Tại sao trẻ sơ sinh hay lắc đầu

Trẻ sơ sinh ngủ hay lắc đầu là một hiện tượng thường gặp và không quá nguy hiểm đối với trẻ. Tuy nhiên, hầu hết các bậc phụ huynh khi thấy con mình lắc đầu khi đang ngủ sẽ đều cảm thấy vô cùng lo lắng. Trên thực tế nguyên nhân của việc này là gì, cần làm gì để khắc phục? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp rõ hơn thông qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh khi ngủ hay lắc đầu

Lắc đầu khi ngủ là hiện tượng trẻ xuất hiện các cử động lặp đi lặp lại ở phần đầu trong quá trình ngủ của bé. Vậy vì sao trẻ sơ sinh ngủ hay lắc đầu? Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp:

Trẻ bị mắc viêm tai giữa

Khi bị viêm tai giữa, trẻ sẽ thường lắc đầu khi ngủ để cơ thể thoải mái hơn bởi khi ngủ, chất dịch trong tai bị dồn lại khiến bé cảm thấy vô cùng khó chịu. Ngoài ra, đây cũng là một cách trẻ đưa ra dấu hiệu để bố mẹ biết mình đang không thoải mái.

Trẻ tự ru bản thân ngủ

Thực chất trẻ sơ sinh lắc đầu khi ngủ cũng là một cách khiến trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn, do vậy thì bố mẹ cũng không nên quá lo lắng khi thấy con mình thường hay lắc đầu trong lúc ngủ.

Thực chất trẻ sơ sinh lắc đầu khi ngủ cũng là một cách để dễ đi vào giấc ngủ hơn

Hành động bắt chước

Ở đổi độ tuổi này, trẻ thường xuyên bắt chước trong những hành động của người lớn. Vì vậy, khi nhìn thấy bất kỳ một ai đó lắc đầu làm trẻ sẽ có xu hướng bắt chước theo và lặp lại hành động trong lúc đang ngủ, do vậy đây hoàn toàn là một hiện tượng bình thường.

Thiếu canxi

Nếu trẻ có hiện tượng lắc đầu liên tục kèm theo một số triệu chứng như rụng tóc, quấy khóc, ra mồ hôi trộm….thì rất có thể là con đang thiếu hụt năng lượng, đặc biệt là canxi. Do vậy, bố mẹ nên chú ý hơn vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho con.

Gặp các vấn đề về thần kinh

Trên thực tế hiện tượng trẻ sơ sinh lắc đầu khi ngủ không hẳn có liên quan đến các vấn đề về thần kinh Tuy nhiên, nếu lắc đầu liên tục và đi kèm một số hiện tượng như buồn nôn, chóng mặt, quấy khóc….thì đó có thể là những dấu hiệu cơ bản của não bộ bị tổn thương, ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ.

Trong trường hợp này bố mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để có thể chẩn đoán và điều trị bệnh sớm nhất có thể.

Trẻ sơ sinh lắc đầu khi ngủ có gây nguy hiểm không?

Trong trường hợp trẻ sơ sinh có hiện tượng lắc đầu khi ngủ tuy nhiên bé vẫn phát triển bình thường, khỏe mạnh, ăn uống đầy đủ thì phụ huynh không cần quá lo lắng bởi đây là lúc con đang kiểm soát bản thân, bắt chước hoặc gây chú ý với mọi người. Theo các chuyên gia y tế, đây được xem là hiện tượng rối loạn vận động nhịp nhàng.

Trẻ sơ sinh lắc đầu khi ngủ thực chất không phải là hiện tượng nguy hiểm

Mặc dù vậy nếu như trẻ sơ sinh lắc đầu liên tục kèm theo một số hiện tượng đã kể trên thì có thể là do những dấu hiệu bệnh lý ở bên trong cơ thể. Với trường hợp này thì trẻ sơ sinh lắc đầu khi ngủ là một hiện tượng gây nguy hiểm. Vì vậy, bố mẹ cần đưa con đi khám, xác định chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Các bậc phụ huynh tuyệt đối không chủ quan khi thấy con thường xuyên lắc đầu. Việc đầu tiên là nên nhắc nhở, hướng dẫn con không được lắc đầu. Trường hợp con vẫn lặp đi lặp lại nhiều lần thì cần đưa trẻ đi khám.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh có hiện tượng lắc đầu khi ngủ

Khi thấy con mình có dấu hiệu lắc đầu khi ngủ, hầu hết các bậc phụ huynh đều cảm thấy hết sức lo lắng. Sau đây là một số cách mà cha mẹ có thể áp dụng để giảm bớt hiện tượng này hoặc là cải thiện tình trạng lắc đầu của con:

  • Thứ nhất: Không quan tâm, chú ý hay phản hồi lại khi bé đang lắc đầu. Bởi vì khi người lớn càng chú ý và ngăn cấm thì trẻ sẽ càng lắc đầu thường xuyên hơn.

