Bệnh xoang là gì

Viêm xoang là bệnh lý tai mũi họng thường gặp, khó điều trị triệt để và đang có xu hướng gia tăng, khó kiểm soát do môi trường không khí ô nhiễm cùng với đặc điểm khí hậu Việt Nam. Một trong những nguyên nhân khiến viêm xoang thường kéo dài, khó điều trị là do phát hiện bệnh muộn, dấu hiệu dễ gây nhầm lẫn với các bệnh viêm mũi thông thường. Khám viêm xoang ở đâu Hà Nội là băn khoăn của nhiều bệnh nhân mắc căn bệnh khó chịu này.

1. Tìm hiểu về bệnh viêm xoang

Bệnh viêm xoang là bệnh xuất hiện khi lớp niêm mạc hô hấp lót trong các xoang bị viêm, sưng, phù nề, khiến quá trình tiết dịch nhầy tăng lên khiến các xoang bị tắc nghẽn. Theo thống kê gần đây, viêm xoang là một trong những bệnh lý tai mũi họng phổ biến nhất xảy ra ở khoảng 2 - 3% dân số.

Viêm xoang là bệnh tai mũi họng thường gặp

Dựa trên vị trí xoang bị viêm, viêm xoang được chia thành các loại gồm: viêm xoang hàm, viêm xoang trán, viêm xoang bướm, viêm xoang sàng. Nhiều trường hợp bệnh nhân viêm nhiều xoang tiến triển từ viêm 1 xoang nhưng điều trị không tốt.

Theo tiến triển bệnh, viêm xoang khởi phát hay còn gọi là viêm xoang cấp là giai đoạn bệnh đầu tiên. Việc điều trị bệnh ở giai đoạn này là dễ dàng, hiệu quả và có thể điều trị bệnh triệt để song hầu hết bệnh nhân bỏ qua giai đoạn này do triệu chứng mờ nhạt, dễ gây nhầm lẫn. Viêm xoang cấp thường không kéo dài, triệu chứng bệnh xuất hiện đột ngột và biến mất sau khoảng 10 - 14 ngày.

Khi thời gian đợt viêm xoang kéo dài hơn từ 4 - 8 tuần, bệnh được phân vào nhóm viêm xoang bán cấp. Triệu chứng bệnh tương tự với viêm xoang cấp tính song kéo dài hơn nên gây nhiều khó chịu, mệt mỏi hơn cho người bệnh.

Viêm xoang mạn tính gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần người bệnh

Viêm xoang mạn tính xảy ra khi viêm xoang cấp không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách. Bệnh kéo dài trên 8 tuần hoặc dai dẳng đến 3 tháng ở mỗi đợt bệnh khởi phát. Bệnh có thể tái phát nhiều đợt trong năm, triệu chứng bệnh cũng nặng và ảnh hưởng nhiều hơn đến cả sức khỏe lẫn tinh thần của người bệnh. Rất khó để điều trị viêm xoang mạn tính triệt để, người bệnh có thể phải sống chung với bệnh trong nhiều năm.

2. Dấu hiệu nhận biết viêm xoang điển hình

Tùy vào vị trí xoang bị viêm nhiễm mà người bệnh có thể có triệu chứng khác nhau, song có thể nhận biết bằng các dấu hiệu thường gặp sau:

2.1. Đau nhức ở hốc xoang bị viêm

Cảm giác đau nhức ở vị trí hốc xoang bị viêm là triệu chứng điển hình nhất, cụ thể như sau:

  • Viêm xoang hàm: Đau nhức ở vùng má.

  • Viêm xoang trán: Đau nhức ở giữa 2 lông mày, người bệnh thường bị đau ở khung giờ nhất định.

  • Viêm xoang sàng sau và xoang bướm: Đau nhức sâu ở vùng gáy.

  • Viêm xoang sàng trước: Đau nhức ở giữa 2 mắt.

2.2. Chảy dịch

Người bị viêm xoang thường bị tăng tiết dịch hô hấp dẫn đến chảy dịch xuống mũi và họng nhiều hơn. Viêm xoang trước thường gây tăng chảy dịch mũi trước, còn viêm xoang sau khiến dịch chảy xuống cổ họng. Tùy vào tình trạng viêm mà dịch có thể màu trắng trong hoặc màu trắng đục, vàng nhạt, xanh nhạt kèm theo mùi hôi khó chịu.

