Táo đầu 4 là gì

Mã 3###: ứng dụng bức xạ i-on hóa

  • Nếu trên tem có bốn chữ số, bắt đầu bằng số 3, thì đó là kí hiệu của hoa quả được xử lý bằng công nghệ bức xạ i-on hóa.
  • Công nghệ chiếu xạ thực phẩm này sử dụng chính nguồn năng lượng bức xạ ion để xử lý thực phẩm, nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm.
  • Tia bức xạ có tác dụng gây tổn thương cơ chất di truyền làm bất hoạt khả năng sinh sản của vi sinh vật gây bệnh, gây hại, kể cả dạng sinh dưỡng và bào tử, các nang kí sinh trùng và các siêu vi trùng.
  • Công nghệ chiếu xạ thực phẩm đòi hỏi cơ sở chiếu xạ và cơ sở chế biến thực phẩm phải tuân thủ những yêu cầu nhất định về liều chiếu, quy cách bảo quản sản phẩm và điều kiện lưu kho, vận chuyển, chế biến sau khi chiếu xạ.
  • Liều lượng chiếu này tùy thuộc theo luật của từng nước, ví dụ như Mỹ theo quy định của FDA, Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế.

4###: Phương pháp trồng trọt phổ thông

Nếu trên tem có bốn chữ số, bắt đầu bằng số 4 thì đó là kí hiệu của trái cây được trồng bằng công nghệ thông thường, nghĩa là có sử dụng các loại thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, phân bón vô cơ, v.v... theo liều lượng đúng quy chuẩn.

9####: Phương pháp trồng hữu cơ

  • Nếu trên tem có năm chữ số bắt đầu bằng số 9, đó là sản phẩm hữu cơ.
  • Nông sản hữu cơ không phải nông sản trồng tại vườn nhà.
  • Hiện nay, Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và nhiều nước khác yêu cầu các nhà sản xuất để có được Chứng nhận Hữu cơ đều phải tuân thủ theo các quy chuẩn nghiêm ngặt được thiết lập bởi các nước và các tổ chức thương mại quốc tế.

8####: Biến đổi gen

  • Nếu bạn thấy tem có năm chữ số bắt đầu bằng số 8, đó là sản phẩm biến đổi gen.
  • Hiện nay nông sản biến đổi gen đang gây tranh cãi và vấp phải phản đối trên diện rộng, đặc biệt là Liên minh Châu Âu và một vài quốc gia Châu Á khác.
  • Bên cạnh đó, quy định về dán tem nhãn chưa hoàn toàn mình bạch, nên từ lý thuyết đến thực tế vẫn còn là một khoảng cách, khi không tìm thấy sản phẩm nào được dán nhãn năm chữ số, bắt đầu bằng số 8 [8####] ngoài thị trường.

Mỗi trái cây nhập khẩu đều được dán tem với nhiều mã số khác nhau, tùy thuộc vào nguồn gốc và cách sinh trưởng của trái. Mã số có từ 4 đến 5 con số được dán trực tiếp vào trái.

Những trái cây có mã số gồm có 5 chữ số và bắt đầu bằng chữ số 9, thì đó là một sản phẩm 100% hữu cơ và không hề có bất cứ một loại thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật hay bất cứ thuốc tăng trưởng nào. Nên mua những trái có mã 9#### để đảm bảo sức khỏe, an toàn khi ăn, cần cẩn thận trong việc lựa chọn.

#Ynghiamasotrentraicaynhapkhau #Xemmatraicaynhapkhau #Mavachtraicayantoan #MuaBanNhanh #MBN #VyMuaBanNhanh

Trái cây nhập khẩu với tem nhãn có mã số bắt đầu bằng số 4 đang được bán khá nhiều. Trong ảnh: táo ngoại nhập bán ra tại Chợ Bà Chiểu [quận Bình Thạnh, TP.HCM] chiều 1-5

Tuy nhiên, nhiều lý giải mang tính trái chiều khi không ít khẳng định mã số bắt đầu bằng số 3 và 4 là cách trồng và chất lượng không tốt, trong khi đó nhiều cá nhân và tổ chức cho rằng sản phẩm "ổn", hay đó chỉ là cách phân biệt vùng trồng để dễ quản lý.