  • Thứ hai: Cần theo dõi tần suất và khoảng thời gian giữa các lần lắc đầu để từ đó có thể xác định chính xác nguyên nhân ăn của việc trẻ sơ sinh lắc đầu thường xuyên khi ngủ.

  • Thứ ba:Giảm căng thẳng cho con. Bố mẹ có thể chơi cùng con, cho con nghe nhạc để con cảm thấy thoải mái, vui vẻ và giải phóng nguồn năng lượng dư thừa. 

Bố mẹ nên chơi cùng con để giúp con thoải mái, giải phóng năng lượng dư thừa

  • Thứ tư: Không làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ. Việc trẻ giật mình tỉnh dậy khi đang ngủ thì có thể dẫn đến việc trẻ lắc lắc để dễ đi vào giấc ngủ hơn.

  • Thứ năm: Hạn chế hành động lắc đầu trước mặt trẻ, bởi trẻ có thể bắt chước và lặp lại hành động nào vào lúc đi ngủ.

  • Thứ sáu: Thường xuyên massage đầu để con cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng nhất.

Có thể nói trẻ hay lắc đầu khi ngủ là một hành động khá phổ biến, tương tự như hiện tượng bứt tóc, vung tay chân, hay tự xoa bụng cho chính mình. Vậy nên bố mẹ không cần quá lo lắng khi bắt gặp trường hợp này ở trẻ.

Hy vọng những chia sẻ trên đã phần nào giải đáp được thắc mắc của các bậc phụ huynh liên quan đến vấn đề trẻ sơ sinh hay lắc đầu khi ngủ. Dù cho đây là một hiện tượng khá phổ biến và ít gây nguy hiểm nhưng cha mẹ cũng cần hết sức lưu ý và dành nhiều thời gian quan sát con hơn để con có thể phát triển bình thường và khỏe mạnh nhất. Cảm ơn đã theo dõi bài viết của Nhà thuốc Long Châu.

Quỳnh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Hiểu các kỹ năng vận động của bé

Trẻ sơ sinh rất mỏng manh và không có khả năng tự vệ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bé không thể tự di chuyển. Vào cuối tháng đầu đời, trẻ sơ sinh có khả năng di chuyển đầu từ bên này sang bên kia. Điều này thường xảy ra nhất khi trẻ nằm nghiêng.

Sau tháng đầu tiên, lắc đầu ở trẻ sơ sinh thường đi kèm với sự vui đùa cũng như các hình thức tương tác khác. Trong vài tuần đầu tiên, chuyển động của bé có thể “giật cục”, sau đó sẽ dễ dàng hơn khi bé phát triển khả năng kiểm soát cơ.

Lắc đầu khi bú

Trẻ có thể lắc đầu qua lại khi bú mẹ, điều này xảy ra khi trẻ cố gắng định hướng để ngậm ti mẹ. Khi em bé đã ngậm vú, việc lắc đầu sau đó có thể là sự phấn khích.

Mặc dù trẻ đang phát triển cơ cổ và có thể lắc qua bên khi bú, những vẫn nên nâng đỡ đầu của trẻ trong ít nhất ba tháng đầu tiên.

Lắc đầu khi chơi

Ngoài tháng đầu tiên, trẻ có thể lắc đầu khi chơi. Trong một số trường hợp, có thể di chuyển đầu khi nằm sấp hoặc ngửa. Bạn có thể nhận thấy rằng lắc đầu tăng lên khi bé hào hứng. Khi bé lớn lên, sẽ bắt đầu chú ý đến hành vi của người khác và cố gắng tương tác. Trẻ có thể bắt chước hành vi của đứa trẻ khác thông qua cử chỉ đầu và tay.

Kiểm tra chuyển động

Trẻ sơ sinh rất dũng cảm và chúng sẽ bắt đầu kiểm tra xem có thể di chuyển được bao nhiêu. Vào khoảng 4 hoặc 5 tháng tuổi, một số trẻ sẽ biết lắc đầu, có thể di chuyển đến rung chuyển toàn bộ cơ thể.

Mặc dù các chuyển động này có thể trông đáng sợ, nhưng đó được coi là hành vi bình thường ở hầu hết các bé. Trên thực tế, đó thường là dấu hiệu báo trước cho việc bé tìm ra cách tự ngồi dậy. Hành vi bập bênh và lắc thường kéo dài không quá 15 phút ở nhóm tuổi này.

