Tắm cho trẻ sơ sinh trong bao lâu

Trẻ sơ sinh mấy ngày thì tắm 1 lần? Bé sợ tắm, quấy khóc thì mẹ phải làm sao? Đây là những câu hỏi rất nhiều chị em thắc mắc khi tắm, vệ sinh cơ thể cho bé. Vậy hãy cùng Mabio tìm hiểu trong bài viết này để có câu trả lời nhé!

Trẻ sơ sinh mấy ngày thì tắm 1 lần

Dưới đây là những câu hỏi chúng tôi đã tóm tắt lại, liên quan đến vấn đề tắm gội cho trẻ sơ sinh:

Trẻ sơ sinh mấy ngày thì tắm 1 lần?

Hỏi: Chuyên gia cho cháu hỏi trẻ sơ sinh mấy ngày thì tắm 1 lần ạ? Tít nhà cháu được hơn 2 tuần, mẹ chồng bảo không cần tắm nhiều, sợ ốm nhưng quấn tã, bỉm cả ngày như vậy mà không tắm thì khó chịu lắm, có khi còn mắc bệnh ấy. Cháu không biết phải làm sao nữa?

Chuyên gia giải đáp: Thực tế, chưa có nghiên cứu hay bằng chứng cụ thể nào về việc trẻ sơ sinh mấy ngày thì tắm 1 lần? Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: thể trạng sức khỏe, độ tuổi của bé cũng như yếu tố thời tiết [trời nóng hoặc lạnh].

Vào những ngày đầu sau khi sinh, rốn của trẻ chưa rụng, hệ miễn dịch cũng còn rất yếu nên mẹ không nhất thiết phải ngày nào cũng tắm. Thay vào đó, có thể cách ngày tắm 1 lần.

Sau 6 tuần, khi rốn của trẻ đã khô, mẹ có thể tắm hàng ngày cho bé bằng chậu nước. Tuy nhiên, vào những ngày mùa đông lạnh, mẹ chỉ nên tắm cho trẻ sơ sinh 2 – 3 ngày/lần. Hàng ngày chỉ cần dùng khăn mềm để lau người, đặc biệt là các bộ phận như: nách, bẹn, hậu môn, cổ chân, cổ tay, bộ phận sinh dục…..

  • Xem thêm: Trẻ sơ sinh khóc thét đòi bế: Mẹo nào để con ngoan hơn?

Trẻ sơ sinh sợ tắm thì phải làm sao?

Hỏi: Không biết có ai nuôi con vất vả như cháu không, đã ít sữa thì chớ, mỗi lần vắt là 1 lần đau đớn. Xong đến khoản tắm giặt cho con cũng khổ. Cứ chuẩn bị cho chạm vào nước là con lại khóc thét lên như có người đánh. Không biết trẻ sơ sinh sợ tắm như này thì phải làm sao ạ?

Chuyên gia giải đáp: Trẻ sơ sinh sợ tắm không phải là tình trạng hiếm gặp nên bạn cũng không cần lo lắng quá. Nguyên nhân có thể do: nhiệt độ của nước [quá nóng hoặc quá lạnh], sợ mùi hương hoặc sợ xà phòng, sữa tắm chảy vào mắt, sợ mẹ kỳ cọ quá mạnh. Hoặc đơn giản là do một số trẻ nhút nhát, không quen với nước nên sợ tắm.

Việc mẹ cần làm lúc này là thật kiên nhẫn và bình tĩnh, điều chỉnh lại nhiệt độ nước thích hợp, sử dụng dầu gội hoặc sữa tắm có mùi hương dịu nhẹ. Chú ý không để bọt dính vào mắt trẻ. Ngoài ra, khi trẻ sơ sinh sợ tắm, mẹ cần kỳ cọ hết sức nhẹ nhàng, tốt nhất nên dùng khăn mềm và cho bé tiếp xúc với nước từ từ để tránh cảm giác sợ hãi.

