Tại sao phải kết hợp giữa thuyết phục và cưỡng chế trong quản lý nhà nước

Quản lí hành chính nhà nước là hoạt động được thực hiện chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước trên cơ sở Hiến pháp, luật, pháp lệnh của cơ quan lập pháp nhằm tổ chức chỉ đạo công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh, quốc phòng, hành chính, chính trị. Trong quản lí hành chính nhà nước có nhiều hình thức quản lí và đồng thời cũng có nhiều phương pháp quản lí khác nhau. Trong đó thuyết phục và cưỡng chế là hai phương pháp được sử dụng phổ biến.

Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự kết hợp của phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Bài làm Quản lí hành chính nhà nước là hoạt động được thực hiện chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước trên cơ sở Hiến pháp, luật, pháp lệnh của cơ quan lập pháp nhằm tổ chức chỉ đạo công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh, quốc phòng, hành chính, chính trị. Trong quản lí hành chính nhà nước có nhiều hình thức quản lí và đồng thời cũng có nhiều phương pháp quản lí khác nhau. Trong đó thuyết phục và cưỡng chế là hai phương pháp được sử dụng phổ biến. Phương pháp thuyết phục: là phương pháp do chủ thể quản lí sử dụng để tác động vào nhận thức của đối tượng quản lí để đối tượng quản lí cần thiết thực hiện hành vi hoặc không thực hiện hành vi. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến vì các lí do sau: là phương pháp it tốn kém; là phương pháp ít tổ hại hoặc không gây tổ hại đến đối tượng quản lí; là phương pháp làm cho đối tượng quản lí nhận ra được những sai lầm của hành vi mà mình đã thực hiện và tự giác chấp hành nghiem chỉnh pháp luật, làm cho chủ thể và đối tượng gần nhau, tạo ra sự đồng thuận và cộng tác… Phương pháp thuyết phục được biểu hiên trong việc sử dụng các biện pháp như giải thích, nhắc nhở, tuyên truyền, kêu gọi…và được áp dụng dựa trên căn cứ đó là lợi ích của chủ thể và đối tượng quản lí nói chung là thống nhất với nhau. Đây là phương pháp quan trọng trong quản lí hành chính nhà nước, tuy nhiên pháp luật gần như không có quy định đáng kể nào về áp dụng phương pháp này. Phương pháp cưỡng chế: là phương pháp bắt buộc đối tượng thực hiện một hành vi hoăc không thực hiện một hành vi mà pháp luật yêu cầu. Phương pháp này được biểu hiện bằng các hình thức như cấm đoán đối tượng thực hiện một số hành vi nào đó hoặc tước đi một số quyền nào đó của đối tượng hoặc hạn chế một số quyền nào đó của đối tượng quản lí. Phương pháp cưỡng chế là phương pháp sử dụng bạo lực nhà nước, tuy nhiên đây lại là phương pháp được sử dụng chủ yếu bởi vì từ khi nhà nước xuất hiện và pháp luật ra đòi thì lúc nào cũng có các hành vi chống đối pháp luật, mà các hành vi chống đối ngày càng tinh vi, ngoan cố; nếu chỉ sử dụng phương pháp thuyết phhục thôi thì chưa đủ, sẽ có lúc, có nơi pháp luật không phát huy hiệu quả. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu dựa trên cơ sở lợi ích của chủ thể quản lí vì khi sử dụng phương pháp này thì lợi ích của chủ thể quản lí và lợi ích của đối tượng quản lí thường xuyên khác nhau, không thông nhất với nhau hoặc khi sử dụng biện pháp thuyết phục nhưng không đem lại hiểu quả. Cưỡng chế hành chính là phương pháp được pháp luật quy định rất chặt chẽ về thẩm quyền áp dụng; về các trường hợp được phép áp dụng; về các biện pháp cụ thể để cưỡng chế trong từng trường hợp cụ thể; về thủ tục cưỡng chế trong tường trường hợp. Nguyên nhân của việc quy định rất chặt chẽ là do: thứ nhất, đây là phương pháp sử dụng quyền lực nhà nước rõ nét cho nên cần thiết phải có quy định chặt chẽ để tránh tình trạng lạm quyền; thứ hai, phương pháp này có thể dẫn đến oan sai cho nên cần có quy định chặt chẽ để tránh những oan sai. Phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế trong quản lí hành chính nhà nước đều có những ưu nhược điểm riêng cho nên cần thiết phải đặt ra vấn đề kết hợp hai phương pháp này lại. Có thể giải thích bằng một số lí do sau: Một là: Qua những trình bày ở phần trên, có thể thấy rằng đây là hai phương pháp khác nhau được sử dụng trong quản lí hành chính nhà nước. Hai phương pháp này đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định mà nếu chỉ áp dụng đơn lẻ từng phương pháp trong quản lí hành chính nhà nước thì không thể phát huy được hết những ưu điểm riêng và khó có thể loại bỏ được những hạn chế. Hai là: Xuất phát từ mục đích của việc thực hiện pháp luật là làm cho pháp luật đi sâu vào đời sống xã hội, làm cho mọi người hiểu và thực hiện một cách tự giác. Ba là: Xuất phát từ bản chất của nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Như đã trình bày, nếu chỉ có thuyết phục thôi thì sẽ có lúc, có nơi pháp luật không phát huy được hiệu quả. Ngược lại, nếu chỉ có cưỡng chế thôi thì pháp luật sẽ không được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, chưa nói đến việc có những quy định của pháp luật xa vời với thực tế đã tạo ra sự bất bình trong nhân dân. Hiện nay hai phương pháp này luôn được chủ thể quản lí sử dụng rất phổ biến. Ví dụ: trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật khi luật giao thông đường bộ có quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy, từ khi được thông qua đến khi có hiệu lực nhà nước ta đã để ra một khoảng thời gian khá dài vừa tuyên truyền vừ giải thích trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu, làm quen và tự giác chấp hành. Đến khi có hiệu lực nhà nước mới bắt đầu áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với các trường hợp vi phạm. Cũng một ví dụ thực tế đó là trượng hợp chồng hay uống rượu bia say xỉn, về nhà chửi bới thậm chí gây lộn với vợ con, trường hợp này thường thì các tổ hòa giải luôn đứng ra hòa giải trước tiên và sau vài lần nếu không có kết quả mới yêu cầu chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế. Việc áp phương pháp huyết phục và cưỡng chế trong quản lí hành chính nhà nước là cần thiết và quan trọng, tuy nhiên việc áp dụng sẽ có hiệu quả cao hơn nếu: khi áp dụng cần áp dụng thuyết phục trước rồi mới cưỡng chế sau, có nghĩa là cần thiết phải tạo ra một khoảng thời gian nhất định áp dụng các biện pháp thuyết phục như giải thích, tuyên truyền…tác động vào nhận thức của đối tượng để đối tượng nhận thức đầy đủ về hành vi đã thực hiện của mình cũng như các quy định của pháp luật, tạo ra sự tự giác thực hiện pháp luật của đối tượng. cũng có nghĩa là tạo ra sự gần nhau hơn và sự đồng thuận giữa chủ thể và đối tượng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp việc áp dụng các biện pháp này vẫn không có hiệu quả. Có nhiều lí do cho trường hợp nay, cụ thể như: các quy định của pháp luật quá xa với thực tiễn tạo ra sự bất bình, đối kháng trong nhân dân hoặc không có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa thuyết phục hoặc cưỡng chế hoặc trình độ của người thực hiện pháp luật không đủ… Qua phân tích ở trên, có thể thấy rằng vấn đề kết hợp giữa thuyết phục và cưỡng chế trong quản lí hành chính nhà nước là cần thiết, sự kết hợp hài hòa hai phương pháp này sẽ phát huy được những ưu điểm và đồng thời hạn chế được các nhược điểm của cả hai phương pháp này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • Sự kết hợp của phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước.doc