Một nguyên nhân khác gây lo lắng ở nhiều bậc cha mẹ là đập đầu. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, thói quen này phổ biến hơn ở các bé trai, bắt đầu vào khoảng 6 tháng tuổi. Miễn là tiếng đập không mạnh và em bé của bạn có vẻ vui vẻ, hầu hết các bác sĩ nhi khoa không lo lắng về hành vi này. Việc đập đầu thường dừng lại ở mốc 2 tuổi.

Khi nào cần lo lắng

Lắc đầu và các hành vi liên quan khác thường được coi là một phần bình thường trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, có những trường hợp mà các hành vi có thể vượt ra ngoài sự rung lắc đơn giản. Trong trường hợp dưới đây hãy đến gặp bác sĩ:

  • Không tương tác với mọi người xung quanh
  • Mắt chuyển động không bình thường
  • Xuất hiện các nốt sần hoặc các đốm hói do đập đầu
  • Rung lắc tăng lên trong những khoảnh khắc lo lắng
  • Có vẻ như trẻ muốn làm tổn thương chính mình
  • Không đạt được các mốc phát triển khác
  • Không phản hồi với giọng nói của bạn, cũng như các âm thanh khác
  • Tiếp tục những hành vi này sau 2 tuổi

Tổng kết

Mặc dù lắc đầu thường không phải là nguyên nhân đáng lo ngại, nhưng có một số trường hợp bạn nên cân nhắc nói chuyện với bác sĩ. Tần suất thường là một dấu hiệu nhận biết sự rung lắc có bình thường hay không. Nếu bạn thấy con mình lắc đầu một chút trong khi bú hoặc khi chơi, đây có thể không phải là trường hợp đáng lo. Ngược lại, nếu tình trạng lắc đầu diễn ra thường xuyên và kéo dài thì bạn nên đưa bé đi khám ngay.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hiện tượng vặn mình ở trẻ sơ sinh

Skip to content

Nhiều gia đình khi thấy trẻ sơ sinh lắc đầu khi ngủ đều tỏ ra lo lắng, không biết đó là dấu hiệu sinh lý bất thường hay bình thường, nếu bất thường thì làm thế nào để khắc phục. Cùng tìm hiểu xem nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó là gì và bố mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh lắc đầu khi ngủ nhé.

1. Hiện tượng trẻ sơ sinh lắc đầu

Trẻ sơ sinh lắc đầu khi ngủ, nguyên nhân do đâu?

Các chuyên gia nghiên cứu Thụy Điển đã chỉ ra rằng, hiện tượng trẻ sơ sinh lắc đầu khi ngủ là hiện tượng khá phổ biến ở các bé từ 6 đến 9 tháng tuổi và thường sẽ tự hết khi lớn dần. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể bắt nguồn từ một vài lý do sau đây:

  • Trẻ bị căng thẳng tâm lý và cơ thể tự động giải tỏa bằng cách lắc đầu liên tục. Những căng thẳng đó có thể bắt nguồn từ việc bố mẹ nói quá to, bị ép ăn, bị dọa, bị bẹo má…
  • Nếu trẻ sơ sinh lắc đầu kèm theo hiện tượng ngủ kém, rụng tóc vành khăn, ra mồ hôi trộm thì cũng có thể do thiếu canxi.
  • Trẻ lắc đầu kèm hiện tượng khóc quấy, vò đầu bứt tai, ráy tai có mùi hôi, gồng mình, đỏ mặt trong lúc ngủ thì có khả năng bị mắc bệnh về tai mũi họng.
  • Trẻ đang trong thời kỳ mọc răng cũng thường xuyên xuất hiện hiện tượng này, sau một thời gian là tự động hết.
  • Trẻ gặp vấn đề về thần kinh. Vấn đề này không dễ dàng để đưa ra kết luận nhưng nếu trẻ lắc đầu liên tục, kéo dài và không thấy xuất hiện các hiện tượng đi kèm nào khác thì cũng rất đáng lo ngại.
Trẻ lắc đầu kèm hiện tượng bứt tai có thể là dấu hiệu của bệnh viêm tai giữa

Trẻ sơ sinh lắc đầu có đáng lo ngại hay không?

Trong trường hợp trẻ sơ sinh lắc đầu khi ngủ kèm theo một số hiện tượng như mắt lờ đờ, không thích giao tiếp, vò đầu bứt tai, khóc quấy, rụng tóc, ra mồ hôi trộm  hoặc phản kháng với những cử chỉ, hành động âu yếm của bố mẹ thì cần đưa trẻ đi khám ngay. Bởi đó có thể là những dấu hiệu trẻ bị mắc một số căn bệnh như đã nêu trên.

