Thể chế dân chủ ở thị quốc cổ đại Địa Trung Hải thể hiện như thế nào

2. Thị quốc Địa Trung Hải

a] Điều kiện hình thành

– Ven bờ Bắc Địa Trung Hải có nhiều đồi núi chia cắt đất đai thành nhiều vùng nhỏ, không có điều kiện tập trung đông dân cư ở một nơi.

– Mặt khác, khi dân cư sống thiên về nghề buôn và nghề thủ công thì sự tập trung đông đúc lại không cần thiết. Mỗi vùng, mỗi mỏm bán đảo là giang sơn của một bộ lạc.

– Khi xã hội có giai cấp hình thành thì đây cũng là một nước. Mỗi thành viên là công dân của nước mình.

b] Tổ chức của thị quốc

– Do nước nhỏ, nghề buôn phát triển nên dân cư sống tập trung ở thành thị.

– Phần chủ yếu của một nước là thành thị với một vùng đất đai trồng trọt ở xung quanh.

– Thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát và quan trọng hơn cả là có bến cảng. Cho nên, người ta còn gọi nước đó là thị quốc [thành thị là quốc gia]: Aten là thị quốc, đại diện cho cả Attích.

C] Tính chất dân chủ của thị quốc

+ Hơn 30.000 người là công dân A-ten, có tư cách và có quyền công dân.

+ Khoảng 15.000 kiều dân [dân nơi khác đến ngụ cư] được tự do sinh sống, buôn bán, làm ăn, nhưng không có quyền công dân.

+ Hơn 300.000 nô lệ lao động, phục dịch và không có quyền gì cả, là tài sản riêng của mỗi chủ nô.

– Quyền lực trong xã hội thuộc về tay các chủ nô, chủ xưởng và nhà buôn. Hình thành một thể chế dân chủ.

+ Hơn 30.000 công dân họp thành Đại hội công dân, bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc nhà nước [không có vua].

+ Hội đồng 500 có vai trò như một “quốc hội”: Có 50 phường, mỗi phường cử 10 người, thay mặt dân quyết định công việc trong nhiệm kì 1 năm. Ở đây, người ta bầu 10 viên chức điều hành công việc [như kiểu một chính phủ] và cũng có nhiệm kì 1 năm. Viên chức có thể tái cử nếu được bầu. Hằng năm, mọi công dân họp một lần ở quảng trường, nơi ai cũng được phát biểu và biểu quyết những việc lớn của quốc gia.

=> Thể chế dân chủ này đã phát triển cao nhất ở A-ten. Nơi nào không có kiểu tổ chức trên thì cũng có hình thức đại hội nhân dân.

d] Hoạt động kinh tế trong thị quốc

– Thị quốc cổ đại là đô thị buôn bán, làm nghề thủ công và sinh hoạt dân chủ. Mỗi thành thị là một nước riêng.

– Ở đó, người ta bàn và quyết định nên buôn bán với nước nào và loại hàng gì, dùng ngân quỹ vào việc gì, nên trợ cấp cho dân nghèo bao nhiêu; có biện pháp gì để duy trì thể chế dân chủ và đặc biệt là có chấp nhận tiến hành chiến tranh hay không.

– Các thị quốc luôn giữ quan hệ buôn bán với nhau và với các vùng xa.

=> Nhờ đó, các thị quốc trở nên rất giàu có.

e] Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp, Rô ma

– Sự giàu có của Hi Lạp dựa trên nền kinh tế công thương nghiệp, sử dụng lao động nô lệ, khiến cho sự cách biệt giữa giàu và nghèo, giữa chủ nô và nô lệ ngày càng lớn. Ở Rô-ma, sự cách biệt này càng lớn hơn.

+ Nô lệ bị bóc lột và bị khinh rẻ nên thường phản kháng chủ nô. Ở Hi Lạp, hình thức phản kháng chủ yếu là trễ nải trong lao động và bỏ trốn, nhất là khi có chiến tranh. Ở Rô-ma thì họ nổi dậy khởi nghĩa chống đối thực sự.

*Thể chế dân chủ cổ đại được biểu hiện ở những điểm sau:

– Hơn 30.000 công dân họp thành Đại hội công dân, bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc nhà nước.

– Người ta không chấp nhận có vua. Có 50 phường, mỗi phường cử 10 người, làm thành một Hội đồng 500, có vai trò như “quốc hội”, thay mặt dân quyết định công việc trong nhiệm kì 1 năm.

– Bầu 10 viên chức điều hành công việc [như kiểu một chính phủ] và cũng có nhiệm kì 1 năm. Viên chức có thể tái cử nếu được bầu.

– Hằng năm, mọi công dân họp một lần ở quảng trường, nơi ai cũng được phát biểu và biểu quyết những việc lớn của quốc gia.

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Bài Tập Lịch Sử 10 Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây – Hi Lạp và Rô – Ma giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

[trang 22 sgk Lịch Sử 10]: – Trình bày ý nghĩa của việc xuất hiện công cụ bằng sắt đối với vùng Địa Trung Hải?

Trả lời:

Công cụ bằng sắt ra đời có ý nghĩa rất lớn đối với khu vực Địa Trung Hải: khai phá đất đai làm diện tích canh tác tăng, việc trồng trọt có kết quả cao hơn, sản xuất thủ công và kinh tế hàng hóa tiền tệ phát triển.

