Cảm giác trống trải là gì

X

Privacy & Cookies

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Got It!
Advertisements

Ngày bận rộn của bạn cuối cùng đã dừng lại.

Không còn gì để làm. Không có gì để nói. Cuối cùng bạn đã có thời gian để thư giãn. Nhưng thay vào đó, sự im lặng giáng xuống với một áp lực kinh khủng. Bạn cảm thấy ngột ngạt bên dưới thứ cảm giác nặng nề trong khoảnh khắc này, dai dẳng, trống rỗng.

Thứ cảm giác kia bỗng nhiên trở lạicảm giác về sự trống rỗng, sự lẻ loi đơn độc. Bên trong bạn đau đớn dưới áp lực của sự gặm nhấm của sự rỗng tuếch vô nghĩa. Tại sao trống rỗng lại đau đớn đến vậy?

Khi thứ cảm giác này gia tăng bên trong, ham muốn nơi bạn là kiếm tìm sự trợ giúp và xoa dịu, không quan trọng là bao lâu, nhưng bạn phải ngăn chặn được sự trống rỗng này càng lâu càng tốt. Nó chẳng dễ dàng gì, quá khó và vô tận để phải chịu đựng sự rỗng tuếch này [hollowness]. Và bởi thế, bạn bắt đầu làm bạn với những điếu thuốc, chiếc điện thoại, tủ lạnh, những cái chai [rượu bia], chiếc điều khiển tivi, hay quăng mình vào những cuộc vui xác thịt tất cả trong một nỗ lực để thoát khỏi một người bạn cũ quen mặt sự trống rỗng.

Sự trống rỗng là gì?

Về mặt cảm xúc, trống rỗng là một cảm giác về sự cô độc bên trong [inner desolation]: một sự vắng bóng hoàn toàn của niềm vui, hy vọng hoặc sự hài lòng. Khi một người trải nghiệm sự trống rỗng, họ bị rơi vào vực thẳm bên trong của chính mình thứ thường dẫn đến hành vi nghiện ngập và chạy trốn [addictive and escapist behavior]. Những cảm giác lân cận và kết nối với sự trống rỗng thường là tuyệt vọng, trầm cảm và cô đơn [despair, depression, and loneliness].

8 dấu hiệu dưới đây chứng tỏ bạn đang trải nghiệm sự trống rỗng

  • Sợ hãi bị bỏ lại một mình
  • Thiếu hụt ý nghĩa và mục đích sống
  • Cảm thấy trống rỗng/ một hố sâu trống rỗng bên trong [hollow inner]
  • Thiếu vắng cảm giác về sự hạnh phúc và đầy đủ
  • Nghiện ngập hành vi [nghiện một thứ/hoặc nhiều thứ] nhằm thoát khỏi sự trống trỗng
  • Tê liệt cảm xúc [Emotional numbness]
  • Không có khả năng sống chậm/ hoặc trở thành một người nghiện công việc/workaholism [như một hình thức chạy trốn]
  • Cảm thấy nhàm chán kinh niên [Chronic boredom]

Không phải tất cả mọi người sẽ đều mang tất cả những dấu hiệu này, nhưng nếu bạn xác định được hơn 1 nửa trong số những dấu hiệu được kể trên, bạn có thể đang phải vật lộn với sự trống rỗng.

3 lý do tại sao sự trống rỗng đang ám ảnh bạn

Là một người đã phải vật lộn [và đôi khi vẫn phải vật lộn với] sự trống rỗng, tôi có thể nói với bạn rằng trầm cảm/depression thường là một trong những triệu chứng [symptom] nhưng lại không phải nguyên nhân của sự trống rỗng/emptiness.

Khi bạn tìm kiếm trên mạng hay lắng nghe những người khác giải thích về sự trống rỗng, nó sẽ thường liên quan đến những căn bệnh về tâm lý như BPD [Borderline Personality Disorder Rối loạn nhân cách ranh giới], tâm thần phân liệt [Schizophrenia], nghiện rượu hoặc ma túy, rối loạn lo âu [anxiety disorders] và tất nhiên là cả trầm cảm [Depression]. Nhưng đối với tôi, những cái nhãn này thường khiến gây mất tập trung và thường khá nông cạn, vô nghĩa, thậm chí có hại vì chúng không đi đến những nguyên nhân gốc rễ thứ tạo ra Sự vô nghĩa.

Đừng hiểu nhầm những điều tôi nói, sự trống rỗng đôi khi cũng là nguyên nhân của sự mất cân bằng hóa học thần kinh [neurological chemical imbalances], tuy nhiên tôi dám nói rằng với nhiều người, nguyên nhân đến từ một điểm sâu hơn nữa.