Bắt đầu bằng số 3 và 4 là không tốt?

Theo như nhiều thông tin từ các trang mạng chia sẻ, các loại trái cây nhập khẩu thường có miếng dán trên đó có dãy số gồm 4 hoặc 5 chữ số liền nhau. Nếu là 4 chữ số thì chúng luôn bắt đầu bằng số 3 hoặc số 4. Nếu là 5 chữ số thì chúng luôn bắt đầu bằng 8 hoặc 9.

Theo đó, nếu dãy số bắt đầu bằng số 3 hoặc số 4 thì chúng được trồng theo phương thức thông thường, nghĩa là dùng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu trừ cỏ, chất bảo quản trong danh mục cho phép. Nên rửa sạch và gọt vỏ trước khi ăn.

Nếu dãy số bắt đầu bằng số 8: Đó là loại trái cây biến đổi gene [GMO]. Ngoài có thể canh tác như các loại trái cây bắt đầu bằng số 3 hoặc 4, các giống trái cây này là loại đã bị biến đổi về mặt di truyền và mức độ an toàn vẫn còn là điều tranh cãi trên thế giới. Kiến nghị không nên ăn.

Nếu dãy số bắt đầu bằng số 9: Đây là loại trái cây trồng hữu cơ. Nghĩa là quá trình canh tác không dùng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu trừ cỏ độc hại, không giống GMO, không kích thích tăng trưởng. Quá trình bảo quản cũng không dùng các chất bảo quản độc hại. Đây là loại trái cây khuyến khích dùng vì không có dư lượng hóa chất. Tuy nhiên, do canh tác như trên nên giá cũng đắt hơn các loại trái cây thường.

Nhiều bạn mua trái cây nhập khẩu ít để ý trên mỗi trái hoặc hộp [đối với trái nhỏ bán theo chùm như nho, hay hộp như dâu] có một miếng dán nhỏ trên đó có mã vạch và dãy chữ số gồm 4 hoặc 5 chữ số khác nhau.

Có thể dùng để phân biệt các loại trái cây với nhau

Theo một chuyên gia ngành nông nghiệp, khi bắt đầu với đầu 3 hay 4 chỉ nhằm mục đích phân loại các loại trái cây khác nhau, các giống trái cây của cùng một loại và kích cỡ của trái cây. Cùng một loại, ví dụ táo, nhưng có hàng trăm giống táo khác nhau, mỗi giống táo lại chia thành loại to và loại nhỏ nên cũng có hàng trăm mã số khác để đặt tên cho chúng. Ví dụ loại táo Fuji có hai mã số là 4129 loại nhỏ và 4131 loại lớn.

Trái cây nhập khẩu với tem nhãn có mã số bắt đầu bằng số 4 đang được bán khá nhiều. Trong ảnh: Táo ngoại nhập bán ra tại Chợ Bà Chiểu [Bình Thạnh] chiều 1-5

Như vậy, trên trái cây nhập khẩu có một miếng dán với dãy số gồm 4 chữ số và luôn bắt đầu bằng số 3 hoặc số 4.

Đầu 3 hay 4 không nói trái cây đó có an toàn hay không, an toàn là bắt buộc của một sản phẩm ra thị trường ở các nước phát triển.

Tương tự, theo đại diện một doanh nghiệp tại TP.HCM, việc nói rằng trái cây bắt đầu bằng số 3 thì tức là nó được xử lý bằng công nghệ ION hóa để hạn chế sự phát triển của vi sinh vật làm chậm quá trình hư hỏng của trái. Tuy nhiên, điều này không chính xác bởi số 3 hay số 4 chỉ để phân biệt loại trái cây với nhau chứ không nói rõ về phương pháp xử lý hay bảo quản chúng. Có nhiều phương pháp bảo quản khác nhau như bọc màng sáp, trữ lạnh, trữ đông, rút oxy... tùy vào điều kiện và nhà cung cấp lựa chọn.

