Thơ đối với cuộc sống quý như con gái đối với gia đình

Giới thiệu về cuốn sách này

Sáng nay (13/7), thí sinh dự thi THPT chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn làm bài thi chuyên môn Ngữ văn. 

Đề thi gồm 2 câu: nghị luận xã hội 4 điểm, nghị luận văn học 6 điểm.

Trong đó, câu nghị luận xã hội hỏi: “Phải chăng lắng nghe người khác là đánh mất cơ hội thể hiện bản thân mình”.

Phần nghị luận văn học đưa ra một câu viết của nhà thơ Xuân Quỳnh: “ Thơ đối với cuộc sống ví như một người con gái đối với gia đình, cái để cho người ta làm quen là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài lại là đức hạnh”. Từ trải nghiệm văn học của bản thân, em hãy bàn luận ý kiến trên.

Thơ đối với cuộc sống quý như con gái đối với gia đình

Cô Trịnh Thu Tuyết cho rằng, về cấu trúc, đề thi vẫn theo đúng hướng cấu trúc đề tuyển sinh môn Ngữ văn chuyên của các tỉnh, thành phố nói chung và các khối chuyên Hà Nội nói riêng, đó là cấu trúc 4/6 dành cho hai câu hỏi nghị luận xã hội và nghị luận văn học.Trao đổi về đề thi này, TS Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên môn Ngữ văn trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) cho rằng: "Đề thi Ngữ văn THPT chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn năm 2020 đã có một sự ra mắt an toàn và tương đối ấn tượng với hai câu nghị luận xã hội và nghị luận văn học không mới nhưng vẫn có thể giúp tìm những học trò yêu văn chương, cá tính và sâu sắc. Trong tương lai, chúng ta vẫn hi vọng đón đợi những đề thi tuyển sinh hoàn toàn bứt ra khỏi lối mòn, từ cấu trúc tới vấn đề"... 

Thơ đối với cuộc sống quý như con gái đối với gia đình
Cô Trịnh Thu Tuyết cho rằng đề thi Ngữ văn chuyên THPT chuyên Khoa học xã hội và nhân văn tương đối ấn tượng, giúp chọn được những thí sinh thực sự say mê môn Văn.

Theo cô Tuyết, câu Nghị luận xã hội được chú ý bởi sự ngắn gọn, hàm súc, bởi cách đưa vấn đề nghị luận ngay trong yếu tố lệnh của cùng một cấu trúc câu nghi vấn:“Phải chăng lắng nghe người khác là đánh mất cơ hội thể hiện bản thân?”; và quan trọng nhất, đương nhiên là bản thân vấn đề nghị luận với hai phạm trù có thể bị coi là đối lập, thậm chí loại trừ nhau:“lắng nghe người khác” và “thể hiện bản thân”. “Lắng nghe người khác” thường thể hiện thái độ khiêm nhường, trân trọng, thấu cảm  trong văn hóa ứng xử, tinh thần thực sự cầu thị trong quá trình nhận thức…

"Còn“thể hiện bản thân” lại cho thấy hai khả năng trong tính cách con người, hoặc là sự bộc lộ ý thức khẳng định cái tôi khao khát sống hữu ích cho đời, ý nghĩa cho mình, không chấp nhận thái độ sống nhòa nhạt, vô nghĩa; hoặc là biểu hiện của cách sống vị kỷ, thích phô diễn…

Đề bài đặt hai bình diện trong một câu nghi vấn: “Phải chăng lắng nghe người khác là đánh mất cơ hội thể hiện bản thân?”, đó là cách tạo tình huống thách thức cho học trò khi các em phải tự trả lời câu hỏi đó bằng chính những trải nghiệm khá mỏng so với lứa tuổi các em. Tuy nhiên, thay cho những trải nghiệm cuộc sống, các em có thể vận dụng những hiểu biết trong quá trình học tập, vận dụng năng lực tư duy để phát hiện ra những yếu tố mang tính chất gợi ý, thậm chí định hướng đã hiện hữu ngay trong cấu trúc nghi vấn của đề bài – cụm từ “phải chăng…” thường là tín hiệu gợi mở sự nghi ngờ với phán đoán sau đó; cấu trúc câu định nghĩa:“…lắng nghe người khác là đánh mất cơ hội thể hiện bản thân?” có lẽ không khó để những học trò chuyên văn tương lai có thể mơ hồ nhận ra những cảnh báo đồng thời cả về văn hóa ứng xử và sự tỉnh táo của trí tuệ trong quá trình nhận thức", cô Tuyết phân tích.