Vậy nguồn gốc của Sự trống rỗng là gì? Tại sao sự hoang tàn bên trong này lại ám ảnh bạn? Tôi thường xuyên khám phá chủ đề này một cách riêng tư bởi vì nó là một trong những vấn đề mà chính tôi cũng có [và vẫn còn] phải vật lộn với.

Khi nói đến việc khám phá những gì thực sự gây ra sự trống rỗng của bạn, hãy cẩn thận. Tôi đã đi đến rất nhiều những lý giải tưởng chừng đúng, nhưng trên thực tế lại là những triệu chứng hỗ trợ cho những vấn đề tiềm ẩn sâu sắc hơn rất nhiều. Dưới đây là một số lý giải sai về nguồn gốc của sự trống rỗng mà tôi nhắc đến:

  • Tôi không có người yêu/đối tác
  • Tôi không có đủ tiền
  • Tôi không đủ thành công
  • Người yêu/đối tác của tôi không còn yêu tôi nữa
  • Tôi không có bạn bè thân thiết
  • Vợ/Chồng tôi rất nhàm chán
  • Nhu cầu tình dục của tôi không được đáp ứng đủ
  • Tôi đang làm sai nghề nghiệp

Khi bạn đào sâu nghiên cứu đủ và đi đến cốt lõi của từng vấn đề kể trên, bạn sẽ tìm thấy một số chủ điểm phổ biến.

Và đây là những gì tôi tìm thấy nằm ở gốc rễ của sự trống rỗng:

  1. Mất kết nối với tâm hồn [Soul Loss]

Mất kết nối với tâm hồn tất cả chúng ta đều đã/đang trải qua sự mất kết nối này ở mức độ nào đó. Mất kết nối tới tâm hồn được gây ra và được tăng cường bởi những chấn thương [trauma], lạm dụng [abuse], những quá khứ bị kiểm soát/điều khiển [childhood conditioning], chủ nghĩa vật chất [materialism], và cuộc sống lấy trung tâm là Bản ngã [ego-centered living]. Mất kết nối với tâm hồn được biểu hiện ra như một thứ cảm giác vĩnh cửu rằng có một thứ gì đó mất tích/missing trong cuộc đời ta. Nói cách khác, nó được ngụy trang dưới dạng thức kiếm tìm hạnh phúc vĩnh cửu/perpetual search for happiness thứ thường dẫn đến những theo đuổi sai lầm [misguided], vô ích [ futile] và những nỗ lực tập trung ở bên ngoài [externally-focused pursuits]. Nỗi ám ảnh của chúng ta về tiền bạc, danh vọng, quyền lực, vẻ đẹp và mối quan hệ hoàn hảo là tất cả những nỗ lực để lấy lại những gì chúng ta đã mất : mối liên hệ với tâm hồn mình.

Mất kết nối với tâm hồn là một đại dịch trong thế giới hiện đại trên một phạm vi khổng lồ. Đó là những triệu chứng được biểu hiện ra như tự trọng thấp, tự tử do trầm cảm, các căn bệnh tâm thần, bệnh thể chất, sự giận dữ [rage], đau buồn [grief] và trong những hoàn cảnh cực đoan [extreme circumstances], những hành vi bạo lực [acts of violence], sự tàn ác [cruelty] và sự đồi bại [depravity].

  1. Thiếu hụt ý nghĩa và mục đích sống

Khi bạn mất liên lạc với tâm hồn mình, bạn chắc chắn cũng sẽ mất liên lạc với mục đích sống của bạn. Định mệnh đưa bạn tới đây để làm gì? Trái tim bạn khao khát thể hiện điều gì? Làm thế nào để bạn có thể trải nghiệm sự thỏa mãn nơi bản thân/self-fulfillment? Khi bạn trải qua sự mất kết nối với tâm hồn ai mà biết được.

Tất cả chúng ta đều bị tẩy não và bị đặt vào những môi trường để phải hành động theo những cách nhất định. Từ thời thơ ấu, chúng ta bị áp lực để phải chiều theo và phải ép mình để chui vừa những chiếc hộp xinh xắn mà cha mẹ, giáo viên và xã hội đưa cho ta. Khi ta trở thành người lớn, cũng với kịch bản tương tự, ngoại trừ việc ta lầm tưởng rằng mình là người được chọn học cái bằng Kế toán đó, kết hôn khi còn đủ trẻ, có một khoản thế chấp [a mortgage], chấp nhận trả một khoản nợ sinh viên khổng lồ [huge student debt], và sống một cuộc đời được xã hội chấp nhận/a socially acceptable life.

