Tại sao trẻ đi kiễng chân

Quan sát thấy con đi kiễng chân [nhón chân] người lớn tưởng đó là chuyện bình thường, hoặc nghĩ rằng đó chỉ là sở thích của bé. Tuy nhiên, bé đi nhón chân lâu dần sẽ thành tật và đây rất có thể biểu hiện của nhiều bệnh lý nghiêm trọng.

Đi nhón chân kiễng chân ở bé là gì?

Đi nhón chân ở trẻ là hiện tượng trẻ “đi bằng đầu ngón chân” khi di chuyển xung quanh căn phòng bằng cách giữ tay vào các đồ vật.

Chứng đi nhón chân không đáng lo ngại ở trẻ dưới 2 tuổi. Những trẻ sau 2 tuổi thường xuyên đi nhón chân bố mẹ cần quan tâm đến hành động này của con ngay lập tức.

Nguyên nhân khiến trẻ đi kiễng chân

Thông thường, chứng đi nhón chân ở trẻ chỉ đơn giản là một thói quen, xuất hiện khi trẻ tập đi. Trong một vài trường hợp, nguyên nhân trẻ đi nhón chân là:

- Gân Achilles ngắn: Gân này nối các cơ bắp của cẳng chân với mặt sau của xương gót chân. Nếu gân này quá ngắn, nó có thể làm gót chân khó chạm mặt đất.

- Bại não: Chứng đi nhón chân ở trẻ có thể do bại não gây ra – một rối loạn vận động, trương lực cơ hoặc tư thế gây ra bởi chấn thương hoặc sự phát triển không bình thường trong các phần chưa trưởng thành của não, kiểm soát chức năng cơ bắp.

- Loạn dưỡng cơ bắp: Chứng đi nhón chân ở trẻ đôi khi xảy ra bởi bệnh teo cơ, một căn bệnh di truyền trong đó các sợi cơ rất dễ bị tổn thương và suy yếu theo thời gian. Trẻ sẽ dễ mắc bệnh vì nguyên nhân này nếu con bạn đi bình thường lúc ban đầu trước khi bắt đầu đi nhón chân.

- Trẻ bị tự kỷ: Chứng đi nhón chân ở trẻ cũng liên quan đến bệnh tự kỷ, một phức hợp các rối loạn ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác của trẻ với những người khác.

Cách chẩn đoán và điều trị chứng đi nhón chân ở trẻ nhỏ

Nếu trẻ mắc chứng đi nhón chân là do thói quen thì việc điều trị là không cần thiết. Lúc này người lớn nên chỉ dạy và uốn nắn cho con cách đi đúng tư thế.

Bác sĩ chỉ đơn giản theo dõi dáng đi của trẻ trong thời gian thăm khám thông thường. Nếu một vấn đề sức khỏe liên quan đến nhón chân, lựa chọn điều trị có thể bao gồm:

- Vật lý trị liệu: Nhẹ nhàng kéo dài các cơ ở chân và bàn chân có thể cải thiện dáng đi của trẻ.

- Băng hoặc nẹp chân: Đôi khi, bó chân hoặc dùng nẹp giúp cải thiện dáng đi cho trẻ.

- Bó các loại bột: Nếu vật lý trị liệu hoặc niềng chân không có kết quả, bác sĩ có thể thử một loạt các loại bột giúp cải thiện dần dần khả năng đưa các ngón chân về phía ống chân.

- Phẫu thuật: Nếu các phương pháp điều trị bảo tồn thất bại, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để kéo dài cơ hoặc gân ở mặt sau cẳng chân.

Trên đây là những nền tảng kiến thức căn bản nhất bàn về chứng đi nhón chân ở trẻ, bạn đã nắm rõ bao nhiều phần trăm thông tin về nguyên nhân, biểu hiện, cách ngăn chặn, phòng ngừa và khắc phục cho con yêu? Tình trạng trẻ đi nhón chân không phải hiếm gặp nhưng lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh là hãy điều trị sớm chừng nào hay chừng đó để không ảnh hưởng nhiều tới dáng đi của con sau này.

Bài viết bạn nên xem thêm

Nhiều bé mới tập đi hay đi bằng ngón chân, gót chân hay kiễng lên, mẹ cần giúp con khắc phục, tránh thành thói quen.

