Thị trường chứng khoán OTC ở Việt Nam

Dựa theo tính tập trung của thị trường, TTCK có thể được chia làm 2 loại là thị trường tập trung và thị trường phi tập trung. Chắc hẳn nhiều bạn đọc đã quá quen thuộc với thị trường chứng khoán tập trung, được giao dịch thông qua các sàn giao dịch như HOSE và HNX. Vậy thị trường phi tập trung, hay thị trường OTC có điểm gì khác biệt?

Thị trường chứng khoán OTC ở Việt Nam

Thị trường chứng khoán OTC là gì?

Thị trường chứng khoán OTC

Thị trường chứng khoán OTC là thị trường chứng khoán phi tập trung, nơi người mua và người bán cổ phiếu giao dịch bằng hình thức thương lượng về giá, và được kết nối thông qua một tổ chức trung gian. OTC là viết tắt của over-the-counter, tức là giao dịch thông qua quầy, ở đây “quầy” chính là tổ chức trung gian.

Thị trường chứng khoán OTC ở Việt Nam

Thị trường chứng khoán OTC là thị trường chứng khoán phi tập trung

Khi giao dịch trên thị trường OTC, nhà đầu tư sẽ đặt lệnh mua và bán cổ phiếu theo khối lượng mình muốn mua hoặc bán, sau đó tổ chức trung gian sẽ kết nối người mua và bán với nhau, hai bên sẽ thông qua thỏa thuận để chốt mức giá và khối lượng cổ phiếu. Mức giá được quyết định dựa trên việc “thuận mua, vừa bán” chứ không phụ thuộc vào bất kỳ yếu tố bên ngoài nào.

Tính chất của thị trường OTC

Nếu như các cổ phiếu niêm yết sẽ được giao dịch trên thị trường tập trung, qua các sàn như HOSE và HNX, thì thị trường OTC là nơi giao dịch của các cổ phiếu không niêm yết. Chính vì không niêm yết, nên các doanh nghiệp này sẽ ít được biết đến rộng rãi hơn với công chúng và ít chịu sự giám sát hơn, do đó thông tin mà NĐT được tiếp cận sẽ ít hơn. Tuy vậy, các cổ phiếu niêm yết cũng có thể được giao dịch thông qua thị trường OTC.

Thị trường chứng khoán OTC ở Việt Nam

Thị trường OTC là nơi giao dịch của các cổ phiếu không niêm yết.

Thị trường chứng khoán OTC có thanh khoản tương đối thấp hơn so với thị trường tập trung do phương thức giao dịch thỏa thuận của nó, ngoài ra việc độ tiếp cận thấp cũng khiến lượng giao dịch các cổ phiếu này thấp. Vì vậy, mức độ rủi ro của thị trường OTC cũng cao hơn và khó phù hợp với tất cả các đối tượng NĐT.

Bên cạnh đó, phương thức giao dịch thỏa thuận cũng khiến việc xác định giá thị trường khó khăn hơn so với hình thức giao dịch tập trung. Nhằm tăng tính thanh khoản và tính hiệu quả cho thị trường, hiện nay các tổ chức trung gian cũng thực hiện vai trò chào giá ra thị trường, và các nhà giao dịch sẽ mua bán cổ phiếu trực tiếp với tổ chức trung gian. Chẳng hạn, khi thấy nhiều nhà giao dịch đặt lệnh mua cổ phiếu với mức giá 50,000 đồng, tổ chức trung gian có thể thực hiện chào mua cổ phiếu với giá 50,000 đồng hoặc cao hơn, mức giá đó có thể được coi là giá thị trường tham khảo. Khi các nhà giao dịch muốn bán cổ phiếu đó, họ sẽ bán trực tiếp với tổ chức trung gian. Bên cạnh đó, họ cũng có thể đưa ra giá chào bán với mức cao hơn giá chào mua, và hưởng lợi từ chênh lệch 2 mức giá này.

Chính vì vậy, tổ chức trung gian trong thị trường OTC có thể đóng 2 vai trò: Làm trung gian cho giao dịch (broker) và tham gia giao dịch với các nhà đầu tư (dealer).

