Thịt đã rã đông để được bao lâu

Rất nhiều người nội trợ có thói quen tích trữ thực phẩm và bảo quản trong tủ lạnh dùng dần để tiết kiệm thời gian.

Tuy nhiên, nếu như không biết cách bảo quản khoa học, chúng sẽ gây hại cho sức khỏe. Vậy thịt để ngăn đá được bao lâu? Cách bảo quản thịt như thế nào để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm?

Mỗi loại thực phẩm đều có thời gian lưu trữ trong tủ lạnh khác nhau.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội, hiện nay việc mua thịt lợn sạch rồi để ngăn đá tủ lạnh ăn dần là thói quen của rất nhiều gia đình, nhất là những gia đình ở thành phố, muốn tiêu thụ thực phẩm quê.

Có điều, nếu không bảo quản thực phẩm đúng cách sẽ gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe của mọi người. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết: “Thịt để trong tủ đá càng lâu sẽ càng hao hụt dinh dưỡng. Do đó, thói quen để thịt quá lâu và bảo quản không đúng cách thì không chỉ hao hụt giá trị dinh dưỡng mà còn dễ phát sinh nhiều bệnh tật khi ăn”.

Vấn đề đặt ra là nếu không biết cách bảo quản thịt đúng cách, những chất dinh dưỡng có trong thịt không những bị mất đi mà còn khiến thịt vô tình trở thành "thuốc độc" đối với sức khỏe con người.

Rất nhiều người quan tâm tới vấn đề khi bảo quản thịt trong ngăn đá tủ lạnh, thời hạn tối đa có thể bảo quản được thịt là bao lâu.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời hạn tối đa bảo quản thịt trong ngăn đá tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể, loại thịt khác nhau, nhiệt độ bảo quản khác nhau sẽ khiến thời gian bảo quản thịt khác nhau. Trong đó, nhiệt độ là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất.

Nếu để nhiệt độ quá cao, thịt sẽ dễ ôi thiu, hỏng do đây là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Ngược lại, nếu để thịt trong tủ lạnh với nhiệt độ quá thấp, thịt sẽ bị đông đá, mất nước và thậm chí là biến chất.

Bảo quản thịt thế nào để giữ được sự tươi ngon?

Đối với thời gian bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh còn tùy thuộc vào nguyên liệu. Tuy nhiên, đó không phải là yếu tố duy nhất quyết định thịt để trong tủ lạnh được bao lâu

Bên cạnh nguyên liệu, khi muốn thịt bảo quản được trong thời gian lâu mà vẫn giữ được vị tươi ngon cũng như các chất dinh dưỡng, bạn cần chú ý các vấn đề sau:

- Để bảo quản thịt sống trong tủ lạnh, bạn nên chế biến sạch trước khi cho vào ngăn đá. Cần lưu ý bịt thịt bằng nhiều lớp, tránh cho thịt không bị đông cứng quá mức dẫn đến tình trạng thịt bị mất nước hay thay đổi màu sắc, mùi vị của thịt.

- Nhiệt độ trong tủ lạnh phải giữ ở mức ổn định (khoảng -18 độ C đối với ngăn đá, 4-5 độ C ở ngăn mát) để bảo đảm giữ nguyên các chất dinh dưỡng có trong thịt.

- Đối với các loại thịt chín, nên hút chân không hoặc dùng màng bọc thực phẩm bọc kín trước khi bảo quản thịt trong tủ lạnh.

- Không nên đặt thịt tươi sống và thịt đã chín ở gần nhau khi bảo quản trong tủ lạnh vì điều này có thể khiến vi khuẩn lây lan nhanh chóng, làm cho thịt nhanh hỏng hơn.

- Nên chia thành từng phần nhỏ vừa đủ khẩu phần ăn để tiết kiệm thời gian khi rã đông cũng như giữ nguyên được độ tươi ngon của những thịt chưa dùng đến.

