Tại sao thai nhi bị chết lưu

Không gì đau bằng nỗi đau mất con. Vì thế, bạn cần hiểu rõ cách xử lý thai chết lưu, các xét nghiệm tìm nguyên nhân và cơ hội mang thai lần sau.

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân cụ thể của thai chết lưu, việc tiếp theo mà các mẹ quan tâm là cách xử lý thai chết lưu. Đây là một nỗi mất mát quá lớn mà không người mẹ nào dễ dàng vượt qua. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ vấn đề này để có thể yên lòng hơn và tìm hiểu cơ hội mang thai lại sau khi mất con.

Thủ thuật y khoa nào xử lý thai chết lưu?

Sau khi nghi ngờ các dấu hiệu thai lưu, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra. Nếu thật sự chẳng may điều này xảy ra, việc tiếp theo bác sĩ sẽ làm là cho thai phụ lựa chọn thời điểm sinh. Thời gian và cách thức sinh tùy thuộc vào tuổi thai, tiền sử của thai phụ và lựa chọn mà thai phụ cảm thấy nhẹ lòng nhất. Một số thai phụ không thể sinh ngay vì các lý do sức khỏe, nhưng thường thì việc để thai chết lưu trong bụng cho đến khi thai phụ chuyển dạ tự nhiên vẫn được xem là an toàn.

Nhiều mẹ cũng thắc mắc không biết thai lưu bao lâu thì phải lấy ra? Thông thường, chuyển dạ sẽ bắt đầu sau 2 tuần kể từ khi phát hiện thai chết lưu. Bác sĩ có thể khuyến nghị:

Thông thường, bác sĩ sẽ xử lý thai lưu bằng thuốc đối với thai nhỏ hoặc dùng thủ thuật bấm ối để gây khởi phát chuyển dạ. Hầu hết thai phụ đều muốn được khởi phát chuyển dạ sớm sau khi biết tin họ bị thai chết lưu. Trong trường hợp thai phụ vẫn chưa tự chuyển dạ được sau 2 tuần thai chết lưu, bác sĩ sẽ tiến hành gây khởi phát chuyển dạ vì nếu thai chết lưu trong tử cung lâu sẽ dẫn đến nguy cơ rối loạn đông máu gây nguy hiểm cho mẹ (đông máu nội mạch lan tỏa).

2. Nong cổ tử cung và hút là phương pháp xử lý thai chết lưu

Bác sĩ sẽ nong cổ tử cung và dùng dụng cụ để lấy thai chết lưu ra ngoài. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ hạn chế thông tin mà bác sĩ có thể thu thập được để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể.

3. Mổ lấy thai

Bác sĩ sẽ thực hiện ca sinh mổ để lấy thai ra khỏi bụng mẹ.

Các xét nghiệm nào có thể được tiến hành sau khi xử lý thai chết lưu?

Bác sĩ sẽ cần phải kiểm tra thai, nhau và dây rốn để tìm hiểu nguyên nhân tại sao thai chết lưu. Vì vậy, bác sĩ sẽ hỏi ý kiến bạn xem có muốn làm các xét nghiệm trên thai nhi để tìm ra nguyên nhân thai chết lưu hay không. Các xét nghiệm đó bao gồm :

  • Chọc ối. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ lấy nước ối đi xét nghiệm. Bác sĩ sẽ đề nghị thai phụ thực hiện xét nghiệm này trước khi thai phụ sinh nếu bác sĩ nghĩ rằng nguyên nhân gây thai chết lưu có thể là từ bất thường bộ gen
  • Giải phẫu tử thi. Sau khi xử lý thai chết lưu, bác sĩ sẽ kiểm tra các cơ quan của thai để tìm dấu hiệu dị tật bẩm sinh. Việc này sẽ rất có ích trong việc tìm ra nguyên nhân thai chết lưu cũng như xác định nguy cơ bạn có thai chết lưu sau này
  • Các xét nghiệm về gen để kiểm tra bất thường bộ gen thai nhi
  • Các xét nghiệm tìm dấu hiệu nhiễm trùng ở thai nhi hoặc nhau thai.

Ngoài việc kiểm tra các vấn đề của thai nhi, bác sĩ sẽ phải hỏi thêm về tiền sử gia đình và các vấn đề mà bạn gặp phải trong quá trình mang thai. Bác sĩ có thể xét nghiệm máu và thực hiện các xét nghiệm khác để kiểm tra xem bạn có bị nhiễm trùng, bất thường trong bộ gen hoặc các vấn đề khác như lupus ban đỏ hay rối loạn tuyến giáp.