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Tài liệu "Sự kết hợp của phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước" có mã là 236127, file định dạng doc, có 4 trang, dung lượng file 35 kb. Tài liệu thuộc chuyên mục: Luận văn đồ án > Luật. Tài liệu thuộc loại Đồng

Nội dung Sự kết hợp của phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước

Trước khi tải bạn có thể xem qua phần preview bên dưới. Hệ thống tự động lấy ngẫu nhiên 20% các trang trong tài liệu Sự kết hợp của phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước để tạo dạng ảnh để hiện thị ra. Ảnh hiển thị dưới dạng slide nên bạn thực hiện chuyển slide để xem hết các trang.
Bạn lưu ý là do hiển thị ngẫu nhiên nên có thể thấy ngắt quãng một số trang, nhưng trong nội dung file tải về sẽ đầy đủ 4 trang. Chúng tôi khuyễn khích bạn nên xem kỹ phần preview này để chắc chắn đây là tài liệu bạn cần tải.

Xem preview Sự kết hợp của phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước

Nếu bạn đang xem trên máy tính thì bạn có thể click vào phần ảnh nhỏ phía bên dưới hoặc cũng có thể click vào mũi bên sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.Nếu sử dụng điện thoại thì bạn chỉ việc dùng ngón tay gạt sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.