Thời hạn bảo quản trong ngăn đá đối với thịt tươi sống

Tùy vào loại thịt mà thời gian bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sẽ khác nhau để giữ trọn các chất dinh dưỡng có trong thịt. Cụ thể, khi bảo quản ở ngăn đông tủ lạnh với nhiệt độ -18 độ, các loại thịt sẽ bảo quản được tối đa thời gian như sau:

- Đối với sườn lợn, thịt lợn dính sườn: 4-6 tháng.

- Thịt lợn xay: 3-4 tháng.

- Thăn bò: 6-12 tháng.

- Sườn bò: 4-6 tháng.

- Gà đã chia phần: 6 tháng.

- Gà nguyên con: 12 tháng.

- Gà tẩm bột chiên: 1-3 tháng.

- Thịt nai, thịt hươu: 3-4 tháng.

- Xúc xích: 1-2 tháng.

Thịt đã chế biến có thời gian bảo quản khác nhau đối với những loại thịt khác nhau.

Thịt đã chế biến để được bao lâu trong ngăn đá?

Tương tự như các loại thịt tươi sống, thịt đã chế biến có thời gian bảo quản khác nhau đối với những loại thịt khác nhau. Cụ thể, thời gian tối đa bảo quản của các loại thịt đã được chế biến như sau:

- Thịt lợn nướng: 4-12 tháng.

- Thịt bò nướng: 12 tháng.

- Gà nướng: 4 tháng.

- Thịt lợn muối xông khói: 3-4 tháng.

- Thịt giăm bông: 2 tháng.

- Các loại thịt nướng ướp gia vị: 4-6 tháng.

Như vậy, thịt để tủ lạnh được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, nếu được bảo quản đúng cách thì thịt có thể được bảo quản an toàn từ 2 đến 6 tháng, thậm chí lên tới 12 tháng.

Mọi người thường bảo quản hoặc bỏ thịt không ăn hết vào ngăn đá tủ lạnh trong một thời gian dài và cho rằng để bao lâu cũng được. Tuy nhiên việc bảo quản như thế có thực sự đúng cách và an toàn?

Việc bảo quản thịt trong ngăn đá tủ lạnh sẽ giúp ngăn cản sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn, đồng thời giúp thịt không bị hư, không có mầm bệnh (không tính nếu thịt có bệnh sẵn).

Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ về hạn sử dụng các loại thịt nói chung khi bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh chỉ ra rằng, nếu bảo quản thịt ở nhiệt độ -18 độ C (tương đương với nhiệt độ trung bình của ngăn đá tủ lạnh) thì thịt đó sẽ có thời hạn dùng là mãi mãi, tức là bảo quản tới khi nào cũng được. Nhưng điều đó chỉ hoàn toàn an toàn nếu nhiệt độ ngăn đá ở chính xác là -18 độ C (hoặc thấp hơn càng tốt).

Tuy nhiên, việc rã đông thịt và làm đông lại chúng sẽ khiến cho vi khuẩn, ẩm mốc dễ phát triển hơn gấp nhiều lần. Vì vậy mọi người nên ăn đến đâu thì rã đông đến đấy, đừng rã đông rồi lại làm đông lại.

Thịt đã rã đông để được bao lâu
Ảnh: Lucas Vinicius Peixoto / Unsplash.

Dù thực phẩm bảo quản trong ngăn đá có hạn sử dụng khá lâu nhưng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khuyên rằng nên bỏ các loại thịt đông lạnh đi sau:

– 1 năm đối với những loại thịt sống, thịt chưa qua chế biến.

– 4 tháng đối với các loại thịt băm, nghiền.

– 3 tháng đối với các loại thịt đã qua chế biến.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo những cách rã đông thịt đúng chuẩn dưới đây để đảm bảo sức khỏe toàn diện hơn.

