Vì sao không xây dựng lại thành thăng long

Điện Kính Thiên là giá trị cốt lõi của khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long [Hà Nội], nhưng dấu tích còn lại hiện chỉ là nền điện cũ. Việc phục dựng Điện Kính Thiên đã được các nhà khoa học cũng như cơ quan quản lý đặt ra hơn 10 năm qua, nhất là khi di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long đang ngày càng khẳng định được hình ảnh, vị thế của mình.

Mới đây, lãnh đạo TP Hà Nội cũng đặt quyết tâm trong việc phục dựng Điện Kính Thiên, hoàn trả hồn cốt cho di sản Hoàng thành Thăng Long.

Hơn 10 năm trăn trở với việc phục dựng

Điện Kính Thiên là cung điện quan trọng bậc nhất, nơi cử hành các nghi lễ long trọng nhất của triều đình, nơi đón tiếp sứ giả nước ngoài và là nơi thiết triều bàn những việc quốc gia đại sự. Theo “Đại Việt Sử ký toàn thư”, Điện Kính Thiên được xây dựng năm 1428 đời Vua Lê Thái Tổ và hoàn thiện vào đời Vua Lê Thánh Tông. Điện Kính Thiên được xây dựng trên núi Nùng, ngay trên nền cũ của cung Càn Nguyên – Thiên An thời Lý, Trần.

Thời Pháp thuộc, vào cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp phá bỏ hành cung Kính Thiên và xây dựng trụ sở chỉ huy pháo binh tại đây. Ngôi nhà này được gọi là nhà Con Rồng [hay còn gọi là Long Trì], do phía trước và sau đều có rồng đá chầu.

Từ nhiều năm trước, vấn đề phục dựng điện Kính Thiên cũng được các nhà khoa học và lãnh đạo TP Hà Nội đưa ra. Tuy nhiên, sau một thời gian dài, vấn đề thống nhất về quy mô, kiến trúc chưa nhận được đồng thuận. Đến nay, việc phục dựng Điện Kính Thiên tiếp tục được các nhà khoa học lên tiếng, với một tâm nguyện “để không có lỗi với tổ tiên”.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, bằng mọi giá cần phải đẩy nhanh hoàn trả không gian Điện Kính Thiên. Việc phục dựng Điện Kính Thiên rất phù hợp bởi việc phục dựng đã có những cơ sở nhất định. Tuy vậy, theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc, việc triển khai phục dựng Điện Kính Thiên quá chậm trễ và với tình hình như hiện nay, chưa biết được cụ thể thời gian nào mới triển khai. “Tôi lo như thế chúng ta nợ với tổ tiên quá lâu, nợ di sản thế giới này quá lâu” – Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam trăn trở.

Tâm nguyện của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc cũng là tâm nguyện của đông đảo các nhà khoa học quan tâm tới Hoàng thành Thăng Long. Theo Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia: “Tâm huyết là chúng ta không thể không phục dựng Điện Kính Thiên. Việc phục dựng cần được ưu tiên, không chỉ phục vụ công tác bảo tồn, nghiên cứu mà còn phục vụ khách du lịch”. 

Ông cũng cho rằng, để phục dựng Điện Kính Thiên, cần phải có tập hợp nhiều tư liệu, trong đó tư liệu khảo cổ học là quan trọng. Ông cũng đề nghị, cần nghiên cứu các công trình kiến trúc ở Cố đô Huế, vì cho rằng chắc chắn triều Nguyễn sẽ học kinh nghiệm của Hoàng thành Thăng Long để xây dựng Kinh đô Huế...

Không để chậm trễ hơn

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội đã đề xuất TP Hà Nội đồng ý chủ trương lập dự án đầu tư phục dựng Điện Kính Thiên trên cơ sở hồ sơ khảo cổ học, các công trình tương tự và ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia, cộng đồng xã hội. Tổng mức đầu tư dự án 2.000 tỷ đồng, với thời gian thực hiện từ năm 2021–2030. 

Theo Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội, đề án nghiên cứu đã thực hiện từ năm 2010 đến nay đã có một số kết quả về sưu tầm tư liệu, hiện vật khảo cổ, khảo cổ học, xây dựng khung nội dung, quy trình làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo. Giai đoạn 1 từ năm 2021-2025, hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế cơ sở. Giai đoạn 2 từ năm 2025-2030, triển khai thực hiện dự án.

Đánh giá việc phục dựng Điện Kính Thiên có rất nhiều ý nghĩa, ông Mai Phan Dũng, Vụ trưởng Vụ Ngoại giao văn hóa - UNESCO, Tổng thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam bày tỏ sự ủng hộ với đề xuất chủ trương triển khai dự án phục dựng Điện Kính Thiên của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội. 

