Bình sữa đã tiệt trùng để được bao lâu

Thời tiết nắng nóng hay ẩm ướt dễ nảy sinh vi khuẩn trong các bình sữa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Và việc tiệt trùng bình sữa không đúng cách sẽ khiến vi khuẩn không những giảm đi mà sinh sôi nhiều hơn, khiến trẻ bị nhiễm khuẩn, mắc bệnh và ảnh hưởng đến sự phát triển.

Dưới đây là 5 sai lầm trong việc mẹ rửa và tiệt trùng bình sữa khiến cho việc bé uống sữa không phải là hấp thụ chất dinh dưỡng, vô tình là đang uống phải "sữa độc":

Một là, làm sạch bình sữa chỉ bằng nước lã và nước sôi

Hầu hết tất cả các bà mẹ đều có thói quen rửa sạch bình sữa cho con bằng nước sau đó là tiệt trùng bằng nước đun sôi. Tuy nhiên, chất béo có trong sữa bột có thể luồn lách vào nắp chai, núm vú và các đường xoắn của nắp chai, dễ bị mùi và là môi trường nảy sinh vi khuẩn.

Vì thế, các bác sĩ khuyên cha mẹ nên làm sạch bình sữa của bé bằng bàn chải chuyên dụng, đặc biệt là các vị trí rãnh cần được làm sạch nhất.

Hai là, khử trùng quá muộn

Chúng ta biết rằng vi khuẩn sinh sản là rất nhanh. Nhiều mẹ thường có thói quen đến khi nào cần dùng bình để pha sữa cho con mới đi khử trùng. Tuy nhiên, cách tốt nhất là bình sữa cần phải được khử trùng 1 lần/ ngày để ngăn chặn vi khuẩn. Ngay cả khi bạn đã rửa sạch bằng nước vẫn cần phải khử trùng ngay.

Ba là, để bình sữa ẩm và cất đi

Sau khi rửa bình, rất nhiều người không có thói quen làm khô mà đậy nắp kín cất đi luôn. Như thế rất dễ nảy sinh vi khuẩn có hại. Vì vậy, ngay sau khi rửa bình sữa xong, mẹ nên giữ cho bình sữa khô, núm vú khô và tất cả những dụng cụ ăn của bé thật ráo nước và khô mới đậy lại hoặc cất đi.

Bốn là, khi nào cần mới đi rửa

Đây là thói quen của khá nhiều bà mẹ bận rộn. Khi con ăn sữa xong thường chưa rửa luôn mà để ra chậu và khi nào cần dùng đến mới đi rửa. Tuy nhiên, theo thời gian, chất béo trong sữa dính vào chai cũng như núm vú rất khó để làm sạch nên cũng có thể có cả ổ vi khuẩn trong đó.

Năm là, rửa chung núm vú và chai

Thực tế núm vú rất quan trọng và việc làm sạch nó cũng quan trọng không kém. Một số núm vú giả có khả năng tích lũy bụi bẩn nhiều hơn bình sữa. Vì thế, cách tốt nhất là núm vú nên được ngâm trong nước ấm một thời gian. Sau đó mới dùng bàn chải chà sạch, làm khô tại chỗ.

Theo Chi Chi [Dịch từ Sohu] [Khám phá]

Hướng dẫn vệ sinh, bảo quản bình sữa đúng cách cho bé yêu

Theo các chuyên gia nhi khoa, việc vệ sinh và khử trùng bình sữa đúng cách sẽ hạn chế được sự xâm hại của vi khuẩn đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, do còn thiếu kinh nghiệm nên nhiều mẹ mắc khá nhiều sai lầm trong việc vệ sinh bình sữa dẫn đến việc sức khỏe của trẻ không được đảm bảo an toàn. Thế nên, các vấn đề về tiệt trùng, bảo quản bình sữa như thế nào cho đúng, cho khoa học là điều mà mẹ nên tìm hiểu để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho trẻ khi muốn cho con sử dụng thường xuyên vật dụng này.