– Phương pháp rã đông thịt chậm: Nên rã đông gói thịt còn nguyên bao bì trong tủ lạnh bằng cách cho từ ngăn đông xuống ngăn mát, sau đó đem dùng ngay. Phần còn lại nếu chưa sử dụng thì đem bỏ ngay lại ngăn đá để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn. Đây có thể được coi là phương pháp an toàn vì nguy cơ tái nhiễm khuẩn rất thấp. Nhưng phương pháp này có nhược điểm là mất nhiều thời gian.

– Tuy nhiên những khi cần gấp hoặc bạn là người thường xuyên bận rộn thì có thể áp dụng cách rã đông thịt nhanh khác dưới đây:

+ Lò vi sóng:

Lò vi sóng giúp rã đông thực phẩm rất nhanh, chỉ trong vài phút, nhưng cần nhớ là phải chế biến ngay. Nhiều bà nội trợ có thói quen sau khi rã đông thực phẩm bằng lò vi sóng, không dùng hết lại cất lại ngăn đá. Lúc này vi khuẩn sẽ sinh sôi nhanh gấp nhiều lần và thực phẩm chế biến sau đó sẽ mất đi hương vị tươi ngon.

Một điểm cần chú ý khi rã đông bằng lò vi sóng chính là thời gian và nhiệt độ. Nếu để nhiệt độ quá thấp thì thực phẩm sẽ rã đông chậm, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Còn nếu để nhiệt độ quá cao thì bên lớp ngoài thực phẩm sẽ bị chín trong khi phần bên trong vẫn bị đông đá. Vì thế điều quan trọng là phải căn đúng thời gian và khối lượng thực phẩm để chọn nhiệt độ phù hợp.

+ Kim loại: 

Cần chuẩn bị 2 nồi nhôm hoặc inox đáy phẳng hoặc 1 nồi, 1 khay inox.

Cách thực hiện: Úp nồi thứ nhất xuống, đặt miếng thịt lên trên đáy nồi hoặc đặt miếng thịt vào khay, đặt nồi thứ 2 lên và đổ đầy nước nóng. Chờ từ 5 đến 10 phút (tùy vào độ dày của miếng thịt). Cuối cùng kiểm tra và mang đi chế biến khi thịt đã đạt yêu cầu.

Vì nồi nhôm dẫn nhiệt rất tốt sẽ nhanh chóng truyền nhiệt từ môi trường vào làm rã đông miếng thịt. Việc đổ đầy nước ở nồi bên trên chỉ nhằm tăng khối lượng dẫn đến tăng diện tích tiếp xúc bề mặt thịt với nhôm, làm giảm thời gian rã đông.

Lưu ý: Khi sơ chế thịt để cấp đông nên cắt miếng bằng phẳng, dẹt hoặc giữ trong hộp vuông để có mặt tiếp xúc lớn, giúp rã đông nhanh hơn.

Video xem thêm: 13 loại thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh, bà nội trợ cần biết

videoinfo__video3.dkn.news||f89e86ff5__

Thịt đã rã đông để được bao lâu
Your browser does not support the video tag. Please upgrade to lastest version

Ad will display in 09 seconds

Theo đó, trên trang website của mình, chuyên gia thực phẩm Vũ Thế Thành cho hay có hai loại thịt đông lạnh. Thịt cá đông lạnh mua ngoài siêu thị là thực phẩm cấp đông (quick freezing). Cấp đông nghĩa là làm đông lạnh thật nhanh, thường là lõi thịt ở trung tâm phải đạt nhiệt độ -18 độ C. Sau đó đem qua trữ đông ở ngăn đá tủ lạnh. Thời gian làm lạnh càng nhanh càng tốt, bởi những tinh thể nước đá li ti trong thực phẩm không phát triển to lên và khi rã đông, nước cốt thịt thoát ra ít, thịt mới ngon gần bằng hàng tươi. Còn đối với thịt cá tươi đem mua ở chợ, hoặc thịt cá đã rã đông, dùng không hết đem bỏ vào ngăn đá tủ lạnh là hàng đông chậm. Với đông chậm, tinh thể đá có điều kiện phát triển to hơn. Tinh thể to, sắc cạnh sẽ đâm vào các màng tế bào nên khi rã đông, thực phẩm sẽ thất thoát nhiều nước cốt (natural juice), dinh dưỡng kém đi, thịt khô, dai và nhạt nhẽo.

