Thớ gỗ là gì

 Thớ nghiêng là chiều thớ gỗ không song song với trục dọc thân cây. Thớ nghiêng trên gỗ tròn gọi là thớ chéo  [thớ xoắn hay vặn] .
 

Khi cây còn vỏ, ở một số loài cây có thể căn cứ vào hình dạng bên ngoài để xét đoán khuyết tật này.
 

Thớ loạn là chiều thớ gỗ không theo một hướng nhất định.
 

Thớ chun [thớ chùn] là chiều thớ gỗ bị gấp nếp theo một nhịp độ nhất định tạo thành đường gơn sóng vuông góc với chiều dọc thớ.
 

Nguyên nhân của khuyết tật trên có thể do đặc tính di truyền của loài cây. Các loại gỗ sau, xà cừ , long não, bạch đàn đỏ, bạch đàn liễu, chẹo, nghiến, ... thường bị xoắn thớ.
 

Các loại lát chun, sang lẻ chun, vùng cạnh mắt gỗ lim xanh thường có thớ chun.U, bướu [còn gọi là lúp] gỗ gõ đỏ có hiện tượng loại thớ.Thớ nghiêng ảnh hưởng khá rõ đến tính chất cơ lý của gỗ. Gỗ càng nghiêng thớ, co rút dọc thớ càng mạnh, phơi sấy dễ cong vênh. Độ nghiêng thớ càng lớn, sức chịu kéo dọc thớ và lược uốn tĩnh giảm cành nhiều.      

[Nguồn : Sách Kho Học Gỗ Trường Đại Học Lâm Nghiệp] 

Từ xa xưa, gỗ tự nhiên đã được ứng dụng làm các đồ nội thất và xây dựng nhà cửa. Ngày nay mặc dù đã ra đời rất nhiều vật liệu nhân tạo, nhưng gỗ tự nhiên vẫn mang giá trị không thể thay thế được. Tuy vậy, nhưng gỗ tự nhiên có một số khuyết tật mà ai đam mê tìm hiểu và quyết định lựa chọn vật liệu này cần biết được. Dưới đây Bách Nguyên sẽ chia sẻ đến anh chị những thông tin về các khuyết tật thường gặp của gỗ tự nhiên.

Những khuyết tật của gỗ tự nhiên đến từ nhiều nguyên do, có thể là do đặc tính sinh trưởng của từng loại cây gỗ hay những tác động của những yếu tố thời tiết, nhiệt độ hay mối mọt, côn trùng,...

I. Khuyết tật mắt gỗ

Mắt gỗ là gốc của cành, nhánh cây để lại trên thân cây gỗ. Phôi gỗ tự nhiên có mắt là điều tất yếu mang đến vẻ đẹp tự nhiên chân thực. Tuy nhiên nếu số lượng mắt gỗ có quá nhiều, sẽ tạo nên khuyết tật của gỗ.
Mắt gỗ được phân loại dựa vào hình dáng hoặc kết cấu của mắt, cụ thể là:

a. Dựa vào hình dáng

Căn cứ vào hình dáng, mắt gỗ được chia thành các dạng hình tròn, hình bầu dục, hình nêm dài, hay phân nhánh.

  • Mắt gỗ hình tròn: là mặt cắt của cành được cắt ngang trên mặt hàng gỗ xẻ, trục của mắt thẳng góc với mặt cắt dọc của gỗ xẻ.
  • Mắt gỗ hình bầu dục: là mặt cắt của cành nhánh được cắt vát trên mặt hàng gỗ xẻ, trục của mắt và mặt cắt dọc của gỗ xẻ hợp thành một góc nhọn; góc càng nhọn tức cành cây mọc càng dốc đứng.
  • Mắt gỗ hình nêm dài: là mặt cắt của cành nhánh được cắt dọc, trục của mắt song song hoặc gần song song với mặt cắt dọc gỗ xẻ.
  • Mắt gỗ phân nhánh: là mặt cắt của cành mọc theo hình vành khăn cùng một độ cao như nhau được cắt dọc, mặt cắt của gỗ xẻ song song với hai vành trên cả chiều dài của chúng. Do đó, ta thấy hiện tượng mặt cắt của mắt thành hai hình dải dài hay hình nêm xếp đối diện với nhau ở trên mặt gỗ xẻ.

b. Dựa vào kết cấu

Phân loại dựa trên kết cấu, mắt gỗ chia thành:

  • Mắt sống: là mắt lành, khi thai thác các cành gỗ còn sống bị cắt bỏ khỏi thân cây do đó các liên kết giữa cành và thân cây là một khối. Do nhựa cây thấm vào phần mắt gỗ, nên màu sắc của mắt gỗ sống thường đậm hơn, trông hơi gờ lên và khá khó khăn khi cắt xẻ. Mắt sống trong 1 số loại gỗ, ví dụ như gỗ thông, gỗ sồi, được coi là một kết cấu quan trọng làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ cho gỗ.
  • Mắt mục: là khu vực gỗ bị nấm mốc, côn trùng ăn làm xốp, mục gỗ. Gỗ bị mục một phần cũng khiến cho sản phẩm giảm chất lượng và trông kém thẩm mỹ hơn gỗ tốt.
  • Mắt gỗ hóa sừng: là mắt có phần gỗ khỏe bị thấm nhiều nhựa, ta-nin hoặc các chất khác. Màu mắt gỗ thường đậm hơn và chất gỗ có thể cứng hơn khu vực gỗ xung quanh rất nhiều.

Mắt gỗ tự nhiên

  • Mắt chết: Đây là khu vực gỗ có cành gãy, cành chết đã tách khỏi thân cây. Khu vực này có sức đề kháng kém nhưng kết cấu gỗ vẫn giữ nguyên vẹn. Do đó sẽ có sự co rút khác nhau ở khu vực có mắt chết.
  • Mắt gỗ bé: là những mắt do nhánh phụ [cành đực] hình thành nên nhưng không phát triển được và tự chết nên có đường kính mắt nhỏ. Loại mắt nhỏ này ít khi bị hóa sừng hay có màu đậm như mắt sống hoặc mắt hóa sừng.

Trong những loại mắt gỗ được phân loại bằng kết cấu trên đây, thì mắt sống khi sản xuất không cần loại bỏ, bởi nó không làm giảm vẻ đẹp hay giá trị của phôi gỗ. Còn mắt gỗ mục hay mắt gỗ chết làm phá vỡ các sợi trong thân cây làm sức mạnh của gỗ bị giảm, vì vậy, trong quá trình sản xuất phải loại bỏ các loại mắt gỗ này. 

II. Khuyết tật do cấu tạo gỗ

Khi cây gỗ phát triển trong các điều kiện thời tiết khác nhau hay bị tấn công bởi dịch bệnh, côn trùng cũng khiến cho phôi gỗ không đồng đều tạo nên những khuyết tật. 

  • Thớ xiên [thớ vặn]: là sự sắp xếp bất thường của thớ gỗ trong thân cây gỗ, khiến cho vân gỗ bị xiên lệch. Với cùng một loại gỗ, thì mức độ xiên của thớ trong sẽ ít hơn ngoài cây gỗ. Đối với gỗ xẻ, nếu cây gỗ tròn bị xiên thớ, khi xẻ ra các tấm gỗ sẽ bị xiên thớ. Gỗ tròn thớ thẳng cũng có thể bị xiên thớ nếu kỹ thuật xẻ gỗ không chuyên nghiệp. 
  • Thớ chun: Thường có ở gỗ của loài cây lá rộng. Các thớ gỗ được phân bố nhăn xoắn theo hình gợn sóng hay rối loạn thành hình búi lộn xộn. Loại khuyết tật gỗ này thường có ở phần gốc thân cây gần với cổ rễ cây, phần gỗ bạnh của thân cây.
  • Thớ uốn xoắn: thường có ở gỗ của tất cả các loài cây. Do ảnh hưởng của cành hay nhánh phụ, mà thớ gỗ bị uốn xoắn ở những chỗ cong cục bộ của vòng sinh trưởng cây gỗ. Trên phôi gỗ tròn có thể phát hiện thấy vùng thớ uốn xoắn ở ngay trên bề mặt ngoài của gỗ hay những chỗ có u lồi.
  • Gỗ dác bên trong: là hiện tượng một số vòng sinh trưởng ở phần lõi gỗ có màu sắc và tính chất giống như dác gỗ. Trên mặt cắt dọc theo chiều xuyên tâm hay bán xuyên tâm, khuyết tật này là những dải đều đặn có màu sáng nhạt chạy dọc có dạng hình dải rộng hoặc hẹp hơn nằm cùng với các vòng sinh trưởng theo chiều dài mặt cắt. Trên gỗ tròn, ta có thể quan sát được khuyết tật này bằng một hay vài vòng sáng nhạt đồng tâm, mỗi vòng có một vài vòng sinh trưởng có màu sẫm hơn vòng gỗ dác này.
  • Vết tủy: Đây là khuyết tật của gỗ tự nhiên xảy ra khi gỗ bị côn trùng gây hại và tổ chức tế bào mô mềm phải hàn gắn vết thương đó. Trên mặt cắt ngang của gỗ, ta quan sát thấy vết tủy thường có hình trăng khuyết, nằm theo chiều tiếp tuyến thường dài từ 1,5 đến 3mm.
  • Tủy: Trong mỗi thân cây đều có tủy cây, đây là phần trung tâm của thân cây gỗ gồm có tổ chức tế bào mô mềm và phần lớp gỗ đầu tiên. Nhìn trên mặt cắt ngang của mặt hàng gỗ tròn thì loại khuyết tật này có hình tròn nhỏ, hình sao hay hình đa giác, màu sáng hoặc màu xám, mềm và có các vòng sinh trưởng đồng tâm cứng hơn thì bao bọc xung quanh.
  • Hai tâm: là hiện tượng cùng tồn tại hai tâm trong một tiết diện cắt ngang của thân cây. Trên mặt cắt của dầu khúc gỗ tròn có hai tủy có hai hệ thống vòng sinh trưởng riêng biệt, và thưa dần về phía ngoài của thân cây rồi nhập thành một hệ thống chung của vòng sinh trưởng. Thông thường giữa hai tâm có một vùng gỗ chết được bọc kín. 
  • Lệch tâm: là hiện tượng vòng sinh trưởng rộng hẹp không đều ở hai phía đối xứng qua tâm. Khuyết tật hình thành co cây gỗ bị mọc nghiêng, hoặc mọc trên sườn núi dốc. Gỗ lệch tâm thường có khối lượng thể tích lớn ở phía có vòng sinh trưởng hẹp và ngược lại nên ảnh hưởng đến độ co rút, độ vênh vặn của gỗ.