Để phân tán sự tập trung và giảm cảm giác sợ hãi cho trẻ, mẹ có thể sử dụng đồ chơi hoặc trò chuyện với bé khi tắm.

  • Xem thêm: Có nên cho trẻ sơ sinh uống bổ sung thêm nước không?

Những lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh

Hỏi: Khi tắm cho trẻ sơ sinh có cần lưu ý gì không ạ? Cháu sinh con so nên mọi thứ đều bỡ ngỡ, không biết gì cả, đặc biệt lần nào tắm cho con cũng cảm thấy bối rối, chỉ sợ con ốm hoặc cảm lạnh thì mệt.

Chuyên gia giải đáp: Tắm cho trẻ sơ sinh đòi hỏi người mẹ phải khéo léo, tỉ mỉ để không làm đau bé cũng như tránh tình trạng lóng ngóng, tắm quá lâu khiến bé bị nhiễm lạnh. Để thực hiện tốt công việc này, mẹ cần lưu ý:

– Không tắm quá lâu, tốt nhất chỉ trong vòng 5 – 10 phút.

– Mẹ có thể tắm cho bé vào bất cứ thời gian nào trong ngày. Tốt nhất nên tắm cho bé vào thời gian buổi sáng sau 9h30, buổi chiều trước 4h30 tùy thuộc theo mùa.

– Nước tắm cho trẻ sơ sinh tốt nhất nên dao động từ 38 – 40 độ C. Kiểm tra nhiệt độ bằng nhiệt kế hoặc thử bằng ngón tay, sao cho ấm vừa phải.

– Mẹ có thể sử dụng sữa tắm, xà bông chuyên dành cho trẻ sơ sinh nhưng chỉ nên bắt đầu dùng khi bé đã được 4 – 6 tuần tuổi.

– Sau khi tắm xong cần dùng khăn mềm lau khô người và đầu tóc rồi mới mặc quần áo.

– Chú ý theo dõi cảm nhận của trẻ, nếu trẻ sơ sinh sợ tắm, khóc thét thì nên tắm nhanh nhất có thể.

– Khi tắm cho trẻ sơ sinh có thể kết hợp massage cơ thể bé để bé cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn.

– Không nên tắm cho bé trong các trường hợp: vừa mới ăn no, đang bị ốm sốt, cảm lạnh, vừa ngủ dậy, vừa nôn trớ, vừa đi tiêm phòng về hoặc khi vừa ngủ dậy, bụng đang đói…

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các mẹ giải đáp được câu hỏi trẻ sơ sinh mấy ngày thì tắm 1 lần? Và giải pháp khi trẻ sơ sinh sợ tắm. Nếu còn bất cứ câu hỏi gì, các mẹ có thể để lại bình luận phía bên dưới bài viết, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc trong thời gian sớm nhất có thể.

Nguồn: Mabio.vn

Tắm cho trẻ sơ sinh là vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm để đảm bảo sức khỏe cho trẻ trong thời gian mới chào đời, trẻ còn vô cùng yếu ớt.

Câu hỏi: Tắm cho trẻ sơ sinh vào lúc nào?

Tôi chuẩn bị sinh con đầu lòng nên rất lo lắng. Tôi đã tham khảo kinh nghiệm, nhưng người thì nói ngày nào cũng phải tắm cho bé, người thì nói nếu sinh vào mùa đông thì không cần phải tắm hàng ngày.  Xin  tư vấn giúp tôi.

Trả lời:

Vệ sinh đặc biệt là tắm cho trẻ sơ sinh là việc làm rất cần thiết cho sự phát triển cơ thể của trẻ. Vì ở trẻ nhỏ, quá trình trao đổi chất diễn ra rất nhanh, các chất bài tiết mạnh nên da bé rất nhanh bẩn.