Thịt đã rã đông để được bao lâu

Theo chuyên gia tái đông lạnh thịt đã rã đông có an toàn hay không phụ thuộc vào quy trình chế biến. Ảnh trong bài: Thực phẩm đông lạnh trong siêu thị Thu Hà 

Bên cạnh đó, ông cũng cho hay khi thịt, cá... được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh ở nhiệt độ -15 độ C thì hầu hết các vi khuẩn, mốc và men tạm ngừng phát triển (chứ không chết). Nhưng khi rã đông, ở nhiệt độ thích hợp, chúng sống lại, tiếp tục sinh sôi nảy nở. Ở nhiệt độ từ 5 đến 60 độ C là khoảng nguy hiểm nhất để vi khuẩn phát triển. 

Do đó, chuyên gia cho rằng thực phẩm đông lạnh chỉ được xem là an toàn, nếu khâu chế biến ở nhà máy kiểm soát vi sinh tốt và việc tái đông lạnh thịt đã rã đông có an toàn hay không phụ thuộc phần lớn vào cách rã đông và cách xử lý miếng thịt thế nào. 

"Nếu rã đông gói thịt còn nguyên bao bì trong tủ lạnh (để gói thịt xuống ngăn mát), sau đó đem thịt ra dùng một phần, phần còn lại bỏ ngay vào ngăn đá tủ lạnh thì nguy cơ tái nhiễm khuẩn rất thấp, có thể xem là an toàn", chuyên gia cho hay. Song nhược điểm của cách rã đông này là tốn thời gian.

Ngoài ra, chuyên gia cũng liệt kê trường hợp nếu rã đông bằng cách ngâm trong chậu nước rủi ro nhiễm khuẩn nhiều hơn cách rã đông trong tủ lạnh, mặc dù cách này khiến việc rã đông trở nên nhanh chóng. "Lưu ý rằng thịt rã đông dễ nhiễm khuẩn hơn thịt tươi, vì khi tinh thể nước đá (li ti) tan, để lại vô vàn những lỗ nhỏ trên bề mặt thịt, vi khuẩn sẽ dễ xâm nhập hơn. Dù sao, với cách rã đông, rồi tái đông lại này cũng tạm xem là khá an toàn, nếu đem bỏ ngay miếng thịt (được gói cẩn thận) vào ngăn đá tủ lạnh", chuyên gia lý giải.

Chuyên gia Thế Thành cũng lưu ý: "Thịt tảng, còn nguyên khối có nguy cơ nhiễm khuẩn ít hơn so với thịt bằm hay thịt xay. Thịt xay rất dễ nhiễm khuẩn sau rã đông do diện tích tiếp xúc với môi trường ngoài lớn. Cách an toàn với thịt xay, thịt bằm là nên rã đông trong tủ lạnh, chứ không bằng cách ngâm nước".

Theo đó, sai lầm khá phổ biến của các bà nội trợ khiến vi khuẩn xâm nhập nhiều hơn là để toàn bộ phần thịt cá... đông lạnh ở nhiệt độ thường cho đến khi rã đông hoàn toàn trong suốt một thời gian dài. Sau đó, họ mới chế biến và cấp đông phần thực phẩm chưa dùng đến vào tủ lạnh.

Do đó, để tránh tình trạng thực phẩm bị nhiễm khuẩn hoặc mất đi các chất dinh dưỡng, người chế biến thực phẩm cần chú ý hơn nữa trong quá trình cấp và rã đông thực phẩm.