Cũng theo cô Trịnh Thu Tuyết, câu nghị luận văn học đặt ra những vấn đề quen thuộc của lý luận văn học, đó là chức năng của văn học nói chung, hai phạm trù nội dung – nghệ thuật của thơ nói riêng. Vấn đề tuy quen thuộc nhưng không hề dễ với học trò lớp 9 khi các em phải nhận ra vai trò, giá trị, ý nghĩa của văn chương, của thơ với cuộc sống qua cụm từ tưởng chỉ như một lời dẫn:“Thơ đối với cuộc sống…”; phải giải mã được hai khái niệm “nhan sắc” và “đức hạnh” trong hình ảnh so sánh “Thơ đối với cuộc sống ví như một người con gái đối với gia đình…”; và quan trọng nhất, thí sinh phải thấy được mối quan hệ biện chứng giữa “nhan sắc” và “đức hạnh” của thơ với cuộc sống con người.

"Đây là vấn đề không hề đơn giản với những học trò lớp 9, khi một thời, người lớn cũng còn cực đoan, thiên lệch, chỉ quan tâm tới “đức hạnh” của thơ mà bỏ bê “nhan sắc”; chỉ soi cho bằng ra những thông điệp tư tưởng mà coi nhẹ tiêu chí vẻ đẹp ngôn từ, hình ảnh, nhạc điệu… của thơ, lẫn lộn thơ/vè tuyên truyền với thơ ca nghệ thuật; chỉ lo “tải đạo/ ngôn chí” mà quên tính thẩm mỹ đặc thù của phương tiện chuyên chở…", cô Tuyết nói.

Cô Tuyết cũng gợi ý rằng, thí sinh phải mở rộng được khái niệm “nhan sắc”, đó không hẳn là sự du dương, lấp lánh của ngôn từ, nhạc điệu mà chủ yếu là sự đắc địa trong khả năng biểu đạt, biểu cảm, và vì vậy, đó là một thứ hình thức chứa nội dung; cũng như thế, khái niệm “đức hạnh” không nên giới hạn ở nội dung tư tưởng trong mỗi thời điểm của cuộc sống xã hội, mà phải hướng tới những giá trị mang tính vĩnh hằng, đó là sự tử tế, nhân văn trong tất cả các mối quan hệ của con người với thế giới xung quanh mình.

Từ hai khái niệm đó, thí sinh phải bàn luận được sâu sắc, thấu đáo về mối quan hệ không thể tách rời giữa hình thức và nội dung, khẳng định qua thực tế văn học để thấy không có hình thức nào không chứa nội dung, và đương nhiên cũng không có nội dung nào không thể hiện qua hình thức – sự gắn kết biện chứng ấy sẽ làm nên giá trị của thơ, giúp người đọc vừa mê đắm khi “làm quen”, vừa yêu thương khi “sống với nhau lâu dài”.

SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG ĐỀ THI OLYMPIC TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ X MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI: 11 Ngày thi: 01 tháng 08 năm 2014 Thời gian: 180 phút Đề thi gồm: 01 trang Câu1: (8.0 điểm) Amonimus cho rằng: Con đường gần nhất để ra khỏi gian nan là đi xuyên qua nó. Nhưng có người lại khuyên: Hãy học cách ứng xử của dòng sông: gặp trở ngại, nó vòng đường khác. Anh / chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về những ý kiến trên. Câu 2: (12.0 điểm) Người Trung Quốc xưa cho rằng: Thơ hay như người con gái đẹp, cái để làm quen là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài là đức hạnh; chữ nghĩa là nhan sắc của thơ, tấm lòng mới là đức hạnh của thơ. Trình bày suy nghĩ của anh / chị về quan niệm trên và làm sáng tỏ bằng một bài thơ hay trong chương trình Ngữ văn 11. Hết (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh:……………………………… SBD ĐỀ CHÍNH THỨC SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI: 11 Ngày thi: 01 tháng 08 năm 2014 Đáp án gồm: 04 trang Câu 1: (8,0 điểm) A. Yêu cầu chung: - Thí sinh viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội (về một tư tưởng, đạo lí). Biết vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt và các thao tác lập luận, huy động được dẫn chứng từ thực tế đời sống và trải nghiệm của bản thân để làm sáng tỏ vấn đề. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, sắc sảo; lí lẽ thuyết phục. Hành văn lưu loát, trong sáng, chuẩn xác, giàu cảm xúc. - Trình bày bài sạch, đẹp, khoa học. B. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau: 1. Giải thích hai ý kiến: (2,0 điểm) - Ý kiến thứ nhất: Dùng biểu tượng con đường (ra khỏi gian nan, gần nhất, đi xuyên qua), ý kiến khẳng định: cách tốt nhất để vượt qua gian nan là con người dũng cảm chấp nhận, chủ động đối mặt, vượt lên và chiến thắng. - Ý kiến thứ hai: Mượn hình ảnh dòng sông luôn chảy vòng khi gặp núi đồi (trở ngại), rồi tiếp tục chảy ra biển lớn, hay hòa vào dòng sông khác, ý kiến đưa ra lời đề nghị (hãy học) cách ứng xử trước khó khăn trong cuộc sống: không bỏ cuộc, cũng không trực tiếp đối mặt, mà tìm con đường khác để tiếp tục hành trình, đạt đến mục đích cuối cùng của mình. Đó là lời khuyên: con người nên có cách ứng xử linh hoạt, uyển chuyển trước hoàn cảnh; cần thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với những biến động của cuộc sống. - Hai ý kiến nêu lên hai cách ứng xử của con người trước gian nan, thử thách trong cuộc sống. 2. Bàn luận: (5,0 điểm) - Hai ý kiến tưởng chừng đối lập, nhưng đều đúng: + Ý kiến thứ nhất: Đề cao lòng dũng cảm: dám đối mặt, dám đấu tranh, khắc phục khó khăn, vượt lên thử thách, không e ngại, không né tránh. + Ý kiến thứ hai: Đề cao sự linh hoạt, mềm dẻo, biết cách né tránh, đi vòng khi cần thiết, để đạt được mục đích trong cuộc sống. - Hai ý kiến bổ sung, hoàn thiện cách ứng xử của con người trước khó khăn, thử thách: + Khi dám đối mặt với khó khăn, con người đã thể hiện bản lĩnh, nghị lực, ý chí của mình - đó là một cách sống tích cực. Nhưng khó khăn, trở ngại trong cuộc sống vô cùng khắc nghiệt, không phải lúc nào con người cũng có thể đối mặt, vượt lên, xuyên qua nó. Nếu cứng nhắc, bất biến, con người dễ bị tổn thương, thất bại. + Trước những khó khăn, trở ngại, trước những biến động phức tạp của cuộc sống, cần có cách ứng xử khéo léo, mang tính tích cực và phù hợp với hoàn cảnh. Đó là cách ứng xử khôn ngoan, thể hiện khả năng ứng biến linh hoạt của con người. Khi đó con người có thể đạt được mục đích của mình, thành công mà không bị tổn thương. Nhưng nếu lúc nào cũng né tránh, không dám đối mặt với khó khăn, e ngại không dám đấu tranh, con người sẽ trở nên nhu nhược, sợ hãi trước cái xấu, cái ác… - Phê phán những người dễ đầu hàng, gục ngã trước khó khăn thử thách, hoặc ứng xử cứng nhắc dẫn đến thất bại; đồng thời cũng phê phán những kẻ “đi vòng, đi tắt”, bất chấp pháp luật và đạo đức, dùng mọi thủ đoạn để đạt được điều mình muốn. (Trong quá trình bàn luận học sinh cần huy động dẫn chứng từ thực tế cuộc sống, hoặc trải nghiệm của bản thân để minh họa). 