Người bệnh viêm xoang thường bị chảy nhiều dịch mũi

Chảy dịch là triệu chứng thường gặp và gây khó chịu cho người bệnh viêm xoang.

2.3. Nghẹt mũi

Nghẹt mũi thường xuyên vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc buổi sáng khi vừa thức dậy là dấu hiệu thường xuất hiện của viêm xoang. Triệu chứng này khá giống với viêm đường hô hấp khác song thường lặp lại và kéo dài hơn khiến người bệnh khó thở, cơ thể mệt mỏi.

Ngoài ra, nghẹt mũi do viêm xoang còn có thể khiến bệnh nhất mất tạm thời hoặc giảm khả năng ngửi.

2.4. Triệu chứng khác

Viêm xoang còn gây ra nhiều triệu chứng khác như:

  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao vào từng đợt viêm xoang khởi phát.

  • Hắt hơi, sổ mũi liên tục.

  • Cảm giác đau nhức mũi và vị trí xoang nhiều hơn khi hắt hơi mạnh.

  • Cảm giác choáng váng, chóng mặt, đau vùng mắt nhất là khi nghiêng người.

  • Triệu chứng viêm xoang nặng, kéo dài có thể dẫn đến mờ mắt do ảnh hưởng đến dây thần kinh mắt.

  • Chán ăn, không muốn ăn.

Giai đoạn đầu của viêm xoang thường triệu chứng rất mờ nhạt, xuất hiện từng đợt gây nhầm lẫn với viêm đường hô hấp. Nhưng viêm xoang càng nặng và kéo dài thì triệu chứng cũng rõ ràng hơn, gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh. Lúc này, việc điều trị cũng khó khăn hơn, nhiều bệnh nhân phải sống chung với viêm xoang trong nhiều năm.

Nên điều trị viêm xoang sớm ở giai đoạn bệnh cấp tính

Vì vậy, khi có các triệu chứng nghi ngờ viêm xoang như trên, người bệnh nên đi khám và điều trị sớm tại cơ sở y tế chuyên khoa. Tâm lý chủ quan cùng điều trị không tích cực theo y học là những nguyên nhân khiến viêm xoang phổ biến và kéo dài mạn tính.

2. Khám viêm xoang ở đâu uy tín, hiệu quả?

Bệnh viêm xoang nếu không điều trị tốt sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tinh thần người bệnh, vì thế tìm đến địa chỉ khám, điều trị tốt là điều đầu tiên người bệnh cần làm khi xuất hiện triệu chứng bệnh. Vậy khám viêm xoang ở đâu Hà Nội tốt?

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ khám, chữa bệnh viêm xoang tốt được nhiều bệnh nhân tin tưởng và đã được chữa khỏi bệnh. Bệnh viện hội tụ đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao cùng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại hỗ trợ chẩn đoán, điều trị hiệu quả. Trong đó, nội soi viêm xoang là một trong những kỹ thuật chẩn đoán mới, cho phép xác định tình trạng viêm, sưng, tổn thương tại vị trí hốc xoang chính xác.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC nội soi để chẩn đoán viêm xoang

Không chỉ áp dụng vào chẩn đoán bệnh, MEDLATEC còn nghiên cứu, triển khai áp dụng nhiều công nghệ y học mới trong điều trị để đạt hiệu quả cao, rút ngắn thời gian điều trị. Những ưu điểm trên giúp MEDLATEC trở thành địa chỉ khám, chữa viêm xoang tin cậy của nhiều bệnh nhân trên cả nước.

Để đặt lịch khám, tư vấn chẩn đoán và điều trị viêm xoang, hãy liên hệ đến hotline Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC 1900 56 56 56. Bệnh viện có nhiều cơ sở và phòng khám tại Hà Nội, bệnh nhân có thể chủ động tới địa chỉ gần nhất để được MEDLATEC tư vấn trực tiếp.