Nội dung

  • Mẹ đã vệ sinh bình sữa đúng cách hay chưa?
  • Sữa là môi trường thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập
  • Cách vệ sinh bình sữa đúng cách
  • Mẹo bảo quản bình sữa cho trẻ

Mẹ đã vệ sinh bình sữa đúng cách hay chưa?

Sữa là môi trường thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập

Sữa là một trong những môi trường thuận lợi để vi khuẩn có thể xâm nhập và phát triển một cách nhanh chóng nhất là trong môi trường sinh hoạt hàng ngày.

Vì thế, vệ sinh, khử trùng các dụng cụ tiếp xúc trực tiếp đến sữa của trẻ [bao gồm núm vú, bình đựng, nắp đậy và nắp giữ núm vú,...] trước khi pha sữa cho bé và sau khi bé đã bú bình xong là điều quan trọng để tránh được những bệnh do vi khuẩn gây ra cho bé.

Hệ tiêu hóa và miễn dịch của trẻ nhỏ đang còn non yếu, nếu ba mẹ cho bé uống sữa ngoài mà không vệ sinh, khử trùng đúng cách sẽ gây hại và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé.

Cách vệ sinh bình sữa

Trước hết, bình và các dụng cụ cho bú cần được rửa sạch bằng nước lạnh bằng que cọ rửa chai lọ [không cọ rửa bình với nước nóng vì sẽ làm vi khuẩn sinh sôi mạnh]. Mẹ nên chải thật kĩ bên trong bình sữa, nhất là phần đáy bình để loại bỏ những chất cặn bã sót lại.

Nên vệ sinh sạch sẽ bình bằng nước lạnh ngay sau khi cho trẻ bú xong, vệ sinh càng sớm thì hiệu quả làm sạch càng cao, để lâu, sữa có thể bám chặt vào thành bình, gây khó rửa. Trường hợp bố mẹ bận mà không rửa bình sữa ngay được thì cần súc bình và đổ đầy nước vào súc rửa núm vú và bao vú. Bởi nếu không sữa sẽ khô và kết dính lại làm cho việc rửa bình sau đó trở nên khó khăn hơn.

Khâu quan trọng nhất chính là cọ rửa núm vú, do đây là bộ phận bé ngậm trực tiếp bằng miệng, nên phải vệ sinh một cách hết sức cẩn thận, vì nếu không sạch, bé có thể bị nhiễm bệnh. Hãy lộn trái núm vú và chải với bàn chải nhỏ cán dài, sau đó lắp núm vú vào bình và cho nước sạch phun qua núm nhiều lần để rửa trôi vi khuẩn trong lỗ núm.

Sau khi vệ sinh sạch sẽ bằng nước lạnh, mẹ nên tráng qua bình bằng nước ấm. Sau đó lật úp dụng cụ để cho ráo nước, nên tránh những chỗ bụi bặm, nếu có thể hãy phơi ở dưới ánh nắng mặt trời.

Tiệt trùng bình sữa đúng cách

Với những bình sữa bé đã sử dụng nhiều lần, sau mỗi lần bú các mẹ luôn phải đảm bảo khâu vệ sinh sạch sẽ thì mới bắt đầu quá trình khử trùng bình sữa. Việc khử trùng bình có thể thực hiện bằng các cách sau:

Cách 1: Khử trùng bằng cách đun sôi

Đây là cách mà nhiều bà mẹ hiện nay đang làm. Bình sữa được khử trùng đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên, khi đun với nước sôi ở nhiệt độ cao, có thể ảnh hưởng đến độ bền của bình nhựa và các núm cao su.Đặc biệt, với những bình sữa kém chất lượng thì trong quá trình đun có thể làm nảy sinh nguy cơ phóng thích độc tố từ nhựa và cao su sẽ cực kỳ nguy hại.