Cơ chế thanh toán cổ phiếu cũng khá đa dạng, có thể là T+0, T+1, T+2,… tùy vào cơ chế của từng thị trường và từng cổ phiếu. Thời gian giao dịch của thị trường này cũng không bị giới hạn giống như các sàn HOSE, HNX, bạn hoàn toàn có thể giao dịch vào buổi tối hay cuối tuần.

Sự hấp dẫn của thị trường OTC

Thị trường chứng khoán OTC ở Việt Nam

Mặc dù thị trường OTC vẫn còn nhiều hạn chế so với thị trường tập trung, nhưng vẫn là nơi thu hút nhiều NĐT do một số đặc điểm hấp dẫn của nó.

Mặc dù thị trường OTC vẫn còn nhiều hạn chế so với thị trường tập trung, nhưng vẫn là nơi thu hút nhiều NĐT do một số đặc điểm hấp dẫn của nó.

Thứ nhất, tỷ suất sinh lời từ các cổ phiếu OTC thường cao hơn các cổ phiếu niêm yết, bởi các cổ phiếu trên thị trường này thường chưa được nhiều nhà đầu tư biết đến, khiến độ hiệu quả của thị trường kém hơn. Chính vì vậy bạn sẽ tìm được rất nhiều cổ phiếu hấp dẫn mà có mức giá thấp hơn nhiều giá trị thực của nó (undervalued).

Bên cạnh đó, các cổ phiếu chưa niêm yết thường là các cổ phiếu của các doanh nghiệp có tuổi đời còn non trẻ, mà thông thường tốc độ tăng trưởng của các công ty như vậy cao hơn nhiều so với các công ty niêm yết đã bão hòa.

Rủi ro khi giao dịch OTC là gì?

Bên cạnh lợi nhuận hấp dẫn, thị trường OTC cũng tồn tại khá nhiều rủi ro so với thị trường tập trung. Đầu tiên là rủi ro thanh khoản, với khối lượng giao dịch thấp và chênh lệch giá mua-bán cao, các NĐT sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi muốn mua và bán cổ phiếu với mức giá gần nhất với giá thị trường.

Thị trường chứng khoán OTC ở Việt Nam

Rủi ro khi giao dịch OTC

Ngoài ra, với việc thị trường OTC không được giám sát chặt chẽ như thị trường tập trung, hành động làm giá cổ phiếu xảy ra nhiều hơn và gây thiệt hại tới nhiều nhà đầu tư. Độ tiếp cận các thông tin của doanh nghiệp thấp cũng gây khó khăn cho các nhà giao dịch khi muốn phân tích cổ phiếu, các doanh nghiệp không bắt buộc phải công bố các báo cáo tài chính hay báo cáo thường niên theo quy định của Ủy ban chứng khoán Nhà nước.

Giao dịch chứng khoán OTC như thế nào?

Để có thể giao dịch chứng khoán OTC, điều đầu tiên là bạn cần có tài khoản ở các tổ chức trung gian trên thị trường OTC. Hiện nay, một số tổ chức trung gian uy tín trên thị trường OTC tại Việt Nam có thể kể đến như Sanotc.com, Giacophieu.vn,...

Happy trading !

Một kênh đầu tư phát triển dành cho tất cả mọi người tìm hiểu đó là sàn giao dịch OTC. Vậy chính xác thị trường OTC là gì và tại Việt Nam nó hoạt động và phát triển như thế nào thì mời các bạn cùng Unica tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết này nhé!

Sàn giao dịch OTC là gì?

>>> Xem ngay: Chỉ số wacc là gì? Công thức tính wacc chính xác nhất

Thị trường chứng khoán OTC ở Việt Nam

Sàn giao dịch OTC là gì?

OTC là gì? Được biết đến là thị trường tài chính phi tập trung, nhưng không có địa điểm giao dịch nào cụ thể. Ngoài ra sàn OTC là nơi giao dịch chứng khoán của nhiều trader có máy tính và kết nối mạng. 