Mặc dù hầu hết các trường hợp viêm xoang cấp tính do virus và tự khỏi, trước đây nhiều bệnh nhân được cho thuốc kháng sinh vì khó phân biệt lâm sàng do virus hay vi khuẩn. Tuy nhiên, mối lo ngại hiện nay về việc tạo ra các vi khuẩn kháng kháng sinh đã dẫn đến việc sử dụng các kháng sinh có chọn lọc hơn. Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ đề xuất các đặc điểm sau đây giúp xác định những bệnh nhân nên bắt đầu dùng kháng sinh:

  • Từ nhẹ tới trung bình các triệu chứng xoang vẫn tồn tại trong ≥ 10 ngày

  • Các triệu chứng nghiêm trọng [ví dụ, sốt ≥ 39 °, đau nặng] trong ≥ 3 đến 4 ngày

  • Các triệu chứng xoang xấu đi sau khi cải thiện ban đầu từ một viêm đường hô hấp trên điển hình của virus [" ốm 2 lần" hoặc 2 pha mắc bệnh]

Bởi vì nhiều vi khuẩn gây bệnh có khả năng đề kháng với các thuốc đã sử dụng trước đây, amoxicillin/clavulanate 875 mg uống mỗi 12 giờ [25 mg/kg sau 12 giờ ở trẻ em] là loại thuốc đầu tay hiện nay. Bệnh nhân có nguy cơ kháng thuốc kháng sinh được cho liều cao hơn 2 g sau 12 giờ [45 mg/kg sau 12 giờ ở trẻ em]. Những bệnh nhân có nguy cơ kháng thuốc bao gồm trẻ dưới 2 tuổi hoặc trên 65 tuổi, những người đã được điều trị kháng sinh trong tháng trước, những người đã được nhập viện trong vòng 5 ngày qua và những người bị suy giảm miễn dịch.

Người lớn bị dị ứng penicillin có thể dùng doxycycline hoặc fluoroquinolone hô hấp [như levofloxacin, moxifloxacin]. Trẻ bị dị ứng penicillin có thể dùng levofloxacin, hoặc clindamycin cộng với cephalosporin thế hệ 3 [cefixime hoặc cefpodoxime].

Nếu có sự cải thiện trong vòng 3 đến 5 ngày, thuốc vẫn tiếp tục. Người lớn không có các yếu tố nguy cơ đề kháng được điều trị tổng cộng từ 5 đến 7 ngày; những người lớn có nguy cơ được điều trị trong 7 đến 10 ngày. Trẻ em được điều trị từ 10 đến 14 ngày. Nếu không có sự cải thiện trong 3 đến 5 ngày, một loại thuốc khác được sử dụng. Macrolide, trimethoprim/sulfamethoxazole, và đơn trị liệu với cephalosporin không còn được khuyến cáo vì tính kháng kháng sinh. Cần phẫu thuật cấp cứu nếu có thị lực bị mất hoặc có khả năng mất thị lực.

Được chuyển thể từ Chow AW, Benninger MS, Brook I, et al: IDSA clinical practice guideline for acute bacterial rhinosinusitis in children and adults. Clinical Infectious Diseases 54 [8]:1041–5 [2012].

Trong trường hợp viêm xoang mạn tính ở trẻ em hoặc người lớn, các kháng sinh tương tự được sử dụng, nhưng điều trị được cho trong 4 đến 6 tuần. Độ nhạy của các mầm bệnh phân lập từ mủ xoang và đáp ứng của bệnh nhân đối với điều trị hướng dẫn các liệu pháp điều trị tiếp theo.

Viêm xoang không đáp ứng với điều trị kháng sinh có thể cần phẫu thuật [mở xoang hàm, phẫu thuật nạo xoang sàng, hoặc xoang bướm] để cải thiện thông khí và dẫn lưu và loại bỏ các mủ đặc trong xoang, biểu mô viêm, và niêm mạc quá phát. Các phẫu thuật này thường được thực hiện bằng phẫu thuật nội soi mũi xoang. Viêm xoang trán mạn tính có thể được điều trị hoặc với sự cốt hóa xoang trán trước hoặc dùng nội soi trong những bệnh nhân được chọn. Việc sử dụng định vị nội soi mũi xoang với các tổn thương tại xoang và ngăn ngừa thương tổn xung quanh các cấu trúc lân cận [như mắt và não] đã trở nên phổ biến. Sự tắc nghẽn mũi góp phần vào việc dẫn lưu kém cũng đòi hỏi phẫu thuật.

Video liên quan

Chủ Đề