Bởi vì rất ít người trong số chúng ta được dạy rằng ta cần phải nhìn vào bên trong, vậy nên ta sống cuộc đời phần lớn hướng ra bên ngoài. Chúng ta sống và nghe theo mọi người nói Chúng ta NÊN LÀ AI và bỏ đi phần chúng ta THỰC SỰ LÀ AI/ai chúng ta thực sự LÀ. Chúng ta cố gắng sửa chữa những hư hỏng bên trong [những vết thương bên trong] bằng cách sử dụng đến những trò tiêu khiển [gây xao nhãng bên ngoài/using external distractions]. Chúng ta giấu đi tất cả những điều khiến ta không thoải mái, những thứ bắt ta phải đối mặt hay những thứ sâu sắc và có ý nghĩa thay vào đó, ta thích sự thoải mái và phổ biến hơn.

Tại sao những người trải nghiệm sự tan vỡ, mất việc làm, cái chết và bệnh tật lại cảm thấy đau đớn đến vậy? Đúng vậy, mất mát bất cứ điều gì đều đau đớn. Nhưng cái đau đớn hơn nhiều chính là cảm giác trống rỗng còn lại. Thứ cảm giác đáng sợ khi sống một cuộc đời không trọn vẹn hay mục đích duy nhất của đời người không được hoàn thành.

Nếu sự trống rỗng đang trở thành một vấn đề ngày càng gia tăng trong cuộc sống của bạn, nó có thể là một dấu hiệu cho thấy rằng bạn đang bắt đầu trở nên ý thức hơn. Bạn đang bắt đầu đạt đến điểm phá vỡ [breaking point]. Tâm hồn của bạn thứ bị giam cầm, ốm yếu và đã mệt mỏi vì bị phớt lờ. Nó đang cố gắng thu hút sự chú ý của bạn. Sự trống rỗng chính là một sự giả. Và mặc dù nó có vẻ giống như một điều thật kinh khủng để trải nghiệm, nhưng thực sự đó là một phước lành đang ngụy trang dưới lớp vỏ gai góc.

  1. Những cảm xúc bị đè nén và đàn áp

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đang sống với một mục đích sống của đời mình? Bạn thường xuyên liên lạc với tâm hồn bạn? Bạn cống hiến cuộc đời mình để sống một cuộc đời lắng nghe trái timnhưng sự trống rỗng đó vẫn ám ảnh bạn? Đây là một vấn đề của tôi trong một thời gian rất dài. Và gần đây tôi đã trải qua một khoảnh khắc Eureka! thông qua một số cuộc trò chuyện sâu sắc với người bạn đời của tôi, Sol.

Nếu trống rỗng là người bạn đồng hành liên tục của bạn, ngay cả trên con đường tâm linh nó có thể là bởi bạn đang đàn áp và kìm nén cảm xúc của mình.

Sự đè nén/suppression và Sự đàn áp/repression là gì và đâu là sự khác biệt? Sự đè nén/suppression là sự có ý thức giam giữ, đóng kín, cách ly [shutting away] cảm xúc của bạn. Còn Sự đàn áp/repression là vô thức khiến cho cảm xúc của bạn bị đóng hay ngưng lại [tức bạn không nhận thức được một cách có ý thức rằng mình đang làm điều đó]. Nếu bạn lớn lên trong một môi trường yêu cầu bạn luôn phải chịu đựng [khắc kỷ/stoic] và sẽ bị trừng phạt nếu dám biểu hiện bất cứ cảm xúc mạnh mẽ nào thì có lẽ bạn đang phải đấu tranh với vấn đề này.

Vấn đề với sự ức chế và đè nén, đàn áp cảm xúc diễn ra theo thời gian và chúng cứ từ từ được dựng nên và khiến bên trong bạn trở nên tù đọng. Càng nhiều cảm xúc bị đè nén và áp chế bên trong, bạn sẽ càng thấy bị ngắt kết nối nhiều hơn. Và càng như vậy, bạn càng cảm thấy trống rỗng.

Nói cách khác khi bạn ngừng cảm thấy những cảm xúc của mình, cuộc sống trở nên buồn tẻ và nhạt nhẽo. Khi bạn thấy vui sướng, bạn sẽ cảm thấy ờ, vui. Khi bạn cảm thấy giận dữ, bạn sẽ thấy ờ, khó chịu. Và khí bạn buồn, thì bạn sẽ thây ờ, thật vô vị.