Vậy nên, nếu mẹ muốn khử trùng bình sữa cho con bằng cách này, hãy chọn loại bình sữa đảm bảo an toàn về chất lượng, bình sữa chịu được nhiệt độ cao, chất lượng nhựa cao cấp, an toàn cho sức khỏe.

Cách 2: Sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng

Trên thị trường hiện nay đã có những dung dịch chuyên dụng để rửa bình sữa dành cho trẻ. Các sản phẩm được sản xuất và quản lý chất lượng nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn GMP nhằm đảm bảo an toàn cho bé nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng để khử trùng bình sữa cho bé. Sản phẩm này dịu nhẹ với các thành phần hoàn toàn tự nhiên có hiệu quả làm sạch sâu và hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn có hại.

Cách 3: Sử dụng lò vi sóng

Với lò vi sóng, việc tiệt trùng bình sữa cho bé trở nên dễ dàng hơn, chỉ mất vài phút. Phương pháp này có thể áp dụng được với cả bình bằng nhựa và thủy tinh, nhưng lại khó loại bỏ những vết dơ do trước đó bình chỉ được vệ sinh bằng nước lã.

Thế nên, nếu mẹ muốn sử dụng phương pháp này, hãy lưu ý vệ sinh bình thật sạch trước khi bắt đầu tiệt trùng để đạt hiệu quả tốt nhất nhé!

Cách 4: Sử dụng máy tiệt trùng bình sữa chuyên dụng

Máy tiệt trùng bình sữa 3 trong 1 Avent 284.02 có bán tại META.vn

Đây có lẽ là cách tiệt trùng ưu việt nhất, giúp mẹ loại bỏ được đến99% vi khuẩn trong bình sữa của trẻ chỉ trong vài phút. Mẹ có thể tiệt trùng nhiều bình sữa chỉ trong một lần và tiệt trùng được nhiều vật dụng khác. Cách làm này vừa tiết kiệm được thời gian, hơn nữa lại đem lại hiệu quả tiệt trùng cao nhất, không gây hại đến sức khỏe của trẻ.

Mẹo bảo quản bình sữa cho trẻ

Sau khi sử dụng, khoảng 3 tháng thay núm vú và 6 tháng thay bình sữa một lần để đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé. Thay bình khi nhận thấy dấu hiệu rạn nứt bên trong bình và núm vú vì các kẽ nứt chính là nơi tích tụ của vi khuẩn và khiến việc vệ sinh cũng rất khó khăn.

Mẹ cũng nên chọn bình có dung tích phù hợp với mỗi lần bé bú vì sữa có thể bị nhiễm bẩn nếu bạn cho bé bú làm nhiều lần. Khi bé muốn uống sữa nhiều thì bạn có thể chọn loại bình sữa lớn hơn, đáp ứng nhu cầu của bé.

Hãy lựa chọn các loại bình sữa, núm vú và dụng cụ cho bú có nguồn gốc xuất xứ minh bạch và được chứng minh về độ an toàn của chất liệu sử dụng để tránh nguy cơ ngộ độc hóa chất và tạp chất cho bé.

Với hầu hết các loại bình sữa, nhà sản xuất sẽ ghi rõ mức độ chịu nhiệt của bình cũng như núm vú, tuân thủ các chỉ dẫn này sẽ giúp bạn đảm bảo chất lượng khi pha sữa, nhiệt độ tiệt trùng, và kéo dài tuổi thọ sử dụng bình.

Trên đây là hướng dẫn cách vệ sinh và bảo quản bình sữa cho bé yêu. Mẹ có thể tham khảo để lựa chọn được cách vệ sinh bình sữa an toàn và hiệu quả nhé! META.vn chúc các mẹ thành công!

Xem thêm: Cách vệ sinh bình sữa, Bảo quản bình sữa như thế nào là đúng, Vệ sinh và bảo quản bình sữa như thế nào cho đúng, Hướng dẫn vệ sinh bình sữa cho bé yêu

Video liên quan

Chủ Đề