Ông Mai Phan Dũng cũng lưu ý công trình nằm ở phần lõi di sản, có thể ảnh hưởng đến một số công trình được ghi danh là tài sản của di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long. UNESCO cũng có một số quy định khi có công trình mới hoặc trùng tu trong khu vực di sản, cần trao đổi với UNESCO để có giải pháp tốt nhất, nhằm giảm thiểu tác động đến giá trị di sản. Việc phục dựng Điện Kính Thiên sẽ đề cao giá trị tiêu biểu của Hoàng thành Thăng Long, nên sẽ dễ có khả năng UNESCO đồng thuận.

Tại buổi làm việc giữa Thường trực Thành ủy Hà Nội với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội mới đây, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng phục dựng Điện Kính Thiên tại Hoàng thành Thăng Long. 

Thường trực Thành ủy cũng đề nghị sớm triển khai lập dự án đầu tư xây dựng phục dựng Điện Kính Thiên trên cơ sở phù hợp với quy hoạch được phê duyệt và nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ khảo cổ học một cách đầy đủ, tham khảo các công trình có kiến trúc tương tự. 

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội nghiên cứu việc thiết lập mô hình Điện Kính Thiên theo tỷ lệ phù hợp kèm hồ sơ phục dựng Điện Kính Thiên để lấy ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, chuyên gia, cộng đồng xã hội, Hội đồng Tư vấn hoàn thiện trước khi gửi xin ý kiến của các bộ, ngành liên quan và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở đó khẩn trương triển khai các thủ tục đầu tư theo quy định, phấn đấu hoàn thành thủ tục đầu tư trong năm nay. 

Đinh Thuận

Phóng to
Giáo sư sử học Phan Huy Lê
Điều đáng ngạc nhiên là khu di tích đặc biệt quý hiếm 18 Hoàng Diệu, Hoàng Thành Thăng Long được phát hiện từ năm 2003 nhưng cho đến nay vẫn chưa được công nhận là Di tích đặc biệt cấp quốc gia. Giáo sư sử học Phan Huy Lê trả lời chúng tôi về những rắc rối xung quanh việc bảo tồn di tích này.

* Được biết, Hội Sử học đã gửi kiến nghị đến các cơ quan lãnh đạo cấp cao nhất về vấn đề "khu di tích Hoàng Thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội" nhưng xin phép được hỏi giáo sư tại sao chúng ta không tiến hành các thủ tục đăng ký Di tích đặc biệt cấp quốc gia ngay khi có đánh giá sơ bộ về giá trị đặc biệt quý hiếm của Hoàng Thành?

- Chúng tôi đã nói rất nhiều lần, nhưng vẫn còn sự lấn cấn. Đánh giá về giá trị thì thống nhất tương đối sớm. Ở hội nghị khoa học toàn quốc [8-2004] với sự hiện diện của các nhà khoa học Bắc - Trung - Nam là đã thống nhất cao độ. Nhưng vẫn không tìm được sự đồng thuận trong việc tìm ra phương án bảo tồn, nên vấn đề cứ dai dẳng mãi.

Đến hội nghị tháng 2-2006 do Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì do yêu cầu của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, tôi đã đưa ra lời kêu gọi rằng những vấn đề khoa học thì ta cứ tiếp tục nghiên cứu, nhưng đã đến lúc các nhà quản lý - khoa học - văn hóa phải thể hiện trách nhiệm của mình, không thể cứ tranh luận mà để di tích phơi mưa phơi nắng như thế, dù sau này đã có mái che nhưng vẫn xuống cấp, các chuyên gia nước ngoài còn thấy xót.

Không nên sa đà quá vào những vấn đề khoa học, ta còn đủ thời giờ để nghiên cứu, tranh luận thì luôn mở cửa, nhưng đã thống nhất giá trị tổng quan thì nên thống nhất kiến nghị bảo tồn để có thể bắt đầu thực hiện. Lúc đó vẫn có hai phương án, bên chúng tôi thì luôn khẳng định phải bảo tồn toàn bộ, giải pháp thì từng bước, chỗ bảo tồn chỗ lấp cát.

"Việc bảo tồn bên dưới trên lý thuyết thì dễ, nhưng trên thực tế thì không đơn giản chút nào.

Bảo tồn y nguyên đã khó, đưa ra khỏi tầng văn hoá rồi chuyển vào chỗ cũ lại còn khó hơn nhiều, có làm được thì di tích cũng mất đi phần quan trọng giá trị của nó, đâu còn tính nguyên trạng.

Cái giá ta phải trả đắt nhất khi xây dựng Nhà Quốc hội ở 18 Hoàng Diệu là làm mất khả năng được công nhận khu di tích là Di sản văn hóa thế giới."