Về cơ bản, thị trường tài chính được phân thành 2 loại đó là: tập trung và phi tập trung.

Thị trường tập trung chính là thị trường có địa điểm giao dịch cụ thể, có hệ thống quy định các công cụ tài chính được giao dịch giống như các sở giao dịch chứng khoán (còn gọi là trading floor). 

Thị trường phi tập trung sẽ không có địa điểm giao dịch cụ thể và OTC (Over The Counter) là một thị trường tương tự như vậy. Đồng thời OTC còn được coi là thị trường thứ cấp, là nơi diễn ra các giao dịch theo thỏa thuận song phương giữa những người tham gia. Hay nói cách khác, 2 bên mua và bên bán sẽ tự thương lượng và thỏa thuận về giá, mà không có sự can thiệp nào của các thị trường tập trung khác.

Do thị trường OTC không có địa điểm giao dịch cụ thể, nên khả năng một trong các bên không tuân thủ thỏa thuận cao hơn nhưng đồng thời cũng mang lại nhiều cơ hội giao dịch lớn hơn, linh hoạt hơn cho các trader. Ngoài ra, dù không có địa điểm cụ thể nhưng những người tham gia vào sàn OTC, thị trường OTC đều phải chịu sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý. 

Cũng như những sở giao dịch chứng khoán hay các thị trường truyền thống, thị trường OTC được mở ra để giúp cho việc tăng trưởng kinh tế và tính thanh khoản. Đây là một giải pháp thay thế tốt nhất dành cho tt cả các công ty chưa đủ điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán phổ biến.

Ưu nhược điểm của sàn giao dịch OTC là gì?

Ưu điểm sàn OTC là gì?

Có thể nói thị trường OTC có rất nhiều những ưu điểm nhất định mà các nhà đầu tư cần nắm được cụ thể đó là:

- Tất cả các điều kiện về hợp đồng đều linh hoạt vì không có những tiêu chuẩn cố định

- Số vốn đầu tư thường nhỏ

- Công cụ tài chính rẻ 

- Đa dạng các loại tài sản tài chính để đầu tư

- Ngoài ra còn là nguồn tiếp cận tài chính cho những công ty chưa thể niêm yết trên các thị trường tập trung

- Thời gian giao dịch thường dài hơn các phiên giao dịch có trên thị trường tập trung

Nhược điểm của thị trường OTC

- Tính kém minh bạch. Các công ty khi tham gia vào thị trường OTC không cần phải cung cấp nhiều thông tin chi tiết của bản thân

- Rủi ro cao hơn. Để giảm thiểu rủi thì các trader cần đa dạng hóa danh mục đầu tư, không đầu tư nhiều hơn mức có thể chi trả và phần bảo hiểm rủi ro...

- Ngoài ra là tính thanh khoản thấp

- Giá của các loại tài sản không cần phải công khai

Tại sao nhà đầu tư giao dịch trên thị trường OTC?

Vì có lợi nhuận cao hơn

Chính vì giá cả mua bán là tự thoả thuận nên người mua và người bán có thể tự do đưa ra mức kỳ vọng của mình mà không phải chịu ảnh hưởng nhiều vào thị trường.

Đặc biệt là cổ phiếu của các ngân hàng, ví dụ như cổ phiếu của VPBank lúc lên sàn chỉ là 15.000 đồng/cổ phiếu, nhưng sau khi đưa lên thị trường OTC được đẩy cao tới mức giá 70.000 đồng/cổ phiếu.

Ngoài ra trên thị trường OTC còn thực hiện các giao dịch các mã cổ phiếu chưa lên sàn nữa, nên giá trị phần lớn là do các nhà đầu tư tự mình phân tích và dự đoán chứ chưa sát thực tế về nhu cầu của thị trường.

Nhiều cơ hội để lựa chọn hơn

Tại Việt Nam thì không có nhiều loại tài sản phái sinh ở các sàn giao dịch OTC, nhưng ở nước ngoài thì các sản phẩm chứng khoán phái sinh, quyền chọn nhị phân, CFD được giao dịch với khối lượng khổng lồ. Mặc dù ở thị trường nước ngoài nhưng các nhà đầu tư vẫn có thể tạo tài khoản và giao dịch các sản phẩm phái sinh trên thị trường quốc tế.