Nếu đã từng bị thai chết lưu, bạn có thể sinh con khỏe mạnh ở lần mang thai kế tiếp không?

Câu trả lời là có. Với hầu hết phụ nữ, tỉ lệ thai chết lưu liên tiếp là rất thấp, ít hơn 1/100. Nếu đã từng trải qua quá trình xử lý thai chết lưu và đang suy nghĩ về việc mang thai lần nữa, hãy đảm bảo việc hồi phục về thể chất lẫn tinh thần và gặp bác sĩ để được tư vấn về dự định tiếp theo này. Bác sĩ có thể đề nghị cho bạn xét nghiệm để cố gắng tìm ra nguyên nhân thai chết lưu trước đây. Trong trường hợp này, bạn nên đợi sau khi có kết quả xét nghiệm để được nghe bác sĩ tư vấn đầy đủ.

Bạn có thể quan tâm: 6 dấu hiệu thai lưu dễ phát hiện nhất mẹ cần cảnh giác!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tìm hiểu chung

Thai chết lưu là tình trạng gì?

Thai chết lưu là tình trạng em bé đã chết trước khi sinh, sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Tình trạng em bé mất trước tuần thứ 20 của thai kỳ được gọi là sẩy thai.

Hầu hết phụ nữ có thai chết lưu sẽ có một đứa con khỏe mạnh trong thai kỳ tiếp theo. Nếu thai chết lưu được gây ra bởi rối loạn về nhiễm sắc thể hoặc vấn đề về dây rốn, khả năng xảy ra lần nữa sẽ ít. Nếu nguyên nhân gây ra tình trạng thai chết lưu là một căn bệnh mạn tính ở người mẹ hoặc một rối loạn di truyền của bố mẹ thì nguy cơ cao hơn. Trung bình thì cơ hội mang thai thành công trong tương lai là trên 90%.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu của tình trạng thai chết lưu là gì?

Triệu chứng của thai chết lưu là thai sẽ chết sau 24 tuần thai kỳ.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Các chuyên gia chỉ ra rằng có 3 nhóm nguyên nhân thai chết lưu phổ biến: Từ phía mẹ hoặc xuất phát từ phía thai nhi hay do thành phần phụ của thai.

Biết được chính xác nguyên nhân thai chết lưu sẽ giúp mẹ hạn chế và tránh lặp lại thêm một lần nữa ở lần mang thai tiếp theo. Theo các bác sĩ chuyên khoa, thai chết lưu sau khoảng 6 tháng mẹ mới nên có bầu lần nữa.

Thai chết lưu được hiểu là các trường hợp trứng đã thụ tinh và làm tổ được trong tử cung, nhưng không phát triển được thành thai nhi trưởng thành, bị chết và lưu lại trong tử cung.

Với trường hợp thai lưu khi mới được 1-2 tháng có thể tự tiêu biến mà đôi khi mẹ cũng không rõ mình có thai. Nếu thai đã lớn khoảng 3- 6 tháng thì gọi là tình trạng sảy thai. Thời gian từ khi thai chết đến lúc sảy ở mỗi người một khác. Thông thường thai chết ở tuổi càng lớn thì thời gian lưu lại trong dạ con càng ngắn.

Tại sao thai nhi bị chết lưu
Biết nguyên nhân thai chết lưu sớm mẹ sẽ có cách để bảo vệ thai kỳ an toàn

Càng phát hiện sớm tình trạng này để bác sĩ can thiệp thì sẽ hạn chế ảnh hưởng không hưởng nhiều đến sức khỏe và tính mạng người mẹ. Nếu để muộn cũng có thể dẫn đến tình trạng bị nhiễm trùng, rối loạn đông máu gây nguy hiểm đến tính mạng.

Chính vì vậy, để bảo vệ thai kỳ khỏe mạnh mẹ cần biết những nguyên nhân có thể khiến thai lưu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai chết lưu nhưng theo nghiên cứu thì có 3 nhóm nguyên nhân chính mà mẹ cần biết để tránh đó là:

Nguyên nhân thai lưu đến từ mẹ

Khi quyết định mang thai mẹ cần chú ý tới sức khỏe của bản thân. Khi đã có tin vui càng cần chú ý kiêng khem để không xảy ra những điều đáng tiếc.