Thường thì trẻ sơ sinh có thể đứng từ tháng 10 - 11, đi chập chững vào khoảng 12 tháng, và đi một cách vững vàng sau 13 tháng. Nhiều bé hay kiễng chân nhón gót lúc tập đi khiến các mẹ lo lắng, tuy nhiên đây là tình trạng bình thường, sau 1,5 tuổi con sẽ dần bỏ đi. Nhưng nếu thời gian kéo dài quá lâu mà con vẫn đi nhón gót, mẹ cần giúp con sửa.

3 lý do bé thích đi kiễng chân nhón gót

Trong y học, kiểu đi kiễng chân này được gọi là "toe toit", và nó chủ yếu xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi từ 1-3 tuổi. Bé khi mới tập đi có trọng tâm không ổn định nên có thể chúi người về phía trước, việc đi kiễng chân nhón gót giúp con cảm thấy dễ đi hơn.

Ảnh: sohu

Tuy nhiên nếu tình trạng đi kiễng chân nhón gót của con kéo dài quá lâu, trẻ đủ lớn nhưng không đi bằng cả bàn chân được bình thường thì có thể do các nguyên nhân sau:

1. Rối loạn tích hợp cảm giác

Bé thích đi kiễng chân có thể do vấn đề rối loạn tiền đình, xúc giác và khả năng nhận thức. Bộ não không thể phản ứng với những tiếp xúc thường vì vậy kiểu đi kiễng chân sẽ giúp não nhận được nhiều tín hiệu hơn.

Mẹ có thể để trẻ đi chân trần trên sàn nhà, rèn luyện khả năng tích hợp các giác quan và trau dồi khả năng giữ thăng bằng cho trẻ. Dần dần đi quen con sẽ bỏ được tật kiễng chân.

2. Các vấn đề về phát triển cơ xương

Một số trẻ phát triển cơ xương không tốt, hệ xương yếu, bàn chân dài quá hoặc ngắn quá, tình trạng bàn chân bẹt cũng khiến con gặp khó khăn khi tập đi nên con phải đi theo kiểu kiễng chân nhón gót.

3. Quá nhạy cảm

Một số trẻ có bàn chân rất nhạy cảm, con dễ cảm thấy khó chịu, lạnh hoặc đau khi tiếp xúc toàn bộ bàn chân xuống mặt đất, do đó con kiễng chân lên để hạn chế tối đa việc tiếp xúc này.

Ảnh: kknews

Làm thế nào để sửa tật đi kiễng chân cho con?

Nếu con đã qua 1,5 tuổi và thậm chí là 3 tuổi mà vẫn đi kiễng chân nhón gót thì mẹ cần phải giúp con tìm ra nguyên nhân và sửa chữa kịp thời tránh gây tật cho con.

1.  Đi khám bác sĩ kịp thời

Nếu thấy sau 1,5 tuổi mà bé vẫn đi nhón gót, thường xuyên bị ngã và đi không nhịp nhàng được thì nên đưa bé đi khám kịp thời, bác sĩ sẽ có hướng điều trị khắc phục dựa trên tình trạng của bé.

2. Hạn chế dùng xe tập đi

Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ đã nhiều lần khuyên nên hạn chế dùng xe tập đi cho con. Xe tập đi không phù hợp với chiều cao của con có thể khiến bé phải kiễng chân để đi, từ đó tạo thành thói quen xấu.

3. Cho con đi chân trần

Một số bé đi kiễng chân nhón gót do rối loạn tích hợp các giác quan. Việc cho con đi chân trần sẽ giúp con tăng cường tiếp xúc giữa chân và mặt đất, giúp vận động các cơ chân, kích thích tín hiệu lên não nhiều hơn, tốt cho việc tập đi của con. Sau khi con tập đi xong mẹ nhớ xoa chân để con bớt căng cơ nhé.

Ảnh: 8BB

4. Chọn cho con giày tập đi phù hợp

Giày tập đi không phù hợp cũng ảnh hưởng đến tư thế đi của con. Tốt nhất nên tập đi cho con ở nhà với chân trần trước. Khi ra ngoài, mẹ ưu tiên chọn những đôi giày êm ái, không quá chật, bó chân để con thoải mái đi lại.

Vào giai đoạn trẻ được hơn 12 tháng tuổi, đa số các bà mẹ sẽ tập đi cho trẻ. Nhiều trẻ lúc tập đi có biểu hiện kiễng chân, đây là hiện tượng bình thường ở trẻ nhưng ba mẹ cũng nên chú ý quan sát vì có thể là dấu hiệu con mắc bệnh nguy hiểm nào đó. Bài viết này sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về hiện tượng trẻ tập đi hay kiễng chân là như thế nào và có những nguy cơ tiềm ẩn gì nhé?