Nếu không được tắm rửa, da bị bít lỗ chân lông, ngứa ngáy sẽ khiến bé rất khó chịu, thậm chí có thể gây viêm nhiễm. Vì vậy, sau sinh bé về nhà vẫn cần được vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên, có thể tắm hằng ngày hoặc cách ngày [trời rét, đối với trẻ trên 10 ngày tuổi trở đi thì không nhất thiết phải tắm hàng ngày, có thể  2 – 3 ngày tắm một lần]. 

Thời gian tắm cho bé tốt nhất sau 9h30 buổi sáng, trước 4h30 buổi chiều [tùy theo mùa]

Cần tắm cho bé trong phòng kín, nhiệt độ trong phòng ấm áp. Trước khi tắm, phải chuẩn bị sẵn khăn ấm để lau người, quần áo mặc cho bé. Cẩn thận hơn, người nhà có thể làm ấm các đồ này trước khi mặc cho con. Cần tắm nhanh, thời gian tắm của trẻ không nên quá 5 phút, nếu tắm lâu trẻ sẽ dễ bị cảm lạnh. 

Nên tắm theo trình tự từ dưới lên trên [rửa chân trước, rồi làm sạch dần lên trên, gội đầu cuối cùng, khi đã tắm xong và mặc ấm phần thân cho trẻ].

Bạn có thể tắm cho trẻ sơ sinh vào bất cứ thời gian nào trong ngày. Tốt nhất nên tắm khoảng thời gian buổi sáng sau 9h30, buổi chiều trước 4h30 [tùy theo mùa]. Nhưng trẻ thường ngủ sau

khi được tắm [như là một hình thức thư giãn], vì vậy tốt nhất hết bạn hãy tắm bé vào khoảng thời gian trước khi bé ngủ.

Không tắm vào lúc bé đói quá, và cũng không nên tắm khi mới vừa cho bé ăn no, bởi vì những cử động mạnh sẽ dễ làm trẻ bị trớ sữa và khó chịu.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/


Mẹ đã biết rằng trẻ sơ sinh không cần tắm mỗi ngày? Vậy, bao lâu thì cần tắm cho bé và mỗi lần tắm nên kéo dài bao lâu? Tắm cho bé vào lúc nào trong ngày? Ghi chú nhanh 4 lưu ý về thời gian tắm cho trẻ sơ sinh dưới đây nhé!

1/ Nên tắm cho bé sơ sinh vào thời điểm nào? 

Về cơ bản, sẽ không có mốc đặc biệt nào về thời gian tắm cho trẻ sơ sinh. Bạn có thể tắm cho bé bất cứ khi nào cảm thấy thuận tiện. Tuy nhiên, không nên tắm cho trẻ sơ sinh vào những thời điểm sau:

Không nên tắm khi trẻ đang buồn ngủ

Không nên tắm khi trẻ đang đói bụng

Không nên tắm khi trẻ đang cảm thấy lạnh [bằng cách kiểm tra thân nhiệt của bé].

Điều số 3 cũng là lưu ý quan trọng nhất đối với việc chọn thời gian tắm cho trẻ sơ sinh. Cơ thể các bé mới sinh thường không tự điều chỉnh nhiệt độ tốt, do đó, bé rất dễ bị lạnh và cơ thể sẽ lạnh đi rất nhanh chóng. Vì vậy, bạn nên chọn lúc trời ấm áp để tắm cho bé. Nếu không thể chọn thời điểm, hãy sử dụng một cách hữu hiệu để đảm bảo rằng nhiệt độ phòng tắm bé đủ ấm. Chỉ cần bạn đảm bảo được điều kiện này, chuyện chọn thời điểm tốt nhất trong ngày để tắm cũng không quá quan trọng nữa, thậm chí khi bạn tắm cho bé vào buổi tối.

Nhiệt độ là yếu tố bạn cần cân nhắc khi chọn thời gian tắm cho trẻ sơ sinh

2/ Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh nên kéo dài bao lâu?