Chính vì vậy mà việc có nhiều loại tài sản để giao dịch giúp cho các nhà đầu tư có thể đa dạng hóa được các danh mục sản phẩm đầu tư của mình.

Sự phát triển của tiên tiến của kỹ thuật số

Tiền ảo ở thời điểm hiện tại không còn ảo nữa rồi, thị trường cryptocurrency ngày nay lớn đến mức mà không thể sập được nữa khi giá trị vốn hoá thị trường của đồng Bitcoin cũng đã đạt ngưỡng 1.000 tỷ USD, chưa tính những crypto khác.

Do vậy nhiều sản phẩm phụ trợ cho thị trường crypto đã ra đời, tăng số lượng các danh mục đầu tư lên. Và thị trường OTC cũng không đứng ngoài cuộc đua trong trend đầu tư hiện nay.

Cho phép các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy

Đòn bẩy là một trong những ưu điểm nổi bật của CFD, nó giúp cho nhiều nhà đầu tư có thể đặt cược nhiều hơn số tiền mình hiện đang có.

Thị trường tài chính truyền thống tại Việt Nam không cho phép dùng đòn bẩy khi giao dịch, chúng chỉ phổ biến đối với thị trường nước ngoài. Hãy luôn ghi nhớ rằng việc sử dụng đòn bẩy sẽ giúp tài sản của bạn gia tăng nhiều lần nhưng cũng nhanh chóng có khả năng bị cháy tài khoản nếu giá đi ngược với vị thế giao dịch của bạn.

Ngày càng được bảo mật hơn trong các giao dịch hơn

Đối với thị trường OTC tại Việt Nam, nếu như trước đây sàn giao dịch OTC được xem là con ghẻ của thị trường chứng khoán thì giờ đây nó đã trở thành con cưng. Nhiều sàn OTC đã bắt đầu được đầu tư nhiều hơn giúp cho nó cũng được bảo mật cao hơn và các hoạt động diễn ra được mượt mà hơn.

Sàn OTC đang trở nên chuyên nghiệp và uy tín hơn không khác gì các sàn giao dịch tập trung như HOSE, HNX…tại Việt Nam.

Những rủi ro khi giao dịch trên sàn OTC

>>> Xem ngay: Momentum là gì? Hướng dẫn cách sử dụng chỉ báo Momentum

Thị trường chứng khoán OTC ở Việt Nam

Những rủi ro khi giao dịch trên sàn OTC

Rủi ro từ chủ thể phát hành

Thị trường OTC như mọi người biết thì nó không được cập nhật thông tin một cách minh bạch và công khai như thị trường chứng khoán tập trung thông thường. Do vậy mà có rất nhiều công ty phát hành cổ phiếu cố gắng che giấu những thông tin xấu về cổ phiếu của mình, đồng thời luôn đưa ra các thông tin tích cực nhằm qua mắt nhiều nhà đầu tư.

Điều này sẽ gây rất nhiều rủi ro cho nhà đầu tư, tốt nhất nếu như bạn không có nhiều thông tin về công ty nào đó thì chưa vội đầu tư vào danh mục đó.

Rủi ro từ thị trường

Thị trường OTC cũng như thị trường chứng khoán bình thường, đều phải chịu sự ảnh hưởng ít nhiều của thị trường chung. Đa phần các nhà đầu tư khi tham gia đầu tư trên sàn OTC sẽ ít cập nhật thông tin so với các sàn chứng khoán tập trung, do họ không có kênh thông tin chính nào mà toàn nghe ngóng và tự đánh giá cũng như tự ra quyết định đầu tư.

Do vậy mà rủi ro từ thị trường là điều không thể tránh khỏi với thị trường OTC, đặc biệt là thị trường OTC ở Việt Nam.