[trang 24 sgk Lịch Sử 10]: – Thị quốc là gì?

Trả lời:

– Ở Địa Trung Hải, mỗi vùng, mỗi mỏm bán đảo là một giang sơn của bộ lạc. Khi xã hội có giai cấp hình thành thì đây cũng là một nước. Nước nhỏ, nghề buôn bán phát triển nên cư dân sống tập trung chủ yếu ở thành thị được gọi là các thị quốc.

[trang 24 sgk Lịch Sử 10]: – Thể chế dân chủ cổ đại biểu hiện ở chỗ nào?

Trả lời:

– Hơn 3 vạn công nhân hợp thành đại hội công dân, bầu và cử ra cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc của nhà nước.

– Người ta khong chấp nhận có vua. Có 50 phường, mỗi phường cử 10 người làm thành Hội đồng 500 có vai trò như “quốc hội” thay mặt dân quyết định mọi việc. Hằng năm mọi công dân đều họp một lần ở quảng trường có quyền phát biểu và biểu quyết các vấn đề lớn của cả nước.

– Thế chế dân chủ cổ địa phát triển nhất ở Aten.

[trang 27 sgk Lịch Sử 10]: – Giá trị nghệ thuật Hi Lạp được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Nghệ thuật tạc tượng thần và xây dựng đền thờ thần đạt đến đỉnh cao như tượng thần vệ nữ Mi-lô, lực sĩ ném đá, đền Pac-tê-nông,….

Lời giải:

Sự phát triển của thủ công nghiệp làm cho sản xuất hàng hóa tăng nhanh, quan hệ thương mại mở rộng. Thương mại phát đạt đã thúc đẩy mở rộng lưu thông tiền tệ, tạo điều kiện cho kinh tế các nhà nước Địa Trung Hải phát triển mau lẹ.

Lời giải:

Thể chế dân chủ cổ đại mang tính chất dân chủ rộng rãi. Tuy nhiên đây là một thế chế chính trị dựa trên sự bóc lột nô lệ, Những người lao động chủ yếu trong xã hội Địa Trung Hải là nô lệ thì không có quyền công dân. Đối với đông đảo quân chúng nô lệ và kiểu dân thì đó cũng là nền chuyên chính của giai cấp chủ nô.

Lời giải:

a] Cư dân cổ đại Hy Lạp và Rô-ma đã xây dựng được một nền văn hóa cổ đại phát triển cao với những giá trị sau:

– Lịch và thiên văn học: Cư dân Địa Trung Hải đã tính được một năm có 365 ngày và 1/4 ngày nên họ định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày riêng tháng 2 có 28 ngày.

– Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ a,b,c,… lúc đầu có 20 chữ sau được bổ sung thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh.

– Sự ra đời của khoa học: Chủ yếu trên các lĩnh vực toàn, lý, sử, địa. Trong lĩnh vực Toán học đã biết khái quát thành các định lý định đề . Khoa học đến Hy Lạp và Rô-ma thực sự trở thành khoa học.

– Văn học: chủ yếu là kịch với các nhà viết kịch nổi tiếng Ê-sin, Sô-phốc,…

– Nghệ thuật: Nghệ thuật tạc tượng thần và xây dựng đền thơ thần đạt đến đỉnh cao như tượng thần vệ nữ Mi-lô, lực sĩ ném đá, đền thờ Pac-tê-nông,…

b] Hiểu biết khoa học đến Hy Lap và Rô-ma mới thực sự thành khoa học: Độ chính xác của khoa học đặc biệt là toán học không chỉ ghi chép và giải các bài riêng biệt mà thể hiện trình độ khái quát thành định lí, tiên đề, lí thuyết được thực hiện bởi các nhà khoa học tên tuổi đặt nền móng cho các ngành khoa học sau này. Ví dụ: tiên đề Ơ-cơ-lit, định lý Pi-ta-go, định lý Ta-let,…Những vấn đề mà trước đấy nghiên cứu vẫn còn có giá trị sử dụng đến ngày nay.

- Hơn 3 vạn công nhân hợp thành đại hội công dân, bầu và cử ra cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc của nhà nước.

- Người ta khong chấp nhận có vua. Có 50 phường, mỗi phường cử 10 người làm thành Hội đồng 500 có vai trò như “quốc hội” thay mặt dân quyết định mọi việc. Hằng năm mọi công dân đều họp một lần ở quảng trường có quyền phát biểu và biểu quyết các vấn đề lớn của cả nước.

- Thế chế dân chủ cổ địa phát triển nhất ở Aten.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Bản chất của nền dân chủ cổ đại là gì?

Xem đáp án » 21/03/2020 11,707

Trình bày ý nghĩa của việc xuất hiện công cụ bằng sắt đối với vùng Địa Trung Hải?

Xem đáp án » 21/03/2020 3,366

Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô – ma đã phát triển như thế nào? Tại sao nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học?

Xem đáp án » 21/03/2020 2,742

Thị quốc là gì?

Xem đáp án » 21/03/2020 792

Giá trị nghệ thuật Hi Lạp được thể hiện như thế nào?

Xem đáp án » 21/03/2020 614

Video liên quan

Chủ Đề