GS sử học Phan Huy Lê

Còn phương án kia thì vẫn muốn bảo tồn một phần, còn vẫn dành chỗ xây Nhà Quốc hội. Phải đến hội nghị tháng 2-2006 mới thống nhất cả giá trị lẫn việc sẽ bảo tồn toàn bộ, giải pháp từng bước, những chỗ chưa bảo tồn ngoài trời được thì lấp đất lại để thế hệ con cháu làm tiếp.

Sau đó tháng 6-2006 có kết luận của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, từ đó mới bắt đầu tiến hành việc đăng ký Di sản văn hoá thế giới và nghiên cứu qui hoạch, giải pháp bảo tồn, Hà Nội thành lập tổ chức chịu trách nhiệm quản lý và bảo tồn...

* Giáo sư có thể trình bày sơ đồ kiến trúc Cấm Thành theo sử liệu?

- Kết quả nhiều năm nghiên cứu về cấu trúc thành Thăng Long kết hợp với 2 năm nghiên cứu khảo cổ vừa rồi đã hội đủ những căn cứ khoa học cho phép khẳng định khu di tích 18 Hoàng Diệu nằm trong Cấm Thành.

Ngay từ khi mới phát lộ năm 2003, các nhà sử học, khảo cổ học đã xác định khu di tích nằm trong Hoàng Thành, nay tiến lên một bước xác định khu di tích nằm trong Cấm Thành tức trung tâm của Hoàng Thành. Chúng ta có một số vật chuẩn quan trọng để định vị Cấm Thành.

Thứ nhất, trung tâm của Cấm Thành là Điện Kính Thiên thời Lê sơ, xưa là điện Càn Nguyên, Thiên An thời Lý, thời Trần. Đó là cung điện quan trọng bậc nhất, nơi tiến hành các nghi lễ long trọng nhất của triều đình, nơi tiếp sứ giả nước ngoài, nơi thiết triều bàn những việc quốc gia đại sự. Nền điện Kính Thiên bây giờ còn đó với bậc thềm và lan can đá chạm rồng mang đặc trưng nghệ thuật trang trí thế kỷ XV. Kiến trúc này xây dựng trên núi Nùng tức Long Đỗ [Rốn Rồng] nơi tụ hội khí thiêng của non sông theo quan niệm phong thuỷ cổ truyền.

Thứ hai là Đoan Môn là cửa Nam của Cấm Thành. Tài liệu sử sách cho biết vị trí của Đoan Môn cũng không thay đổi qua các triều đại. Vừa rồi khảo cổ đã đào thám sát và xác định chắc chắn Đoan Môn còn lại hiện nay được xây dựng từ thời Lê, đến thời Nguyễn có sửa sang. Dưới chân Đoan Môn đã phát hiện dấu tích kiến trúc của thời Lý, thời Trần.

Đoan Môn phải hiểu là cửa Nam phía trong trong cùng của Cấm Thành, bởi theo Phan Huy Chú và Nguyễn Văn Siêu thì phía nam Cấm Thành có ba lần cửa, nhìn trên bản đồ Hồng Đức cũng thấy điều đó. Theo một số tài liệu đời Nguyễn thì Cột Cờ được xây dựng trên nền cửa Tam Môn là cửa Nam ngoài cùng của Cấm Thành. Như vậy là Kính Thiên – Đoan Môn – Cột Cờ/Tam Môn là trục trung tâm của Cấm Thành.

Thứ ba là chùa Một Cột. Theo văn bia Sùng Thiện Diên Linh [chùa Đọi, Duy Tiên, Hà Nam] do Nguyễn Công Bật soạn năm 1121 thời Lý thì chùa Diên Hựu tức chùa Một Cột dựng ở phía tây Cấm Thành. Vậy tường thành phía tây của Cấm Thành không thể quá vị trí Chùa Một Cột.

Theo bản đồ Hồng Đức và nhiều tài liệu địa lý học lịch sử, ở phía tây bắc của Cấm Thành có cửa Tây [Tây Môn] và phía ngoài có núi Khán Sơn và chùa Khán Sơn là nơi vua Lê Thánh Tông lên duyệt binh. Đầu thế kỷ XIX khi nhà Nguyễn xây dựng lại thành Thăng Long, từ năm 1831 đổi tên là thành Hà Nội, thì Khán Sơn nằm bên trong, ở về phía tây bắc của thành Hà Nội, nghĩa là nằm ở khoảng cuối Hùng Vương gần Phan Đình Phùng, trước mặt Phủ Chủ tịch và Thủ tướng phủ hiện nay. Từ đó, tôi phỏng đoán tường thành phía tây Cấm Thành ở vào khoảng đường Độc Lập đến giữa Quảng trường Ba Đình.

Phóng to

Bản đồ Thăng Long thời Hồng Đức [1490]. Chụp lại từ cuốn Hoàng Thành Thăng Long, quà tặng cho các đại biểu quốc tế tham dự Hội nghị APEC 2006.