Và ngược lại, nếu bé vẫn phát triển bình thường, không xuất hiện triệu chứng nào thì các bậc phụ huynh có thể yên tâm vì đó là cách để bé tự giải phóng năng lượng, ru mình vào giấc ngủ sâu hơn thôi, được gọi là hiện tượng rối loạn vận động nhịp nhàng.

2. Rối loạn vận động nhịp nhàng

Rối loạn vận động nhịp nhàng là gì?

Trước và trong lúc ngủ, trẻ sơ sinh có những hành động lặp đi lặp lại một cách nhịp nhàng được gọi là hiện tượng rối loạn vận động nhịp nhàng. Các rối loạn vận động nhịp nhàng điển hình ở trẻ sơ sinh là đập đầu, lắc đầu, đung đưa toàn thân, lăn người, lăn chân, đập chân. Đây là hiện tượng bình thường ở trẻ, là một cách để các bé tự ru mình vào giấc ngủ nên bố mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, khi bé lớn hơn mà vẫn xuất hiện hiện tượng này thì các bậc phụ huynh nên đưa bé đi kiểm tra để có kết luận chính xác.

Trẻ sơ sinh lắc đầu khi ngủ là dấu hiệu của chứng rối loạn vận động nhịp nhàng

Nguyên nhân xuất hiện rối loạn vận động nhịp nhàng ở trẻ sơ sinh

  • Giải tỏa căng thẳng: Một số công trình nghiên cứu về rối loạn vận động nhịp nhàng cho thấy sự xuất hiện của các cử động nhịp nhàng, lặp đi lặp lại sẽ kích thích trẻ, giúp trẻ giải tỏa những căng thẳng trong ngày và trở nên thư giãn, có giấc ngủ sâu hơn, ngon hơn.
  • Giải tỏa năng lượng dư thừa: Trong khi đó, có nhiều ý kiến lại cho rằng rối loạn vận động nhịp nhàng là triệu chứng xuất hiện chủ yếu vào ban đêm, khi cơ thể tích tụ nhiều năng lượng nhất và cần được giải tỏa thông qua các hành động vô thức.
  • Tự ru ngủ thông qua kích thích tiền đình: Khi trẻ lắc đầu, cơ quan tiền đình bị kích thích giúp trẻ dễ chìm vào giấc ngủ hơn, cùng nguyên lý với hành động đong đưa dỗ ngủ của bố mẹ.

3. Cha mẹ nên làm gì khi bé có hiện tượng lắc đầu

Khi thấy trẻ sơ sinh lắc đầu khi ngủ, các bậc phụ huynh đừng nên quá lo lắng vì đó là biển hiện sinh lý rất bình thường. Sự quan tâm quá mức hay tìm cách ngăn cản chỉ khiến thời gian lắc đầu ở trẻ kéo dài thêm mà thôi.

Bên cạnh đó, hãy tận lực giảm tải những căng thẳng mà bé có thể phải chịu đựng vào ban ngày, dành nhiều thời gian quan tâm, âu yếm bé hơn và để bé được thoải mái giải tỏa những các lo lắng, lấy lại sự tự tin.

Bố mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ lắc đầu lúc ngủ

Để bé vận động, tham gia các trò chơi nhằm giải tỏa năng lượng dư thừa. Khi bé vận động nhiều và thấm mệt thì bé sẽ dễ ngủ và ngủ sâu, ngon hơn.

Cho bé chơi các trò chơi nhịp nhàng như xích đu, bập bênh, vỗ tay, kéo cưa lừa xẻ… để giảm nhu cầu thực hiện các động tác nhịp nhàng lúc ngủ.

Âm nhạc có thể tác động tới nhận thức của bé. Việc cho bé nghe các ca khúc thiếu nhi, nhảy múa theo điệu nhạc vào ban ngày có thể giải tỏa năng lượng hiệu quả, giúp bé thư giãn vào ban đêm.

Nguồn: Mabio.vn

MẸ LƯU Ý:

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Mẹ CẦN cho bé bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh. Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng thiếu sữa, ít sữa hay mất sữa cho con hãy tham khảo VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO. Mabio không chỉ giúp sữa mẹ tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ mà còn giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.

Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóngthon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP [số cấp phép 5553/2020/ĐKSP].

💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa

Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.

✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc [hoặc đục] sánh hơn.

✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.

✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.

💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin [C, D,…] cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.

💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.

Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con [lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé].

💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.

Video liên quan

Chủ Đề