III. Khuyết tật do nứt nẻ hay thương tật

Khuyết tật của gỗ tự nhiên này, do tác động bởi nhiệt độ và thời gian làm gỗ co ngót quá nhanh. Trong gỗ tròn và gỗ xẻ, các vết nứt thường gồm các dạng: nứt dọc xuyên tâm, nứt tiếp tuyến, nứt do co rút trong phơi sấy. Các vết nứt có chiều rộng dưới 0,05 mm và chiều sâu dưới 5 mm thì gọi là vết nứt chân chim. Vết nứt có chiều rộng và chiều sâu lớn hơn thì gọi là nứt toác.

IV. Lỗi do mọt, côn trùng

Khuyết tật của gỗ có thể gặp phải do tác động của ấu trùng sâu xâm nhập và gây hại trong quá trình cây gỗ đang sinh trưởng hoặc mới được chặt hạ. Sâu hại gỗ đục khoét gỗ thành nhiều hang hốc để ở và tìm kiếm thức ăn. Việc này lại dẫn đường cho các loại nấm xâm nhập làm suy yếu cường độ gỗ dẫn đến hiện tượng mục trong gỗ. Mức độ thương tổn của gỗ được đánh giá bằng kích thước hang sâu hại gỗ lớn hay bé, nông hay sâu. Vì lẽ đó, khi trồng hay sau khai thác cần có biện pháp chống mối mọt để bảo vệ phôi gỗ trước khi đưa vào sản xuất. 

V. Các khuyết tật gỗ khác

Các khuyết tật của gỗ tự nhiên khác có thể gặp như:

  • Gỗ có màu sắc không đồng đều, màu xấu do nấm mốc gây hại
  • Độ sâu vết cườm [do mở răng cưa không đều] tạo nên gợn sóng lớn.
  • Độ xoắn, viên  của thớ gỗ cũng dễ làm cho gỗ bị vặn xoắn.

Bài viết trên đây, Sàn gỗ Bách Nguyên đã cung cấp đến anh chị các khuyết tật của gỗ tự nhiên thường gặp. 
Bách Nguyên là đơn vị cung cấp và thi công sàn gỗ tự nhiên. Sản phẩm sàn gỗ tự nhiên được xẻ từ thân cây gỗ, được loại bỏ các khuyết tật xấu đảm bảo chất lượng khi sử dụng. 

Quý khách hàng quan tâm cần tư vấn sàn gỗ tự nhiên, vui lòng liên hệ với Sàn gỗ Bách Nguyên Hotline 0936 633 078

>> Xem thêm: Sàn gỗ tự nhiên là gì? Cấu tạo của sàn gỗ tự nhiên

Video liên quan

Chủ Đề