Dân chủ xhcn là gì

Dân chủ xã hội chủ nghĩa là gì? Hiểu như thế nào là đúng theo quy định của pháp luât. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây, để hiểu rõ hơn về dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Dân chủ xã hội chủ nghĩa là gì?

Dân chủ xã hội chủ nghĩa là một chế độ dân chủ đã được xác lập ở những nước đã hoàn thành cách mạng dân chủ, dân tộc, đồng thời bắt đầu tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Đặc trưng của dân chủ xã hội chủ nghĩa là một quyền dân chủ của công dân không ngừng được mở rộng trong tất cả những lĩnh vực hoạt động của nhà nước và của xã hội mà cơ bản nhất là dân chủ về kinh tế. Trên lĩnh vực chính trị xã hội, quyền tham gia quản lý nhà nước của nhân dân, đoàn thể quần chúng ngày càng được mở rộng về phạm vi, độ sâu, cũng nhuw phong phú đa dạng về các hình thức. Mục tiêu của dân chủ xã hội chủ nghĩa nhằm xóa bỏ tệ nạn người bóc lột người, đồng thời tạo ra ngày càng nhiều điều kiện để thực hiện triệt để công bằng xã hội và công lý cho mọi người, bình đẳng thực sự giữa các dân tộc, giữa nam với nữ, tạo cơ hội cho mọi công dân mưu sinh, mưu cầu hạnh phúc. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là một nền dân chủ của xã hội loài người tiến bộ trong tương lai.

Mối quan hệ giữa chế độ dân chủ XHCN với QCD và QCN

Trong mỗi chế độ xã hội nói chung và chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa nói riêng, đều có những quy định về QCD [Quyền công dân] và QCN [Quyền con người] khác nhau. Nói cách khác, tương ứng với mỗi chế độ xã hội, nhà nước đều có các quy định về QCD và QCN nhất định. Điều này bắt nguồn từ tính phổ biến, tính đặc thù của QCN.
Tính phổ biến của QCN là các giá trị chung được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc [1945]; Công ước quốc tế về QCN, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người [1948]. Tính đặc thù của QCN là các quy định của pháp luật quốc gia về QCD, QCN do cơ quan lập pháp quyết định. Ngày 28-11-2013, tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam vào năm 2013 [có hiệu lực từ ngày 1-1-2014]. Đáng chú ý là so với Hiến pháp năm 1992 thì Hiến pháp năm 2013 có nhiều điểm mới cả về nội dung, lẫn kỹ thuật lập hiến; thể hiện rõ, đầy đủ hơn bản chất dân chủ và tiến bộ của dân chủ xã hội chủ nghĩa của nhà nước Việt Nam.
Chẳng hạn, Hiến pháp năm 2013 đã dành cả chương hai để quy định về QCN, quyền và nghĩa vụ công dân. Trong chương này, tất cả QCN về dân sự, kinh tế-xã hội, chính trị và văn hóa đều được quy định rõ ràng và đồng thời tương thích với các công ước quốc tế về QC.

Thủ đoạn mà những thế lực thù địch sử dụng nhằm mục đích xóa bỏ chế độ dân chủ XHCN ở Việt Nam hiện nay là gì?

Ngày nay, các thế lực thù địch trong, ngoài nước không dễ gì có thể dùng lực lượng vũ trang và áp đặt chế độ cai trị của chúng lên đất nước ta như những cuộc chiến tranh xâm lược trước đây. Chúng chỉ có thể thực hiện bằng những chiến lược “mềm”, trước hết là chiến lược “diễn biến hòa bình” [DBHB] làm ảnh hưởng đến chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của Liên Xô, sụp đổ của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu là do chủ nghĩa đế quốc đã thực hiện chiến lược “thẩm thấu”  vào tư tưởng “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” của phương Tây vào các nước XHCN. Khi Liên Xô cải tổ hệ thống chính trị-thực hiện về chế độ dân chủ đa đảng, lực lượng thù địch bên trong, bên ngoài đã móc nối với nhau lật đổ vai trò lãnh đạo cầm quyền của Đảng Cộng sản Liên Xô.
Từ các kinh nghiệm lật đổ chế độ XHCN ở Đông Âu, Liên Xô, các thế lực thù địch, kẻ cơ hội chủ trương thực hiện chiến lược DBHB đối với những nước XHCN nói chung và Việt Nam nói riêng. Một trong các mục tiêu của chiến lược đó là thúc đẩy “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” từ bên trong nội bộ của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa. Thủ đoạn mà chúng thực hiện là lợi dụng internet và mạng xã hội tán phát những thông tin xuyên tạc bản chất của chế độ xã hội Việt Nam, thổi phồng các mặt trái của xã hội, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, lối sống, đạo đức của cán bộ, đảng viên, công chức, từng bước làm mất niềm tin của nhân dân, của cán bộ, đảng viên với chế độ xã hội, với Đảng… nhằm chuyển hóa xã hội hiện hữu sang con đường TBCN.
Những năm gần đây, chúng còn chống phá chế độ bằng hình thức đóng vai người “yêu nước” để huy động đám đông và dùng phương thức “bất tuân dân sự” gây rối trật tự công cộng.
XEM THÊM: Dân chủ là gì? Những thông tin bạn cần biết về dân chủ
TÓM LẠI VẤN ĐỀ: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là gì? Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đọc sẽ chắt lọc được những thông tin hữu ích cho mình.