Không phải cứ tắm thật lâu, thật kỹ là tốt cho bé đâu bạn nhé. Làn da của trẻ sơ sinh còn khá mỏng manh và bạn không nên để bé ngâm nước quá lâu. Theo các chuyên gia, mỗi lần tắm chỉ nên kéo dài trong khoảng 5 đến 10 phút là đủ.

Thời gian tắm gói gọn trong 10 phút sẽ giúp da bé không bị khô. Hơn nữa, bé cũng không bị mất thân nhiệt. Tiếp đến, để chăm sóc tốt hơn cho làn da của bé, bạn có thể sử dụng thêm một ít lotion [kem dưỡng da] dành riêng cho trẻ sơ sinh và thoa đều lên làn da của bé để giúp làn da bé luôn mềm mại, không bị khô ráp.

3/ Sau bao lâu bé mới cần tắm? 

Thực tế, bé sơ sinh không cần phải tắm mỗi ngày. 2 đến 3 lần mỗi tuần là đủ đối với các bé mới sinh. Vì các bé vẫn chỉ nằm yên một chỗ nên bạn sẽ ít cần phải tắm rửa, kỳ cọ hơn so với khi bé bắt đầu ăn dặm và biết bò.

Nếu bạn muốn tắm cho bé mỗi ngày, hãy theo dõi xem làn da của bé có “biểu tình” không nhé. Những đốm đỏ lấm tấm, mụn nước, da khô, bong tróc là biểu hiện của tình trạng kích ứng quá mức. Bạn có thể sẽ cần phải giảm số lần tắm, đồng thời thay đổi cả sữa tắm cho bé.

4/ Cố định thời gian tắm cho trẻ sơ sinh 

Để thực hiện việc tắm rửa cho bé hằng ngày như một thói quen, bạn cần phải quen thuộc với giờ giấc ăn, ngủ của bé. Khi đó, bạn sẽ biết tắm vào giờ nào bé dễ chịu nhất, đồng thời không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ hay đến việc bú sữa. Có thể bạn sẽ phải chờ 2-3 tháng để nắm được quy luật sinh hoạt thích hợp với bé.

Trẻ sơ sinh thích sự lặp đi lặp lại. Vì vậy, ngoài việc tắm cho bé vào một giờ cố định trong ngày, bạn cũng cần lặp đi lặp lại những thao tác mang tính “nghi thức” cho mỗi lần tắm. Chẳng hạn, trước khi tắm, bạn sẽ nhìn vào mắt bé và nói “mẹ con mình đi tắm nhé”. Tiếp đó, bạn massage cho bé, đưa bé vào nhà tắm và nhẹ nhàng tắm bé theo các bước từ đầu đến chân. Như vậy, khi bạn bắt đầu nói câu đầu tiên và massage, bé sẽ hiểu là đã đến giờ đi tắm.

Ngoài những điều kể trên, bạn cũng đừng quên những lưu ý sau:

Luôn tắm cho bé bằng nước ấm: Nhiệt độ nước khoảng 38 độ C là lý tưởng nhất để tắm bé. Nếu bạn không có nhiệt kế, có thể sử dụng phần cùi chỏ để thử nhiệt độ nước.

Theo dõi cảm nhận của bé: Nhiều bé sơ sinh thích nước, nhưng nhiều bé khác lại không. Nếu con bạn không thích ở trong nước, hãy tắm cho bé thật nhanh.

Lau khô cho bé cẩn thận: Bé cần được lau khô kỹ, nhất là ở những phần có nếp gấp như cổ tay, háng, cổ, cổ chân, hậu môn vì nước đọng có thể khiến bé bị lạnh và bị hăm.

Khi trời nóng, bạn có thể sẽ muốn tắm bé nhiều hơn 1 lần mỗi ngày. Hãy đảm bảo sử dụng ít sữa tắm nhất có thể để không ảnh hưởng đến làn da bé.

Video liên quan

Chủ Đề