Năng khiếu trẻ em lứa tuổi mầm non là gì

Nhà nghiên cứu khoa học cho rằng, cười là một dấu hiệu quan trọng để đánh giá trí tuệ và sự phát triển tình cảm của trẻ. Trẻ hay cười rất có thể là trẻ thông minh. Tháng tuổi phát ra nụ cười của trẻ Thông minh sớm hơn so với trẻ Bình thường và số lần cười cũng nhiều hơn. Trẻ Thông minh có những đặc điểm: Một là, phát triển ngôn ngữ tương đối sớm và tận dụng từ ngữ tạp không tương xứng với tháng tuổi của nó. Khi trẻ Bình thường mới có thể chỉ con chó và nói: “chó” thì đứa trẻ Thông minh đã có thể nói: “chó chạy rồi!” Hai là, trí nhớ tốt, có thể nhớ rất nhanh đồ vật và sự vật đã tiếp xúc, âm nhạc đã nghe, tranh vẽ đã xem, chữ đã biết đều lướt qua là nhớ, ấn tượng rất sâu. Ba là, rất ham hiểu biết, có lòng hiếu kỳ [trí tò mò] rất mãnh liệt và lòng ham hiểu biết rất phát triển, hứng thú rộng rãi. Rất nhạy cảm với sự vật xảy ra ở xung quanh, giỏi quan sát, có sức chú ý tập trung, thường thường tập trung tinh thần chăm chú nhìn một sự vật nào đó, đi sâu nghiên cứu đặc điểm của nó. Bốn là, có thể vượt trước trong việc lý giải mối quan hệ giữa các sự vật, có sức phán đoán, sức phân biệt và năng lực khái quát sự vật tương đối mạnh.Năm là, đối với sắc thái, hình dạng, khung cảnh, tiết tấu, giai điệu biểu hiện hứng thú cực lớn và năng lực vượt trước. Điều đáng chú ý là, trí tuệ con người không phải chỉ hoàn toàn do di truyền của cha mẹ, mà còn quyết định bởi sự giáo dục được tiếp nhận từ buổi ấu thơ.Trẻ Thông minh cũng cần thiết giáo dục sớm một cách khoa học, ngay cả đến trẻ Bình thường, chỉ cần giáo đúng cách cũng trở thành người thông minh. Một số dấu hiệu để bạn có thể nhận biết con bạn có năng khiếu về âm nhạc/hội họa/khoa học?Trẻ có năng khiếu âm nhạc, chỉ sau một tháng tuổi đã rất thích thú với các loại âm thanh của các nhạc khí. Khi tiếng nhạc cất lên lập tức thôi quấy khóc, ngón tay tương đối dài, đặc biệt là ngón tay trỏ và út. Sau 3 tháng, trẻ biết phát âm 5 nguyên âm: a, i, u, e, ô; trên dưới 1 tuổi có thể tập trung tinh thần nghe ca khúc và có thể phản ứng với những ca khúc vui, buồn… Trẻ có năng khiếu thể thao, múa: thường hoạt bát, phản ứng nhanh nhạy, hiếu động, sớm biết lẫy, biết đứng, biết đi, cơ thể khoẻ mạnh, dẻo dai, linh hoạt hơn so với trẻ khác cùng lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ có năng khiếu về múa thường có cổ, đùi, cánh tay tương đối dài, hay bắt chước những động tác có tiết tấu. Trẻ có năng khiếu bẩm sinh về hội hoạ: rất sớm hứng thú với mầu sắc và tranh ảnh; thường có thể chú ý rất lâu đến những đồ chơi có màu sắc khác nhau; có sức quan sát và bắt chước tương đối nhanh. Riêng năng khiếu bẩm sinh về văn học và toán học thì phải đợi trẻ biết đi, biết Nói mới biểu hiện. Chẳng hạn, trẻ có năng khiếu về văn học rất thích nghe hát ru ngủ, sớm biết lạ, biết theo; sớm biết nói, phát âm chính xác, tương đối đúng ngữ pháp, trí nhớ tốt hơn hẳn trẻ cùng lứa tuổi. Ví dụ, ở lớp mẫu giáo hoặc ở gia đình nghe cô giáo hoặc cha mẹ kể chuyện tương đối dài, sau đó có thể kể lại tương đối rành mạch, diễn cảm một cách thích thú, say sưa. Khi chưa biết chữ, đã biết làm thơ đơn giản hoặc học truyền khẩu có thể thuộc hàng chục bài thơ, hay mấy trăm câu thơ lục bát trong truyện kiều Về tài năng toán học bẩm sinh ở trẻ, chủ yếu biểu hiện: Khi mới tập Nói đã có thể đếm tới hàng trăm không nhầm lẫn, ở tuổi mẫu giáo, chưa