Ngăn chặn những cảm xúc tiêu cực của bạn không chỉ là một cách khiến chúng bị tồn ứ lại trong một cái vịnh mà theo thời gian nó sẽ đẩy tất cả những cảm xúc của bạn tại nơi vịnh tù này, bao gồm cả những cảm xúc tích cực trong đó.

Tôi cảm thấy trống rỗng: 3 cách để cảm thấy tốt hơn

Tôi cảm thấy trống rỗng khi tôi không cho phép bản thân trải nghiệm cảm xúc của chính mình dù đó là thứ cảm xúc tốt hay xấu. Tuy nhiên, nguyên nhân cho sự trống rỗng của bạn có thể khác. Hãy dành thời gian để suy ngẫm về những nguyên nhân của sự trống rỗng ở trên. Hãy tự hỏi Tại sao tôi cảm thấy trống rỗng?, hãy kiểm tra từng điểm một và tìm ra điểm mà bạn cảm thấy gần đúng với mình nhất. Và hãy nhớ rằng, đôi khi cảm giác trống rỗng của bạn đến từ cả ba lý do trên.

Bây giờ bạn có thể sẽ tự hỏi Yeah, okay, tôi cảm thấy trống rỗngnhưng giải pháp là gì?

Dưới đây là một số đề xuất mà bạn có thể áp dụng:

  1. Thiết lập một thực hành tâm linh của riêng bạn

Kết nối với tâm hồn bạn không phải là một kinh nghiệm lạ thường [novel], mờ nhạt [wishy-washy] hay chỉ xảy ra một lần [one-off]. Đó là một thực hành nghiêm túc, một thực hành hàng ngày mà ta cần phải cam kết đối với cuộc sống của mình. Bạn cần phải cố gắng mỗi ngày để có cái nhìn nội tại sâu sắc và hướng vào bên trong để gặt hái được nhiều lợi ích nhất. Và khi nhắc đến những lợi ích, tôi muốn nói rằng chúng là mọi chủng loại khác nhau, từ nhỏ và vi tế, đến những trải nghiệm tăng trưởng tâm linh huyền bí diệu kì [paradigm-shifting-mind-blowing-mystical-experiences].

Website này có đầy đủ các phương thức đề xuất giúp bạn kết nối với tâm hồn mình, và đây là một nơi hữu ích để bắt đầu. Trong thực hành tâm linh hiện tại của bản thân, tôi sử dụng những dữ liệu đến từ những giấc mơ [dream work], đối mặt với vùng tối bên trong mình [shadow work], ghi nhật kí, bói bài Tarot và bài Oracle, thiền định, lắng nghe những hướng dẫn tâm linh và cầu nguyện [tuy nhiên những thực hành của tôi cũng thường xuyên biến hóa và thay đổi].

Tôi khuyên bạn nên thử nghiệm với những thực hành khác nhau mà bản thân bạn cảm thấy thoái mái nhất lúc ban đầu. Điều này có thể là những thực hành tâm linh chính thống đến các phương pháp bí truyền hơn. Điều quan trọng là bạn cần khám phá ra điều mà tâm hồn bạn thực sự cảm thấy. Nếu bạn thực sự mong muốn có được sự kết nối này, tôi khuyên bạn nên tìm đến một số pháp sư [Shaman] đáng tin cậy, những người có thể giúp hướng dẫn bạn thông qua một số phương pháp gián tiếp [sử dụng 1 số loại thực vật làm cầu nối tiếp cận vào địa hạt của tâm hồn và tinh thần]. Ví như nấm thức thần [psilocybin], xương rồng peyote, san pedro, và dây nho ayahuasca.

***Phải nói thêm [ngoài phần bài dịch, vì đây là những Thầy hướng dẫn tâm linh từ nước ngoài, vậy nên đối với vấn đề này có phần khác biệt so với tại nước ta], vậy nên : Trừ khi bạn được sự hướng dẫn từ những Pháp sư hay những người thầy Tâm linh thực sự [những người có đủ năng lực hướng dẫn và thì việc tự ý sử dụng hay lạm dụng những loài thực vật trên [hay những dạng thức chiết xuất thì những loại thực vật đó] là hoàn toàn không nên bởi những hậu quả khôn lường của chúng khi sử dụng không đúng cách, không đúng liều lượng hay có sự hướng dẫn, định hướng đúng. Mong các bạn hết sức lưu tâm, cân nhắc thật kĩ và quyết định thật sáng suốt [wise & mature].

  1. Tìm kiếm không ngừng để tiến tới sự tự hoàn thiện [self-fulfillment]

Bắt đầu tập trung vào những gì giúp hoàn thiện bạn về mặt cảm xúc, tâm thần và tinh thần. Điều này sẽ yêu cầu bạn phải nhìn vào bên trong và có khả năng sẽ khiến bạn bỏ qua tất cả những gì mà mọi người từng nói với bạn về việc bạn NÊN LÀ AI.