Theo đó, trái cây có mã số bắt đầu bằng số 9 được hiểu là trái cây trồng hữu cơ nhưng tổ chức tạo ra bộ mã số này là Liên đoàn quốc tế về tiêu chuẩn sản xuất [IFPS] không phải là đơn vị chứng nhận hay đánh giá tiêu chuẩn hữu cơ. Họ cũng khuyến cáo, nếu người tiêu dùng muốn chắc chắn một sản phẩm nào đó là hữu cơ thì nên hỏi các nhà bán lẻ về chứng nhận hoặc logo của các chứng nhận hữu cơ uy tín trên bao bì như USDA organic, EU organic farming, JAS, IFOAM, Bio...

Trong khi đó, theo đại diện một công ty chuyên xuất khẩu thanh long nhập Mỹ, đối với thị trường Mỹ hầu hết sản phẩm trái cây nhập hay xuất khẩu phải có mã và áp dụng chung mã số đó cho toàn cầu. Chẳng hạn, thanh long của đơn vị nhập vào Mỹ mang mã số với siêu thị 3040. "Mã số sản phẩm trên có thể là dạng mã code để dễ quản lý, tính tiền khi báo vào các hệ thống siêu thị. Ngoài Mỹ, sản phẩm Canada mã số với 4 chữ số", vị này khẳng định.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện hệ thống siêu thị M. cho biết hiện đơn vị chủ yếu đang bán mã số có 4 số và bắt đầu là 3 và 4, trong đó 4 chiếm phần lớn. Theo đại diện đơn vị này, mã số bắt đầu bằng 3 và 4 là sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình trồng trọt nhưng có thời gian cách ly theo đúng quy định trước khi thu hoạch. "Táo của đơn vị được nhập từ quốc gia hàng đầu như Newzealand, Mỹ... và tất cả đều có bộ hồ sơ chứng từ trồng theo phương pháp GlobalGAP nhưng có thời gian cách ly hợp lý trước khi thu hoạch, có đầy đủ chứng nhận", đại diện đơn vị này khẳng định.

Lý giải về việc tại sao cùng loại trái cây nhưng có giá khác nhau, theo vị này, giá trái cây [chủ yếu táo] phụ thuộc nhiều yếu tố như trồng ở đâu, thời điểm mùa vụ [giữa, hay cuối mùa] và thời gian nhập hay táo được lưu trữ, cách nhập... Chẳng hạn, táo Gala tại đơn vị nhiều thời điểm giá có thể chênh nhau mấy chục ngàn đồng/kg.

Trong khi đó, theo đại diện hệ thống siêu thị B, mỗi tháng đơn vị nhập hàng chục container táo các loại. Trong đó, hầu hết tem được dán trên táo gồm có 4 chữ số và bắt đầu bằng chữ số 3 và 4. Loại táo Gala... bình dân giá chỉ 35.000 đồng/kg có mã số bắt đầu bằng số 4, nhưng táo Envy [Mỹ] dạng cao cấp với giá tới gần 250.000 đồng/kg, hay táo xuất xứ từ Nhật Bản loại cao cấp  cũng có mã số bắt đầu bằng số 4. "Có thể mã số trên chỉ là cách phân biệt về xuất xứ".

Theo đại diện Hiệp hội Rau quả VN, mã số trái cây nhập khẩu hiện có rất nhiều cách lý giải, và chưa thể hiện rõ ràng. Do đó, người tiêu dùng cần lưu ý khi cập nhật các thông tin liên quan về mã số trên tem nhãn cho phù hợp.

QUANG BẢO - BÌNH MINH

Tại các quầy hoa quả của siêu thị hay các cửa hàng bán trái cây nhập khẩu, chúng ta thường thấy trên mỗi trái táo, lê, cam... đều có dán một loại tem ghi mã số. Các tem này ngoài công dụng để quét giá cả, còn giúp chúng ta nhận biết được chất lượng của loại quả mà bạn đang muốn mua. Những con số ký tự này thật sự mang ý nghĩa gì? Trong bài viết này, hãy cùng Suni Green Farm tìm hiểu ý nghĩa đằng sau những con số in trên tem của hoa quả nhập khẩu nhé!