Vậy là ta đã xác định được vị trí trung tâm, trục trung tâm cùng giới hạn phía nam và phía tây của Cấm Thành. Theo bản đồ Hồng Đức, Cấm Thành có hình chữ nhật, nhưng Đông cung và Thái miếu ở phía đông - theo Nguyễn Văn Siêu - dù nằm trong tường thành bảo vệ nhưng không coi là trong Cấm Thành, và như thế Cấm Thành gần như hình vuông.

Điều này cũng rất phù hợp với việc nhà Nguyễn xây dựng thành Hà Nội trên cơ sở mở rộng Cấm Thành, vì trong chỉ dụ của vua Gia Long có nói thành Thăng Long [Cấm Thành] chật hẹp, cho nên phải mở rộng thêm. Thành Hà Nội của nhà Nguyễn vì thế rộng hơn Cấm Thành, nhưng nhỏ hơn Hoàng Thành.

* Những dấu vết kiến trúc mới phát lộ tại khu di tích 18 Hoàng Diệu được giới khoa học trong và ngoài nước đánh giá là cực quý hiếm, xin giáo sư làm rõ tầm mức quan trọng bậc nhất của khu di tích này?

- Theo kết quả xác định trên thì khu khai quật chắc chắn nằm trong Cấm Thành và chỉ cách điện Kính Thiên chưa đầy 100m, tức gần vùng trung tâm của Cấm Thành. Các kết quả khai quật khảo cổ thời gian qua càng khẳng định điều đó. Ở đây đã tìm thấy dấu vết của cung Trường Lạc, là cung của hoàng hậu vua Lê Thánh Tông và là Hoàng thái hậu của vua Lê Hiển Tông.

Rồi còn có Hoàng Môn Thự thời Trần, gần đây lại có dấu tích của Tiên Quang điện thời Lê Thánh Tông. Đây là những cung điện nằm trong phạm vi Cấm Thành. Khảo cổ học còn tìm thấy những "đồ ngự dụng" chỉ dành cho nhà vua như bát có hình rồng 5 móng.

Trong các di tích đã phát lộ còn có giếng Đại La, nhưng trên đó lại có lớp gạch xây thêm thời Lý. Điều đó cho thấy khi vua Lý Thái Tổ dời đô về đây, đúng như nhà vua nói trong "Chiếu dời đô" là dời đô về "thành Đại La" của Cao Vương. Buổi đầu, nhà vua sử dụng thành Đại La cùng một số cung điện, kiến trúc có sẵn rồi cải tạo và mở mang thêm. Đồng thời, Lý Thái Tổ cho kiến thiết rất nhiều, ngay từ năm đầu tiên đã xây dựng thêm 8 điện 3 cung, xây một lớp thành bảo vệ bên ngoài.

Phóng to

Bản đồ Tỉnh Hà Nội [Trong Đồng Khánh Dư địa chí]. Chụp lại từ cuốn Hoàng Thành Thăng Long, quà tặng cho các đại biểu quốc tế tham dự Hội nghị APEC 2006

Trong thời Lý, thành Thăng Long với cấu trúc ba lớp thành đã được kiến tạo. Từ đời Lý sang đời Trần, qua các biến cố cuối thời Lý, một số kiến trúc cung đình bị phá huỷ và nhà Trần lại tiếp tục công việc dinh tạo, mở mang và xây dựng thêm. Trong thời Trần, ba lần kháng chiến chống Mông-Nguyên, kinh thành lại bị tàn phá và sau đó lại xây dựng.

Còn từ thời Trần sang thời Lê, qua 20 năm Minh thuộc, kinh thành có nhiều thay đổi. Thời Lê Thánh Tông, Hoàng Thành được mở rộng về phía tây nam và Cấm Thành cũng có nhiều kiến trúc mới. Tại khu di tích Hoàng Thành phát lộ ở 18 Hoàng Diệu, dấu vết của các đời Lý – Trần – Lê Sơ rõ nét nhất và đó cũng là những thời kỳ hoàng kim nhất của Thăng Long, thời kỳ của kỷ nguyên Văn minh Đại Việt.

Trong lịch sử thành Thăng Long, La thành [hay Đại La thành], Hoàng Thành trải qua khá nhiều thay đổi, nhưng trung tâm của Hoàng Thành, đặc biệt là vị trí, qui mô của Cấm Thành [còn gọi là Cung thành] thì gần như không thay đổi, chỉ có kiến trúc bên trong thì dĩ nhiên qua nhiều lần xây dựng, tu sửa. Chính đặc điểm này giải thích tại sao trên khu di tích 18 Hoàng Diệu, các lớp di tích kiến trúc và di vật chồng lên nhau qua các thời kỳ lịch sử.

Theo VietNamNet

Video liên quan

Chủ Đề