Mỗi bước đi đầu đời của bé là sự trải nghiệm mới mẻ mà bé trải qua, vì bé chưa quen với việc chân chạm với mặt đất hoặc sàn nhà, vẫn căng thẳng không được tự tin nên nhiều bé sẽ đi kiểu nhón gót chân hay còn gọi là kiễng chân. Đây là một biểu hiện rất bình thường nên mẹ không có gì phải quá lo lắng.

Trẻ tập đi hay kiễng chân có sao không

Thỉnh thoảng bé thường chơi đùa và bắt chước người khác nên thường đi theo kiểu nhón chân nhưng nếu mẹ quan sát bé đã đi vững và đi kiễng chân mọi lúc thì đây là dấu hiệu không được tốt, mẹ nên đưa bé đi kiểm tra ngay.

Những dấu hiệu bé đi kiễng chân mà mẹ nên đề phòng

Mặc dù đã tập đi rất lâu nhưng trẻ vẫn không giữ được thăng bằng, đứng không vững và thường xuyên bị ngã.

Bé không thể đứng hết cả bàn chân xuống sàn mà vẫn cứ nhón gót chân cho dù bé đã đi được vững.

Khi bé đã được 2 tuổi mà vẫn đi kiễng chân mặc dù mẹ đã cố tập cho trẻ cách đi hết cả bàn chân.

Mẹ sờ thấy bắp chân của bé săn lại. Khi mẹ phát hiện ra bé đi kiễng chân bất thường thì nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra nhé.

Một số nguyên nhân khiến bé đi kiễng chân

Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh liên quan đến hệ thần kinh của bé khiến cho các cơ và gân của bé không hoạt động bình thường được. Trẻ thường mắc các bệnh sau đây:

Bệnh gân Achilles ngắn: đây là gân nối từ  gót chân đến bắp chân, nếu gân này ngắn thì sẽ làm bé đứng kiễng chân, chân khó chạm đất hoàn toàn.

Loạn dưỡng cơ bắp: đây là căn bệnh di truyền hoặc là gen lặn tác động nên, trẻ bị mắc bệnh teo cơ, loại bệnh khiến cho các sợi cơ của bé bị teo dần theo thời gian, bé có thể sẽ không đi lại được.

Bại não: bệnh bại não sẽ khiến cho trẻ không đi lại bình thường được do hệ thần kinh đã bị tổn thương nghiêm trọng, bên cạnh đó trẻ sẽ có tư duy chậm phát triển.

Tự kỷ: tự kỷ là một căn bệnh phức tạp, trẻ sẽ bị rối loạn các chức năng giao tiếp, trẻ không tương tác được với mọi người xung quanh và thường có xu hướng xa lánh đám đông.

Các phương pháp điều trị khi bé đi kiễng chân bất thường

Nếu hiện tượng đi nhón chân của bé ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài thì có thể bé sẽ được điều trị bằng các phương pháp sau:

Phương pháp vật lý trị liệu: đây là phương pháp giúp kéo dài cơ chân và cơ bàn chân để trẻ có thể đi lại bình thường.

Cố định dáng đi bằng cách băng chân và nẹp, nếu không hiệu quả sẽ dùng bột để bó chân, giúp cho các ngón chân hướng thằng về trước và cải thiện dáng đi sau này cho bé.

Ngoài ra bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật để kéo dài gân achilles dài ra.

Điều trị tâm lý cho trẻ trong trường hợp trẻ đi nhón chân do mắc các bệnh bại não, tự kỷ. Với phương pháp này đòi hỏi mẹ phải dành nhiều thời gian quan tâm bé, bé thường có xu hướng thu mình lại không muốn giao tiếp với ai vì thế mẹ có thể cho bé ra ngoài thường xuyên, tiếp xúc nhiều người.

 Trẻ tập đi có thói quen kiễng chân là một hiện tượng rất bình thường nhưng mẹ nhớ quan sát bé nếu bé có những cử chỉ bất thường nhé. Ngoài ra để bé có thể đi lại bình thường mẹ hãy tập uốn nắn cho bé ngay từ ngày đầu tập đi để bé quen dần! Chúc bé và mẹ luôn khỏe

Xem thêm : Thời gian biểu cho bé 6 tháng ăn dặm của VIÊN DINH DƯỠNG

Video liên quan

Chủ Đề