Mã số trên tem thường thấy trên mỗi quả táo, cam, kiwi… tại quầy hoa quả của siêu thị hay các cửa hàng chuyên trái cây nhập khẩu được gọi là PLU code. PLU code là viết tắt của từ Price Look-up, mục đích đúng như nghĩa đen của nó, để mọi người "nhìn vào" và "Tra cứu thông tin".

Các mã code PLU được công bố và kiểm soát bởi Hiệp hội quốc tế về tiêu chuẩn sản phẩm [International Federation for Produce Standards - IFPS]. Đây là tổ chức toàn cầu phân phối mã code cho tất cả sản phẩm trái cây lưu thông trên toàn thế giới.

Các mã code này đã được sử dụng từ năm 1990, giúp việc kiểm tra và quản lý tại các siêu thị trở nên chính xác và nhanh chóng hơn. Mã PLU được xác định dựa trên nhiều yếu tố như chủng loại, đặc điểm của trái cây, phương pháp trồng và kích cỡ. Hiện nay, có hơn 1.400 loại trái cây đã được gắn mã PLU trên toàn thế giới.

Dưới đây là ý nghĩa của các con số trên quả bắt đầu bằng những số 3, 4, 8, 9… giúp bạn lựa chọn những loại hoa quả thích hợp.

3### - Ứng dụng bức xạ ion hóa

Nếu trên tem mã PLU 4 số và bắt đầu bằng số 3, thì đó là kí hiệu trái cây được xử lý bằng công nghệ bức xạ ion hóa.

Bản chất của công nghệ này là dùng tia bức xạ Ion bắn phá các phân tử ADN làm ức chế khả năng sinh sản của vi sinh vật gây bệnh, gây nấm mốc bám trên thực phẩm. Nhờ vậy, hoa quả đảm bảo được chất lượng, kéo dài được thời gian bảo quản để vận chuyển đi khắp nơi.

Công nghệ chiếu xạ thực phẩm đòi hỏi cơ sở chiếu xạ và cơ sở chế biến thực phẩm phải có máy móc thiết bị hiện đại, tuân thủ những yêu cầu về liều chiếu, quy cách bảo quản sản phẩm và điều kiện kho vận. Liều lượng chiếu tia ion tùy thuộc theo luật của từng nước, ví dụ như Mỹ theo quy định của FDA, Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế.

4### - Sản phẩm được trồng theo phương pháp phổ thông

Nếu trên tem mã 4 số và bắt đầu bằng số 4, thì đó kí hiệu của trái cây được trồng bằng công nghệ thông thường, có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón vô cơ, chất bảo quản.... theo liều lượng quy định của chính phủ các nước đưa ra.

9#### - 100% hữu cơ không sử dụng chất hóa học

Nếu mã tem 5 số và bắt đầu bằng chữ số 9, thì đó là những loại trái cây được trồng theo phương pháp hữu cơ thuận tự nhiên, không áp dụng với những loại nông sản tự trồng tại vườn nhà.

Để có được công nhận là sản phẩm hữu cơ, nông sản phải tuân thủ theo các quy chuẩn nghiêm ngặt được thiết lập bởi các nước và các tổ chức thương mại quốc tế, cụ thể là:

✔Úc: NASAA✔Liên minh Châu Âu: EU - Eco✔Ấn Độ: NPOP [Chương trình quốc gia về sản xuất hữu cơ]✔Indonesia: BIOCert do Bộ Nông Nghiệp Indonesia cấp✔Nhật Bản: JAS

✔Hoa kỳ: Chương trình Hữu cơ Quốc gia NOP

Trái cây hữu cơ nuôi trồng tự nhiên, thu hoạch theo công nghệ sạch có giá không hề rẻ. Hiện nay đây là những loại hoa quả có giá thành ở mức cao nhất, tuy nhiên kể cả về mẫu mã, hương vị hay chất lượng đều chưa có gì đặc sắc.