biết chữ, có thể tính nhẩm, cộng trừ nhân chia số nguyên tới hàng trăm, trên dưới một tuổi đã biết phân biệt sơ đẳng lớn nhỏ, dài ngắn, nhiều ít [có thể cả vài loại màu sắc tương phản rõ rệt như xanh đỏ, đen trắng] đối với đồ chơi hoặc vật thể khác. Đặc biệt, có trẻ chưa biết chữ đã biết chơi cờ vua, chơi ô ăn quan, giải câu đố… Các chú ý để trẻ thông minh hơn.Chú ý chất dinh dưỡng trong nuôi trẻ nên tận dụng nguồn Sữa mẹ. Thời kỳ trẻ thơ là giai đoạn đại não sinh trưởng và phát dục nhanh chóng nhất, nếu thành phần dinh dưỡng không đủ hoặc do nguyên nhân bệnh tật gây nên dinh dưỡng không tốt thì sẽ ảnh hưởng đến đại não phát dục, trở ngại trí tuệ phát triển Chú ý bồi dưỡng và rèn luyện năng lực tư duy cho trẻ, từng bước huấn luyện và nâng cao năng lực quan sát, năng lực lý giải cho trẻ. Bồi dưỡng và bảo vệ lòng hiếu kỳ của trẻ, chú ý khai thác hứng thú về phương diện của trẻ, kích thích tính ham hiểu biết, nhiệt tình học tập của trẻ.Thường xuyên đưa trẻ đi chơi khiến cho chúng được mở rộng tầm mắt, tăng cường kiến thức. Khuyến khích trẻ mở rộng giao lưu với các bạn, phát triển nhu cầu xã hội của trẻ. Nuôi dưỡng năng khiếu của trẻ thế nào?Để nuôi dưỡng trẻ có năng khiếu, theo BS Phạm Ngọc Thanh, bạn nên:Hãy xem con bạn thích gì? Trẻ có vẻ giỏi về điều gì? Tạo cơ hội cho trẻ làm việc với những điều trẻ thích hoặc có năng khiếu. Ví dụ: Nếu trẻ thích khủng long, thì hãy cho trẻ đọc sách về khủng long. Cho trẻ chơi với trò chơi và hình lắp ghép khủng long. Cho trẻ xem khủng long trong viện bảo tàng. Nếu trẻ giỏi nhạc hoặc thể thao, thì hãy cho trẻ có cơ hội học một nhạc cụ hoặc chơi một môn thể thao. Giúp trẻ quan tâm đến nhiều lĩnh vực rộng hơn: Cha mẹ cần cung cấp cơ hội cho trẻ làm việc với những điều trẻ quan tâm hoặc có sở trường, ngoài ra cũng cần cho trẻ tiếp cận với những điều mới. Nếu trẻ không được tiếp cận với điều mới, ví dụ như âm nhạc thì trẻ không thể biết là trẻ có thích hay không. Trẻ không cần bị ép buộc để thử những điều mới, nhưng trẻ cần được khuyến khích. Không áp đặt, tuy nhiên, cần nhấn mạnh để trẻ không bỏ cuộc sau hai ngày. Hãy sáng tạo: Trẻ có năng khiếu suy nghĩ và giải quyết vấn đề, vì thế hãy cho trẻ cơ hội để thực hiện việc đó. Ví dụ, nếu một trẻ nhỏ thích đọc, thì bạn nên ghi vài chữ cho trẻ đọc. Nếu trẻ thích khoa học, bạn có thể cho trẻ cùng nấu ăn với bạn rồi hỏi trẻ tại sao rau trở thành mềm và bánh nổi lên khi được luộc chín. Cho trẻ sinh hoạt dã ngoại: Khuyến khích và năng đưa trẻ đến viện bảo tàng, vườn thú, nhà hát, trường học, di tích lịch sử, vườn hoa.Có nhiều dụng cụ đa dạng tại nhà: Những dụng cụ này không cần phải đắt tiền, chỉ cần giúp trẻ tiếp cận với những điều mới. Ví dụ, để khuyến khích năng khiếu nghệ thuật, bạn chỉ cần mua hộp màu, cọ vẽ, giấy trắng, bút chì. Trắc nghiệm thông minh: Trắc nghiệm đo chỉ số thông minh [IQ], phát triển chỉ số tình cảm [EQ] có thể giúp cha mẹ xác định trẻ có năng khiếu, để cha mẹ được yên tâm về năng khiếu của con. Tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý, nếu trẻ chỉ nổi trội trong một vài lĩnh vực [như biết đọc, đếm số sớm] nhưng lại chậm phát triển ở những lĩnh vực khác [như chậm nói, ít giao tiếp bằng ánh mắt, thích chơi một mình] thì cần đưa trẻ đến gặp chuyên viên tâm lý càng sớm càng tốt để phát hiện những vấn đề tâm lý và được hướng dẫn về cách nuôi dưỡng trẻ. Sưu tầm tổng hợp.