  • Mẹ mắc bệnh mãn tính: Những bệnh như tiểu đường, suy thận, bệnh tim, tuyến giáp và bệnh huyết áp có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Mẹ bị nhiễm trùng: Cơ thể người mẹ bị nhiễm trùng và lây lan sang thai nhi dẫn đến thai ngừng phát triển.
  • Bất thường ở tử cung: Những dị dạng ở tử cung ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí làm thai ngừng phát triển.
  • Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo hoặc do tai nạn: Điều kiện sống không đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi hoặc người mẹ bị tai nạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Người mẹ lớn tuổi: Những phụ nữ mang thai ở độ tuổi trên 40 thường gặp nguy cơ biến chứng cao trong thai kỳ.
  • Nhiễm độc thai nghén: Đây là một bệnh lý do thai gây ra ở 3 tháng cuối của thai kỳ ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn thai nhi.

Nguyên nhân thai lưu đến từ thai nhi

Những nguyên nhân xuất phát từ phía thai nhi mẹ không kiểm soát được, nếu có bất thường xảy ra, bác sĩ sẽ thông báo quá những lần siêu âm.

  • Bất thường nhiễm sắc thể: Những thai nhi có cấu trúc nhiễm sắc thể không bình thường dễ bị sảy, chết lưu hoặc chết ngay sau khi sinh.
  • Bất thường ở dây rốn, bánh nhau: Những dị tật nào đó ở bánh nhau và dây rốn khiến thai không lấy được chất dinh dưỡng và không phát triển được.
  • Thai dị dạng: Não úng thuỷ, vô sọ, phù rau thai.
  • Khác biệt nhóm máu giữa mẹ và con: Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con do yếu tố Rh và thai rất dễ bị chết lưu ở các lần có thai tiếp theo.
  • Thai quá tháng: Dù đã được 40 tuần thai nhưng mẹ chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Lúc này bánh rau bị lão hoá, thai không thể lấy được không khí và dinh dưỡng từ người mẹ, nếu không được xử trí kịp thời thì sẽ dẫn đến việc thai bị chết lưu.
  • Đa thai: Những mẹ mang song thai hoặc đa thai cần chú ý khám sức khỏe thường xuyên vì thai có thể chết trong trường hợp truyền máu cho nhau. Đôi khi còn xảy ra hiện tượng trong quá trình thai phát triển và có một thai bị chết khi còn bé, rồi tiêu đi mà không hề có biểu hiện lâm sàng nào, trong khi đó, thai bên cạnh vẫn tiếp tục phát triển bình thường.

Ngoài hai nhóm nguyên nhân chính trên thì thai lưu có thể xảy ra khi thai nhi có những bất thường ở dây rốn như dây rốn thắt nút, dây rốn quấn quanh cổ, quanh thân, quanh chi, dây rốn xoắn, dây rốn bị chèn ép… Hoặc những bất thường ở bánh rau như bánh rau bị xơ hoá, bị bong, u mạch máu màng đệm…

Sau thai lưu bao lâu nên có thai lại?

Khi được chuẩn đoán thai lưu mẹ nên đến bệnh viện để cho thai ra bằng các phương pháp hút thai, nạo gắp thai, gây sẩy thai, gây chuyển dạ tùy theo tuổi thai.

Nếu muốn sớm có thai lại mẹ cũng cần một khoảng thời gian từ 3-6 tháng để phục hồi sức khỏe về mặt thể chất và tinh thần. Khi bạn cảm thấy có ham muốn tình dục trở lại là lúc bạn có thể giao hợp được.

Mục đích

Tại sao thai nhi bị chết lưu

Tại sao thai nhi bị chết lưu

Tại sao thai nhi bị chết lưu

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt

(ngày)

Số ngày hành kinh

(ngày)

Ngoài ra trong thời gian chờ có thai lại, vợ chồng nên làm xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ. Chú ý chế độ ăn uống đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng là tinh bột, đạm, chất béo, vitamin có nhiều trong rau quả tươi.

Biết được nguyên nhân thai chết lưu là cách để phòng tránh hiện tượng này tốt nhất. Ngoài ra khi thấy các dấu hiệu bất thường, bạn cần đi khám ngay để được các bác sĩ trợ giúp.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.