[HNM] - Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội [bổ sung, phát triển năm 2011] đã khẳng định: "Dân chủ xã hội chủ nghĩa [XHCN] là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước". Sự khẳng định trên đây đã chỉ rõ: Nước ta đi theo con đường XHCN, vì vậy, xây dựng nền dân chủ XHCN là vấn đề quan trọng xuyên suốt quá trình cách mạng của nước ta. 
 

Ngay từ khi Đảng ra đời [1930] để lãnh đạo cách mạng; trong cương lĩnh chính trị đầu tiên đã nhất quán chủ trương, đường lối trong giai đoạn cách mạng giải phóng dân tộc phải xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân mà mục tiêu cốt lõi của nó là “Độc lập dân tộc, người cày có ruộng” và thực hiện quyền phổ thông đầu phiếu trong lĩnh vực chính trị. Khi chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN dựa trên cơ sở kế thừa nền dân chủ nhân dân đã có, phải tiến hành ngay việc xây dựng, phát triển nền dân chủ XHCN mà mục tiêu xuyên suốt là:”Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

So với các nước đi theo con đường dân chủ đầy sóng gió, sự phát triển dân chủ XHCN ở nước ta rất ổn định, có hiệu quả. Nguyên nhân chính là do Đảng và Nhà nước ta luôn tuân thủ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm kim chỉ nam cho mọi hành động. Điều đó được thể hiện ở những mặt sau đây:

Một là, tư tưởng chiến lược chỉ đạo phát triển nền dân chủ XHCN là dựa trên lý luận dân chủ của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam làm nguyên tắc cơ bản.

Hai là, Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò độc tôn lãnh đạo công cuộc phát triển nền dân chủ XHCN ở nước ta.

Ba là, cơ sở kinh tế cho việc xây dựng, phát triển nền dân chủ XHCN ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phát triển theo định hướng XHCN và từng bước hoàn thiện tiến lên kinh tế thị trường XHCN, trong đó kinh tế nhà nước với chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu giữ vai trò chủ đạo.

Bốn là, phương thức thúc đẩy công cuộc phát triển dân chủ XHCN ở nước ta là lấy dân làm gốc.

Năm là, trọng điểm công cuộc phát triển dân chủ XHCN là thường xuyên củng cố, phát triển dân chủ trong Đảng, coi dân chủ trong đảng là “hạt nhân” của dân chủ XHCN và lấy dân chủ trong Đảng thúc đẩy dân chủ trong toàn xã hội. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngày càng cao dân chủ XHCN ở nước ta, quán triệt sâu sắc quan điểm dân biết, dân bàn, dân thực hiện, dân kiểm tra.

Dân chủ XHCN ở nước ta vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy đòi hỏi tất cả quyền lực nhà nước phải thuộc về nhân dân. Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ một trong những nguyên tắc cơ bản để chỉ đạo đổi mới là xây dựng nền dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VN xã hội chủ nghĩa. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII thông qua năm 1991 đã ghi: Dân chủ XHCN là bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Hiến pháp năm 1992 cũng khẳng định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và phải được thể chế hóa quyền lực đó bằng pháp luật, được pháp luật bảo hộ. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và công bằng xã hội đòi hỏi phải được thực hiện trong thực tế cuộc sống trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trải qua 25 năm đổi mới và 20 năm thực hiện cương lĩnh 1991 nền dân chủ XHCN ở Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng và được thế giới thừa nhận.

Để tiến lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, mở rộng hội nhập quốc tế, phát triển bền vững, thực hiện thành công mục tiêu “tối thượng” của cách mạng: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” của Đảng đề ra, chúng ta phải coi trọng phát triển nền dân chủ XHCN vì nó là mục tiêu cơ bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đến lượt nó, nền dân chủ XHCN được phát triển và hoàn thiện lại trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy xã hội không ngừng phát triển. Chủ nghĩa xã hội ở nước ta từ chỗ chưa chín muồi đến chín muồi, từ chỗ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, từ chỗ chưa phát triển đến phát triển. Quá trình này cần có thời gian và môi trường ổn định, đặc biệt là ổn định chính trị, xã hội. Muốn duy trì ổn định chính trị, xã hội để tiến lên phải phát triển nền dân chủ XHCN và lấy đó làm động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện xã hội từ thấp đến cao.

Bản chất chính trị của giai cấp công nhân đòi hỏi phải dùng phương pháp dân chủ để quản lý nhà nước, cải tạo xã hội. Nhà nước XHCN là nhà nước kiểu mới trong tiến trình lịch sử, dân chủ XHCN là thực hiện quyền nhân dân làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Đây là bản chất tốt đẹp của nhà nước XHCN đã và đang tồn tại, phát triển ở một số nước trên thế giới, trong đó có nước ta. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta cần tự giác tuân thủ quy tắc dân chủ, xây dựng và kiện toàn thể chế dân làm chủ, hình thành trật tự dân chủ ổn định, bền vững.

Chủ Đề