8#### - sản phẩm của công nghệ biến đổi gen

Nếu mã tem 5 số và bắt đầu bằng chữ số 8, thì đó là một sản phẩm GMO [Genetically Modified Organism] - thực phẩm biến đổi gen. Tuy nhiên, số lượng cực kì hiếm gặp, vì nó đang gây tranh cãi và vấp phải phản đối trên diện rộng, đặc biệt là Liên minh Châu Âu và một số quốc gia Châu Á. Nguyên nhân là do mức độ an toàn và tính chất nhân đạo của nó.

Nhiều nghiên cứu khẳng định rằng, không có mối liên hệ nào giữa việc sử dụng GMO với các vấn đề sức khỏe. Trong khi đó, những nghiên cứu khác chỉ ra nhiều mối tương quan đáng lo ngại như tổn thương nhiều cơ quan nội tạng và rối loạn sinh sản. Những nguy cơ gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe đang ngày càng trở nên khó bác bỏ.

Những sản phẩm biến đổi gen gần như không thể tìm thấy ở Việt Nam.

Sau này, khi mua hoa quả nhập khẩu chỉ cần nhìn những tem này, bạn có thể biết đây là loại hoa quả trồng theo phương pháp nào. Nếu nắm được quy luật các bạn có thể trở thành những người tiêu dùng thông thái, mua được sản phẩm đúng mục đích sử dụng. Ở những cửa hàng bán hoa quả nhập khẩu và các siêu thị chúng ta thấy tem PLU dán trên các loại táo, cam, lê, kiwi…chủ yếu là tem 3### và 4###. Đặc điểm chung là mẫu mã đa dạng, phong phú, giá cả vừa phải, hình thức bắt mắt, ăn lại ngon. 

Những điểm lưu ý khi mua trái cây

Về mặt khái niệm thì mã PLU sẽ giúp người tiêu dùng nhận diện nhanh chóng, chính xác những loại hoa quả mình định mua. Tuy nhiên, loại tem này có thể làm giả, hoặc in nhái. Đối với trái cây nhập khẩu phải có tem mác của nhà cung cấp.

Các cơ sở nhập khẩu uy tín phải có chứng nhận xuất xứ, chứng nhận chất lượng hàng hóa của nhà cung cấp và cơ quan quản lý của nước sở tại.

Trái cây nhập khẩu phải được bảo quản theo quy trình nghiêm ngặt và được kiểm tra chất lượng trước khi đưa đến tay người tiêu dùng.

Để mua được trái cây nhập khẩu chất lượng, an toàn, người tiêu dùng nên lựa chọn các đơn vị cung cấp có uy tín, hoặc các siêu thị lớn. Ngoài ra, cũng cần chú ý đến mùa vụ trái cây để chọn được các sản phẩm tươi ngon nhất.

Xem thêm các sản phẩm rau củ quả sạch hữu cơ và hoa quả nhập khẩu của nhà cung cấp SUNI GREEN FARM tại đây:

>> Nho xanh Sweet Globe Sunvale Úc

>> Mận đen Black Majesty Sunny Boy

>> Táo Gala New Zealand

Mua táo Fuji Mỹ nhập khẩu, sạch và chất lượng ở đâu tại TP HCM?

Suni Green Farm chuyên cung cấp các loại rau củ quả hữu cơ sạch và an toàn, được trồng theo phương pháp hữu cơ thuận tự nhiên. Với phương châm đặt sức khỏe của người tiêu dùng lên hàng đầu, tất cả cho bữa cơm gia đình thêm thơm ngon và đầy dinh dưỡng. Chúng tôi luôn mong muốn gửi đến quý khách hàng những sản phẩm chất lượng, hương vị thuần khiết, tươi ngon nhất.

>> SUNI GREEN FARM - NHÀ CUNG CẤP RAU CỦ QUẢ GIÁ SỈ UY TÍN TẠI TP HCM

SUNI GREEN FARM - CỬA HÀNG RAU CỦ HỮU CƠ

Địa chỉ cửa hàng: 183B Trần Quốc Thảo, P9, Q3, TP.HCM.

Hotline: 089.932.7766

Website: www.sunigreenfarm.vn

Link đặt hàng: m.me/sunigreenfarmvn

#rausach #rauhuuco #cuahangrauhuuco #raucuquasach #cửa_hàng_organic #cửa_hàng_rau_sạch

Video liên quan

Chủ Đề