3. Bài học nhận thức và hành động: (1,0 điểm) - Cần nhận thức được cuộc sống luôn tiềm ẩn những khó khăn, thử thách. Con người không nên chán nản, bi quan, tuyệt vọng trước hoàn cảnh; cần bình tĩnh, tự tin tìm cách ứng xử linh hoạt, phù hợp để vượt qua trở ngại, khó khăn. - Cần nỗ lực, bền bỉ, trang bị cho mình những hành trang cần thiết; thậm chí biết chấp nhận cả những thất bại; chủ động vượt qua khó khăn, thử thách để gặt hái thành công. (Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày những quan điểm riêng, thậm chí trái chiều. Tuy nhiên, cần có thái độ chân thành, nghiêm túc, tư tưởng nhất quán trên tinh thần xây dựng, lập luận thuyết phục). C. Biểu điểm: - Điểm 7- 8: Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội; trình bày đầy đủ các nội dung đã nêu một cách sâu sắc, thuyết phục; văn phong chuẩn xác, biểu cảm; có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả và dùng từ. - Điểm 5- 6: Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội; trình bày được hầu hết các ý đã nêu, nhưng chưa sâu sắc; mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt và chính tả. - Điểm 3- 4: Bài viết tỏ ra hiểu chưa thật thấu đáo vấn đề, trình bày được khoảng một nửa yêu cầu về kiến thức; còn mắc lỗi về diễn đạt và chính tả. - Điểm 1- 2: Bài viết tỏ ra chưa hiểu rõ vấn đề, lúng túng trong cách giải quyết, mắc nhiều lỗi diễn đạt và chính tả . - Điểm 0: Bài viết lạc đề, hiểu sai vấn đề hoặc không viết gì. Câu 2: (12 điểm) A. Yêu cầu chung: - Viết đúng kĩ năng kiểu bài nghị luận văn học, sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận, các phương thức biểu đạt. Cần phát huy đồng thời các năng lực: bình luận vấn đề lí luận văn học và phân tích, cảm thụ thơ để làm sáng tỏ vấn đề. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, sắc sảo; lí lẽ thuyết phục. Hành văn lưu loát, trong sáng, chuẩn xác, giàu cảm xúc. - Trình bày bài sạch, đẹp, khoa học. B. Yêu cầu về kiến thức: Bài làm có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, nhưng cần đáp ứng được một số nội dung cơ bản sau: 1. Giải thích ý kiến: (2,0 điểm) - Thơ hay như người con gái đẹp, cái để làm quen là nhan sắc, với lối diễn đạt dùng hình ảnh so sánh, người Trung Quốc xưa muốn nói: Thơ hay thu hút độc giả trước hết bởi hình thức nghệ thuật (nhan sắc). Hình thức của thơ biểu hiện trên nhiều phương diện như: thể thơ, hình ảnh, giọng điệu, các biện pháp tu từ, cấu tứ Nhưng ở đây tập trung trước nhất ở cách sử dụng ngôn từ (chữ nghĩa là nhan sắc của thơ). - Cái để sống với nhau lâu dài là đức hạnh: cách nói ẩn dụ sinh động đã chỉ ra sức sống lâu bền của thơ hay là ở nội dung. Nội dung của thơ là hiện thực được phản ánh (thiên nhiên, con người) và tấm lòng, tình đời của người nghệ sĩ gửi gắm ở đó. Trong đó, tấm lòng mới là đức hạnh của thơ, là yếu tố then chốt có tính quyết định làm nên giá trị của thơ hay. Tấm lòng được hiểu là những rung cảm, là tình đời mà nhà thơ gửi gắm bên trong câu chữ. Nó bắt nguồn từ tình cảm mãnh liệt và chân thành của thi nhân. - Thơ hay là thơ có sức hấp dẫn, cuốn hút bạn đọc ngay từ phút ban đầu, đồng thời có sức sống lâu bền. Tạo nên sức hấp dẫn ban đầu cho thơ là hình thức (chủ yếu là vẻ đẹp ngôn ngữ), còn làm nên sức sống lâu bền cho thơ lại là nội dung (chủ yếu là cảm xúc, tình đời). Tóm lại, bằng cách nói giàu hình ảnh, người Trung Quốc xưa đưa ra một quan niệm về phẩm chất của thơ hay: đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hòa giữa hình thức và nội