Theo khoa học chứng minh, nâng khiếu của bé hình thành và phát triển rất sớm, thâm chí từ lúc mới sinh ra, nhưng nâng khiếu của bé sẽ theo quy luật giảm dần, bé càng lớn càng khó phát hiện. Như một bé khi sinh ra có 100% năng lực, nếu được bồi dưỡng từ 3 tuổi, bé sẽ phát huy được 90%, nhưng đến lúc 5-6 tuổi thì chỉ còn 70%, hoặc đến 10 tuổi thì đôi khi chỉ còn 50%. Nhiều trẻ tỏ ra đặc biệt thích một lĩnh vực nào đó, nhưng cha mẹ thiếu quan tâm, cho đó là chuyện tầm phào và ép buộc trẻ học những thứ trẻ không có hứng thú, vô hình chung đã bỏ phí năng khiếu của trẻ.

Mỗi đứa trẻ đều có một khả năng riêng nhưng năng khiếu thì không phải bé nào cũng có. Năng khiếu là một khả năng đặc biệt làm cho trẻ có thể thực hiện một việc nào đó tốt hơn bạn bè cùng trang lứa rất nhiều mà không cần phải qua quá trình rèn luyện lâu dài.

Tuy nhiên, không phải cứ có năng khiếu là trẻ nào cũng có cơ hội bộc lộ. Điều này có nghĩa, người lớn rất khó để phát hiện ra năng khiếu của con cái nếu trẻ không bộc lộ ra ngoài.

Ví dụ, trẻ có năng khiếu hội họa nhưng nếu con không bao giờ được cầm bút vẽ thì cha mẹ khó lòng biết được con có năng khiếu này. Do vậy, làm sao có thể phát hiện ra năng khiếu của trẻ từ sớm để khuyến khích con phát huy thế mạnh tiềm ẩn thật sự rất quan trọng trong việc ươm mầm tài năng cho bé.

>> Xem thêm: Tính kỷ luật là gì? có phải do gen di truyền từ bố mẹ?

1, Năng khiếu là gì?

Đã có rất nhiều định nghĩa về năng khiếu song không có định nghĩa nào được thống nhất rộng rãi. Song hiểu một cách nôm na thì trẻ được coi là có năng khiếu khi khả năng của bé vượt quá tiêu chuẩn đáng kể so với lứa tuổi.

Năng khiếu có thể biểu hiện ở một hoặc nhiều lĩnh vực như trí tuệ, sáng tạo, nghệ thuật, lãnh đạo, thể thao. Ngoài ra, năng khiếu còn được biểu hiện trong một lĩnh vực học thuật cụ thể như ngôn ngữ, toán học hoặc khoa học.

Điều mà cha mẹ cần lưu tâm là không phải tất cả trẻ em đều có năng khiếu giống nhau. Năng khiếu tồn tại ở mọi nhóm nhân khẩu học và ở nhiều kiểu tính cách. Do vậy, người lớn phải chịu khó phát hiện ra tiềm năng và hỗ trợ trẻ để bé phát huy hết khả năng đặc biệt của bản thân mình.

2, Năng khiếu có tính di truyền hay không?

“Thiên tài do sinh ra mà có, không phải được tạo thành". Rất nhiều người có quan điểm này và các nhà khoa học cũng tin tưởng rằng năng khiếu [một loại trí thông minh gián tiếp] có tính di truyền mạnh mẽ. Nghiên cứu chỉ ra rằng một trong những đặc tính quan trọng nhất của trẻ có năng khiếu là bé có nhiều động lực cho việc tìm tòi để tạo ra điều mới mẻ.

Động lực này thường xuất phát từ nền tảng gia đình được xây dựng bởi một hoặc nhiều thành viên giàu sức ảnh hưởng, thường là phụ huynh có cùng giới tính với con. Nghề nghiệp của cha mẹ sẽ tương tự hoặc có liên quan đến lĩnh vực khoa học mà trẻ theo đuổi.

Nghiên cứu cũng phát hiện, dù gen trội hay lặn đều sẽ được biểu hiện. Những biểu hiện này đòi hỏi sự tương tác giữa các gen với nhau cũng như sự tác động từ môi trường để tạo nên tiềm năng sáng tạo ở một con người.

Những biểu hiện năng khiếu ở trẻ có thể là sự phối hợp giữa các yếu tố như được người lớn trực tiếp hướng dẫn, khuyến khích theo đuổi đam mê hoặc được xây dựng hình mẫu từ nghề nghiệp của cha mẹ cùng với sự tham gia của các yếu tố gen di truyền.