Rủi ro về thanh khoản

Chính vì những đặc điểm chung của sàn OTC là giao dịch tự do, thoả thuận mua bán với nhau nên người bán phải tự tìm đến người mua và người mua phải tự đi tìm người bán. Phần lớn đều nhờ sự hỗ trợ của các sàn OTC trung gian, khi thị trường này biến động giảm giá mạnh sẽ rất khó để bạn có thể tìm được người mua mã cổ phiếu này.

Những ai khi tham gia vào thị trường OTC thông qua nhà môi giới OTC thay vì sàn OTC sẽ giúp nhà đầu tư có cơ hội cắt lỗ chốt lời bất kỳ lúc nào vì họ đầu tư thông qua những biến động giá chứ không thật sự sở hữu chúng.

Rủi ro vì lừa đảo

Hoạt động của sàn OTC ở Việt Nam là hợp pháp nhưng những quy định cũng như hành lang pháp lý còn nhiều điều lỏng lẽo. Nhiều công ty ma hoặc các công ty cố gắng khuếch đại con số trong báo cáo tài chính làm nhà đầu tư bị sập bẫy. Đa số xảy ra với các công ty chưa được niêm yết nên chưa được thẩm định độc lập để có kết quả chính xác.

Nhà đầu tư cần phải sử dụng năng lực thẩm định của bản thân để đánh giá các danh mục đầu tư như thế nào trên thị trường OTC.

Cách giảm thiểu rủi ro khi tham gia sàn OTC

Một trong những nhược điểm lớn nhất của thị trường chứng khoán OTC là thiếu cơ quan giám sát khiến các bên có cơ hội vi phạm hợp đồng. Để giảm thiểu rủi ro này xuống mức tối đa, thì các trader cần sử dụng 1 sàn môi giới chứng khoán để tránh gặp scam. 

Các sàn giao dịch OTC tốt nhất cần có: 

- Giấy phép kinh doanh. Thị trường tài chính luôn luôn tồn tại nhiều rủi ro. Tuy nhiên, việc giao dịch tại một sàn OTC phải có giấy phép kinh doanh, điều này sẽ giúp trader tránh được các hành vi sai trái và lừa đảo có thể xảy ra. Từ đó, giảm thiểu rủi ro xuống mức tối đa

- Bảo mật tài khoản. Nếu sàn chứng khoán OTC tách biệt tài khoản của khách hàng với các tài khoản của công ty thì sẽ làm cho tài khoản của trader luôn khả dụng mọi lúc mọi nơi và sàn chứng khoán sẽ không thể dùng tiền của khách hàng để phục vụ cho các mục đích khác

- Nhiều mức đòn bẩy. Để quản lý vị thế giao dịch một cách hiệu quả, trader cần có nhiều mức đòn bẩy khác nhau phù hợp với nhu cầu của bản thân

- Tốc độ thực thi lệnh nhanh với mức trượt giá nhỏ. Có spread thấp là điểm cộng tuyệt vời và càng tuyệt vời hơn nữa nếu như sàn OTC có thể thực hiện lệnh ngay tại mức giá ask 

- Dịch vụ khách hàng. Sẽ thật tuyệt vời nếu dịch vụ khách hàng của sàn OTC sử dụng ngôn ngữ địa phương và có trụ sở đặt tại quốc gia mà trader đang sinh sống. Khi đó, các trader có thể trực tiếp đến trụ sở để giải đáp các thắc mắc hoặc vấn đề mà mình gặp phải

- Đào tạo. Các sàn môi giới chứng khoán không được phép đưa ra lời khuyên đầu tư nhưng họ có thể cung cấp những kiến thức giao dịch cần thiết

Những chia sẻ trên về sàn OTC, Unica mong rằng mọi người sẽ nắm rõ được khái niệm OTC là gì cũng như tất cả thông tin quan trọng về sàn giao dịch OTC tại Việt Nam. Điều này có tác động đến quá trình lựa chọn đầu tư của nhiều người. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo và theo dõi khoá học đầu tư chứng khoán online trên Unica, các chuyên gia sẽ bất mí cho bạn những cách phân tích, mẹo, kinh nghiệm hay, mời bạn tham khảo.


Tags: Chứng khoán