gia đình cũng như có những đứa trẻ lớn lên hạnh phúc cùng với thú nuôi như chuột cống, chồn hôi, thậm chí cả rắn. Nhưng, với bất kì thú nuôi nào, hãy đảm bảo bạn phải làm việc nhà trước [và cảnh báo con trẻ về xu hướng hoang dã của vật nuôi và cha mẹ chúng trước khi chúng tới].

Mất thú nuôi cách giúp trẻ tập đi đương đầu với cái chết

Bạn biết rằng rồi mọi thú nuôi đều sẽ mất đi nhưng làm sao để xoa dịu tâm trạng cho bé về cái chết của thú cưng? Sau đây là một số gợi ý cho bạn.

Mất đi một thú cưng là điều hối tiếc với tất cả mọi người nhưng đây là một khái niệm đặc biệt khó để trẻ tuổi tập đi có thể nắm bắt được. Và bạn cũng sẽ cảm thấy có chút khó khăn để giúp bé có thể hiểu được cái chết của vật nuôi. Đầu tiên, làm cách nào để thông báo tin buồn này cho trẻ? Có thể sẽ dễ dàng hơn bằng việc nói dối [Lulu đi lạc rồi nhưng chắc bạn ấy sẽ nhanh chóng trở về nhà thôi con ah!]. Nhưng các chuyên gia khuyên bạn nên thành thật và thẳng thắn với trẻ [khi đó bạn sẽ không phải tiếp tục nói dối khi Lulu chẳng bao giờ quay trở lại]. Sau đây là những gì có thể nói và làm về cái chết của vật nuôi.

  • Bám vào thực tế. Bỏ qua cách làm như trong phim [bí mật thay thế bằng thú nuôi cũ bằng một con nhìn tương tự], thay vào đó hãy đưa ra lời giải thích phù hợp với lứa tuổi về những gì đã xảy ra. Đơn giản chỉ là nêu ra sự thật: Lulu bị ô tô đâm vào hoặc bị bệnh và đã mất hoặc chết. Bạn không cần phải chia sẻ chi tiết, chỉ nói những gì bé cần biết. Lulu chế rồi. Bố mẹ rất tiếc vì chúng ta không thể gặp lại bạn ấy. Trẻ lớn hơn hoặc trẻ đi lớp có thể sẽ muốn biết tường tận hơn, lúc này bạn có thể giải thích thêm rằng khi động vật già đi hoặc bị ốm thì cơ thể sẽ ngừng hoạt động. Bạn cũng có thể đọc cho trẻ sách về việc mất vật nuôi như Dog Heaven và Cat Heaven bởi Cynthia Rylant và Ill Always Love You bởi Hans Wilhelm.
  • Không dùng các từ nói giảm nói tránh như kiểu ngủ rồi hay đi xa. Các thuật ngữ này có thể mang cho bé cảm giác hoang mang hoặc sợ hãi. Bạn chắc chắn không muốn bé cảm thấy lo sợ khi ngủ hoặc ra khỏi nhà hay tưởng tượng bạn sẽ không tỉnh dậy nữa khi đi ngủ. Giải thích nhẹ nhàng và lặp lại nếu cần thiết rằng Lulu đã chết và sẽ không quay trở lại.
  • Khuyến khích trẻ nói về cảm giác của bản thân. Cảm giác buồn bã hay xúc động trước cái chết của vật nuôi hoàn toàn bình thường và bạn cần giúp trẻ hiểu được điều này. Nhưng bạn cũng không cần ngạc nhiên nếu trẻ không tiu nghỉu như mình nghĩ đặc biệt với trẻ nhỏ. Có thể vì bé chưa thực sự hiểu được khái niệm chết hoặc không bao giờ có thể chơi cùng thú cưng của bé nữa. Hoặc bé có thể không có cùng cảm xúc với vật nuôi bố mẹ và anh/chị mình sở hữu.
  • Nói lời tạm biệt. Nếu bạn khó đưa ra quyết định để chôn cất vật nuôi, hãy thành thật. Hãy coi đây là thời điểm để nói chuyện về sự chịu đựng [sách vở có thể giúp ích trong trường hợp này]. Sau đó, hãy cho bé nói lời tạm biệt và đảm bảo rằng bé hiểu việc Lulu sẽ không bao giờ trở về nhà nữa.
  • Chia sẻ cảm xúc của bạn về cái chết của thú cưng. Học cách đối mặt với cảm giác buồn bã là bài học quan trọng cho trẻ vì thế hãy để bé nhìn thấy bạn đang buồn [dạy trẻ về sự đồng cảm và lòng từ bi là một lợi ích của việc nuôi thú cưng]. Thậm chí bạn cũng có thể khóc một chút nhưng không được mất kiểm soát trước mặt con. Nếu cảm giác thực sự cần phải khóc, hãy thật riêng tư để bé không sợ hãi trước nỗi buồn tột đỉnh.
  • Tưởng nhớ thú cưng. Đôi khi, rất hữu ích cho trẻ để nói tạm biệt với thú cưng sau khi đã chết, có lẽ bằng cách tổ chức một buổi tưởng niệm đơn giản hoặc bằng cách vẽ tranh. Hãy khuyến khích việc làm này và giúp bé ghi nhớ những khoảng thời gian vui vẻ cùng thú cưng, bằng cách nhìn lại những bức ảnh hoặc kể chuyện về chúng.
  • Sau khi thú cưng bị chết, hãy để yên 1 thời gian trước khi mua một vật nuôi mới. Hãy để gia đình có thời gian tưởng nhớ trước khi mang một vật nuôi khác về nhà. Nếu và khi bạn quyết định mua một vật nuôi khác, hãy cho bé biết rằng vẫn có thể vừa buồn vì thú cưng cũ đã mất vừa có thể vui vẻ tiếp nhận một vật nuôi mới.

Một điều nữa cần ghi nhớ khi thú cưng bị chết: hãy mong đợi tất cả các kiểu hành vi trẻ có xu hướng ghét bất kì sự thay đổi nào, đặc biệt những thứ đột ngột. Hoặc trẻ có thể trở nên bất thường hơn, cáu kỉnh hơn hay gặp vấn đề về giấc ngủ khi chú mèo hoặc chú cún yêu thích của bé bị chết. Hoặc bé có thể trở nên ám ảnh thái quá nếu thú cưng có thể bị chết thì những người thân yêu của bé cũng sẽ như vậy. Hãy giúp con điều chỉnh những cảm giác này một cách kiên nhẫn và tạo cho bé cảm giác an tâm.

Medshop.vn dịch

Theo whattoexpect

  • Tweet
« Bài đăng trước | Bài đăng tiếp theo »

Video liên quan

Chủ Đề