dung, giữa lời đẹp và ý hay. Trong hai phẩm chất đó, người xưa nhấn mạnh yếu tố nội dung, cảm xúc của thơ. Yếu tố này là tiêu chí quan trọng để đánh giá giá trị và sức sống lâu bền của thơ hay. 2. Bình luận: (3,0 điểm) - Quan niệm về thơ hay của người Trung Quốc xưa rất sâu sắc, hoàn toàn thuyết phục. Vì: - Yếu tố đầu tiên của thơ hay hấp dẫn bạn đọc chính là “nhan sắc”, tức là vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật, cụ thể là ngôn từ. Bởi ngôn từ chính là chất liệu của văn chương (Văn học là nghệ thuật ngôn từ), là “yếu tố đầu tiên của văn học” (Gorki). Có nguồn gốc từ ngôn ngữ toàn dân, song ngôn ngữ thơ ca khác hẳn với ngôn ngữ đời thường. Đó là ngôn ngữ đã được những người nghệ sĩ ngôn từ lựa chọn, sàng lọc, tinh luyện công phu. Bởi thế, ngôn từ của thơ ca mang vẻ đẹp: chính xác, hàm súc, giàu sức tạo hình, biểu cảm, in đậm dấu ấn cá nhân của chủ thể sáng tạo đã làm nên nhan sắc của thơ hay. - Thơ ca đích thực bao giờ cũng là tiếng nói của những tình cảm sâu sắc, mãnh liệt. Sáng tác thơ, với việc sử dụng ngôn từ sáng tạo, nhà thơ bao giờ cũng thể hiện cho kì được những rung cảm, tâm tư, tình đời, tấm lòng…chân thực của mình với cuộc đời, với con người. Yếu tố này làm nên chiều sâu tư tưởng cho thơ, là“đức hạnh”của thơ. Theo người Trung Quốc xưa, chính chiều sâu tư tưởng này đã làm nên sức hấp dẫn, sức sống “lâu dài” cho thơ trong tâm hồn bạn đọc. - Thơ hay luôn đòi hỏi phải có sự cộng hưởng của lời đẹp với ý hay. Hình thức nghệ thuật (trước hết là ngôn từ) hấp dẫn, kết hợp với chiều sâu tư tưởng, tình cảm của nhà thơ, đã tạo nên vẻ đẹp đích thực cho thơ ca muôn đời. 3. Chứng minh: (5.0 điểm) - Thí sinh chủ động lựa chọn một bài thơ hay trong chương trình Ngữ văn 11 theo định hướng lí luận ở trên. - Trình bày cảm nhận sâu sắc về bài thơ đó để làm sáng tỏ vấn đề. 4. Mở rộng, nâng cao vấn đề: (2.0 điểm) Câu nói của người Trung Quốc xưa có ý nghĩa định hướng sâu sắc cho cả người nghệ sĩ và người tiếp nhận thơ: - Với nhà thơ: Câu nói có ý nghĩa nhắc nhở người nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật phải luôn nâng cao ý thức trách nhiệm của mình. Sáng tác thơ, người nghệ sĩ không chỉ cần có tài mà còn phải có tâm; không chỉ coi trọng việc trau chuốt câu chữ, mà phải đặc biệt chú ý đến vẻ đẹp ý và tình. Phải tìm tòi, đổi mới, sáng tạo không ngừng cả về nội dung và hình thức của thơ. - Với người đọc: Câu nói có ý nghĩa định hướng cho người tiếp nhận một tiêu chí quan trọng để thẩm bình, đánh giá một áng thơ hay: Thơ hay nhất thiết phải vừa có “nhan sắc” (hình thức), vừa có “đức hạnh” (nội dung)… C. Biểu điểm: - Điểm 11 - 12: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết sâu sắc, độc đáo; diễn đạt lưu loát, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc; có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả và dùng từ. - Điểm 9 - 10: Bài viết có nội dung tương đối đầy đủ (có thể còn thiếu một vài ý nhỏ); bố cục rõ ràng; diễn đạt trôi chảy, câu văn có hình ảnh, cảm xúc. Mắc một số lỗi nhỏ về chính tả, dùng từ, viết câu. - Điểm 7 - 8: Bài viết đáp ứng khoảng 2/3 nội dung cơ bản của đáp án. Văn có thể chưa hay nhưng rõ ý. Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. - Điểm 5 - 6: Bài viết đáp ứng khoảng 1/2 nội dung cơ bản của đáp án. Mắc nhiều lỗi hành văn, chính tả. - Điểm 3 - 4: Hiểu và trình bày vấn đề còn sơ sài, kết cấu không rõ ràng, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 1- 2: Không hiểu đề, không có kĩ năng nghị luận, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không viết gì. Lưu ý: - Giám khảo cần vận dụng đáp án một cách linh hoạt để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc. - Khuyến khích những bài làm hay, có chất văn chương, có ý tưởng sáng tạo, mới lạ… - Điểm bài là tổng điểm của hai câu, lẻ đến 0,5./.