Tự hoàn thiện là quá trình phụ thuộc 100% vào cá nhân và quá trình tự khám phá của bản thân bạn. Không ai đặt nó vào chiếc đĩa bạc rồi dúi vào tay cho bạn cả. Bạn phải khám phá những gì mà tâm hồn bạn đang khao khát và nâng đỡ để trái tim bạn có thể cất tiếng ca. Bạn cần thực hiện theo các bước, đặt ra mục tiêu và nỗ lực cho chúng bởi nếu không, bạn sẽ cảm thấy trống rỗng và không hoàn thiện.

Hãy nhớ rằng số phận của bạn nằm trong tay bạn. Một khi bạn bắt đầu tham gia tiếp cận một cách chủ động cho cuộc sống của mình, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn rất nhiều. Hãy học cách ôm lấy bản chất thật sự của mình chính là một bước khởi đầu quan trọng.

  1. Cho phép cảm xúc của bạn được thể hiện và ôm trọn lấy chúng

Cảm nhận mọi cảm xúc mình có và ôm trọn lấy chúng là điều thực sự mâu thuẫn với những gì chúng ta được dạy trong suốt quá trình trưởng thành. Đặc biệt những xúc cảm như giận dữ và buồn bã luôn bị lảng tránh và sợ hãi bởi sức mạnh hung dữ của chúng. Những cảm xúc như vậy thường bị chôn giấu hay trút vào những môn thể thao vận động, những cuộc chè chén say sưa, nghiện công việc hoặc những xung đột trong mối quan hệ.

Một phương pháp mạnh mẽ và lành mạnh cho cảm xúc của bạn đó là thông qua phương pháp Catharsis [là một phương pháp [tâm lý học] để thư giãn cảm xúc và cảm xúc, giúp giảm lo âu hoặc loại bỏ hoàn toàn, làm suy yếu sự thất vọng , và cuối cùng dẫn đến sự hiểu biết tốt hơn về bản thân và tạo ra một hiệu quả điều trị mang lại lợi ích chung cho cá nhân]. Catharsis khi được thực hiện trong một môi trường an toàn và riêng tư sẽ mang đến nhiều sự giải phóng. Các hình thức khác nhau của phương pháp này bao gồm những bài tập mạnh có cường độ lớn [intense exercise], la hét, nhảy múa, cười và khóc. Cá nhân tôi thì thích khóc lóc và phương pháp đấm catharsis [punching catharsis] bởi tôi gặp vấn đề với những nỗi đau khổ [grief ] và những cơn giận dữ [rage] bị đàn áp.

Một dạng thụ động khác của phương pháp Catharsis bao gồm liệu pháp nghệ thuật [art therapy] và ghi nhật kí. Trong cuốn sách Awakened Empath tôi cũng đã khám phá ra một kĩ thuật khác có tên là SOAR và nó giúp bạn trải nghiệm và điều chỉnh những dạng cảm xúc cường độ lớn. Bạn có thể xem kênh Youtube của chúng tôi để biết được một số ví dụ về SOAR đã từng được ứng dụng.

Tôi phải nhấn mạnh ở đây rằng cảm xúc của chúng ta không tới đây để BỊ CỐ ĐỊNH hoặc cần được chữa khỏi. Bạn đơn giản không thể thoát khỏi sự tức giận, ghen tuông, hay đau buồn trong suốt cuộc đời mình. Những cảm xúc này là bình thường và là một phần của trải nghiệm làm người. Những gì chúng ta có thể làm là tìm ra cách để cho phép những cảm xúc đó đi qua mà không cố gắng níu kéo, bám chấp hay đắm chìm bi kịch trong chúng. Một khi những cảm xúc được phép xuất hiện xung quanh bạn, cảm giác trống rỗng sẽ không còn là vấn đề của bạn nữa vì cuộc sống sẽ trở nên sống động trở lại.

***

Hành trình của bạn đối mặt với sự trống rỗng là gì? Bạn có kế hoạch để thực hành khám phá những thực tiễn ở trên không? Nếu có hãy chia sẻ với chúng tôi. Và, bạn biết không câu chuyện của bạn cũng có thể giúp người khác cảm thấy bớt cô đơn hơn đấy.

Tác giả Aletheia Luna. Dịch bởi Ayako. Nguồn bài viết LINK

Nguồn hình ảnh: Google Image

Advertisements

Share this:

Video liên quan

Chủ Đề