Như vậy, năng khiếu có tính di truyền, song để nuôi dưỡng yếu tố bẩm sinh này cho con cái thì cha mẹ cần có sự khuyến khích, chỉ dẫn hoặc xây dựng hình mẫu nghề nghiệp để trẻ noi theo. Tuy nhiên, điều trước tiên là làm sao để phát hiện được trẻ có năng khiếu hay không? Cha mẹ có thể đi tìm giải pháp ở phần tiếp theo.

3, Làm sao để phát hiện năng khiếu của trẻ?

Thông qua các biểu hiện của trẻ

Cha mẹ có thể phát hiện ra năng khiếu của con em mình thông qua cách trẻ bộc lộ. Chẳng hạn như bé chưa được học vẽ bao giờ nhưng có thể vẽ tranh rất đẹp. Bé chưa từng được học nhạc nhưng ngay lần đầu học thì con đã có độ cảm về nhịp, phách rất nhanh và chính xác hoặc bé mới 10 tuổi đã biết làm thơ, viết truyện.

Tuy nhiên, thông qua sự bộc lộ thì cha mẹ chỉ có thể phát hiện ra năng khiếu của con khi trẻ đã đạt độ tuổi nhất định và bé có bộc lộ ra thì cha mẹ mới biết. Như vậy cha mẹ không thể phát hiện ra năng khiếu của trẻ sớm hơn hoặc nếu bé chưa bộc lộ ra thì cha mẹ không biết để khuyến khích con phát triển năng khiếu của mình.

Trong khi đó, không phải giai đoạn nào trẻ bộc lộ năng khiếu thì đều có cơ hội để phát triển khả năng đặc biệt này. Điều đó có nghĩa rằng việc cha mẹ chậm trễ trong việc phát hiện năng khiếu của trẻ có thể khiến bé bị lỡ mất cơ hội phát huy khả năng thiên bẩm.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn cho rằng, sự độc đáo của năng khiếu khiến trẻ trở nên đặc biệt dễ bị tổn thương. Vì vậy, trẻ có năng khiếu cần được cha mẹ thay đổi cách chăm nuôi, dạy dỗ và tư vấn để con phát triển tối ưu khả năng đặc biệt đó.

Điều này có nghĩa, việc không phát hiện ra hoặc phát hiện muộn năng khiếu của trẻ còn có thể khiến cha mẹ mắc sai lầm trong việc áp dụng các phương pháp nuôi dạy không phù hợp, từ đó dễ làm ảnh hưởng đến tâm lý của con cái.

Như vậy, việc phát hiện ra năng khiếu của trẻ từ sớm không chỉ có ý nghĩa lớn trong việc phát triển tài năng cho bé mà còn giúp con tránh được những tổn thương do phương pháp nuôi dạy không phù hợp của cha mẹ. Làm sao để biết được trẻ có năng khiếu hay không? Công nghệ giải mã gen ở phần tiếp theo có thể giúp các bậc phụ huynh khám phá ra điều này.

Giải mã gen giúp cha mẹ sớm phát hiện năng khiếu của trẻ

Ngày xưa, để khám phá trí thông minh, năng khiếu hoặc nhiều khả năng khác của trẻ từ lúc mới chào đời là một điều không tưởng. Tuy nhiên ngày nay, khoa học giải mã gen có thể mang đến cho các bậc phụ huynh những kết quả chính xác về tiềm năng của con em mình.

Gói giải mã gen G-SMART do công ty Genetica của Mỹ phát triển có thể giúp cha mẹ khám phá chỉ số IQ, EQ và các điểm mạnh của con em mình thông qua kết quả phân tích 201 gen. Các gen này liên quan đến tiềm năng trí tuệ bẩm sinh của trẻ bao gồm: IQ [Chỉ số thông minh], EQ [Trí tuệ cảm xúc], Khả năng ngôn ngữ, Khả năng toán học, Khả năng âm nhạc.

Từ các kết quả phân tích và đề xuất của báo cáo G-SMART, cha mẹ sẽ hiểu rõ thêm về khả năng học thuật thiên bẩm, các thế mạnh cũng như phương pháp học phù hợp để có thêm cơ sở định hướng giúp con phát huy thế mạnh và cải thiện các hạn chế.

Năng khiếu là một yếu tố di truyền nhưng cần có sự tác động từ môi trường sống thì trẻ mới có cơ hội phát huy tốt nhất để tiến đến thành công; ví dụ như sự khuyến khích, định hướng, xây dựng hình mẫu từ cha mẹ, gia đình. Do vậy, việc phát hiện năng khiếu của con cái từ sớm có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc ươm mầm tài năng cho con trẻ của cha mẹ.

Video liên quan

Chủ Đề