Phân tích mối liên hệ giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính Bài làm Trong bất kỳ hoạt động nào của quản lý hành chính nhà nước thì những nguyên tắc được xác lập là yếu tố quan trọng trong việc tổ chức và quản lý được hiệu quả và chặt chẽ. Các nguyên tắc có mối liên hệ mật thiết với nhau và tạo tiền đề cho các nguyên tắc khác được thực hiện có hiệu quả.Đặc trưng của mối liên hệ này trong quản lý hành chính nhà nước là phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế.I. Phương pháp thuyết phụcPhương pháp chủ yếu là phương pháp thuyết phục, bởi trong hoạt động quản lý hành chính thì lợi ích của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý là nhất trí, cho nên hoạt động quản lý thể hiện ý chí và phục vụ lợi ích của nhân dân lao động. Mặt khác, những nhiệm vụ và mục tiêu quản lý hành chính nhà nước không thể đạt được nếu thiếu sự ủng hộ rộng rãi và tích cực của quần chúng, đồng thời đạt hiểu quả cao trên cơ sở động viên và tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân tham gia vào giải quyết những nhiệm vụ đặt ra trước mắt. Thông qua phương pháp thuyết phục, các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước giáo dục cho mọi công dân nhận thức đúng đắn về kỷ cương xã hội, kỷ luật nhà nước và động viên họ tự giác thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội.II. Phương pháp cưỡng chếPhương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước được thể hiện trong việc áp dụng những quyết định bắt buộc đơn phương đối với đối tượng quản lý. Cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với những cá nhân hoặc tổ chức nhất định trong trường hợp pháp lụât quy định, về mặt vật chất hoặc tinh thần nhằm buộc cá nhân đó phải thực hiện hay không được thực hiện những hành vi nhất định đối với tài sản của cá nhân hay tổ chức hoặc tự do thân thể của cá nhân. Phương pháp cưỡng chế thường được sử dụng trong những trường hợp quyết định đơn phương không thực hiện một cách tự giác. Phương pháp cưỡng chế giữ vai trò quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước. Nếu không có cưỡng chế thì kỷ cương nhà nước và xã hội không được đảm bảo, pháp chế xã hội chủ nghĩa không được tôn trọng, tạo điều kiện để mọi tội phạm gia tăng.III. Mối liên hệ giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chếPhương pháp cưỡng chế và thuyết p hục đều nhằm đến mục đích là đảm bảo thực hiện nhiệm vụ quản lý một cách hợp lý và hiệu quả. Những nhiệm vụ quản lý được thực hiện bằng việc ban hành những quyết định áp dụng phù hợp ở các cấp tương ứng, nhưng những nhiệm vụ đó phải dựa trên phương pháp quản lý tương ứng phù hợp, trở thành biện pháp, cách thức thi hành những quyết định đó trên cơ sở thuyết phục, động viên. Đối với phương pháp cưỡng chế, khi nào mà chủ thể quản lý áp dụng phương pháp thuyết phục không hiệu quả thì mới cần đến cưỡng chế. Để thi hành quyết định quản lý nào đó có thể sử dụng phương pháp cưỡng chế, nhưng không phải lúc nào cũng áp dụng được, bởi phương pháp cưỡng chế có ý nghĩa khi không có khả năng đảm bảo thực hiện quyết định thông qua phương pháp thuyết phục. Vịêc bắt buộc thực hiện quyết định này hay quyết định khác cũng không có ý nghĩa khi không có đối tượng để cưỡng chế. Đó là khi những đối tượng liên quan tự giác thực hiện quyết định đơn phương của chủ thể quản lý hành chính, khi đó phương pháp thuyết phục thực sự có hiệu quả. Quyết định hành chính và hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà nước trong trường hợp này không cần đảm bảo bằng cưỡng chế. Cả hai phương pháp trong thực tế không tách rời mà bổ sung cho nhau. Việc đưa ra biện pháp bắt buộc thường đi liền với công tác giải thích, hướng dẫn… Sự khác nhau giữa thuyết phục và cưỡng chế không chỉ thể hiện trong bản chất mà còn thể hiện ở cách thức quy định chúng. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế liên quan đến sự cần thiết phải hành động bất chấp nguyện vọng của người thực hiện nên pháp luật phải cố gắng xác định giới hạn của nó. Không ít trường hợp pháp luật chỉ ra cụ thể biện pháp đó dẫn đến hạn chế quyền của cơ quan này hay cơ quan khác mà không giới hạn phạm vi sử dụng. Bởi, những biện pháp thuyết phục rất đa dạng , khó có thể quy định một cách cụ thể đượcNói tóm lại, phương pháp cưỡng chế và phương pháp thuyết phục phát huy vai trò quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước. Chủ thể quản lý hành chính chỉ sửdụng cưỡng chế khi thuyết phục không đạt hiệu quả, và lựa chọn biện pháp phù hợp để thực hiện việc quản lý, chú ý đến những nguyên tắc trong việc áp dụng cưỡng chế như: hạn chế thiệt hại thấp nhất cho đối tượng quản lý… có như vậy thì công tác quản lý mới phát huy vai trò trong việc thực hiện quản lý hành chính nhà nước.

Video liên quan

Chủ Đề