Tại sao tăng huyết áp gây dày thất trái

Dày thất trái thường là hậu quả của tình trạng tăng huyết áp lâu năm

Dày thất trái là gì?

Dày thất trái là bệnh lý thường gặp của tâm thất trái, trong đó có sự phì đại và dày lên ở thành tâm thất trái. Đây là buồng tim phía dưới, bên trái tim, làm nhiệm vụ bơm máu giàu oxy từ tim tới nuôi dưỡng mọi cơ quan trong cơ thể.

Khi mắc bệnh dày thất trái, thành cơ tim mất đi tính đàn hồi và không thể bơm máu cung cấp đủ nhu cầu của cơ thể, cuối cùng dẫn đến suy tim.

Nguyên nhân gây dày thất trái

Bệnh dày thất trái thường là hậu quả của tình trạng tăng huyết áp, hẹp hở van tim, phì đại cơ tim lâu năm không được kiểm soát tốt.

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ dễ gây dày thất trái bao gồm:

- Tuổi tác: Người cao tuổi có nguy cơ mắc dày thất trái cao hơn.

- Cân nặng: Thừa cân làm tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp và dày thất trái.

- Tiền sử gia đình: Yếu tố di truyền có liên quan đến việc phát triển dày thất trái.

- Mắc bệnh đái tháo đường.

- Giới tính: Nữ giới mắc tăng huyết áp có nguy cơ mắc dày thất trái cao hơn nam giới có cùng số đo huyết áp.

Dày thất trái có nguy hiểm không, biến chứng bệnh dày thất trái là gì?

Dày thất trái nguy hiểm bởi có thể khiến thành tim mất tính đàn hồi, làm thay đổi cấu trúc và hoạt động của tim. Điều này buộc áp lực trong buồng tim phải tăng cao để trái tim có thể lấp đầy máu vào tâm thất, bơm máu giàu oxy từ tim tới nuôi dưỡng mọi cơ quan trong cơ thể. Về lâu dài, bệnh sẽ dẫn đến suy tim - biến chứng thường gặp nhất của dày thất trái. Ngoài ra còn có thể có các biến chứng sau:

- Giảm cung cấp máu cho tim [thiếu máu cơ tim cục bộ].

- Suy tim: Khiến trái tim suy yếu, không còn khả năng bơm đủ máu đi nuôi cơ thể [suy tim sung huyết].

- Rối loạn nhịp tim.

- Đột quỵ.

- Không cung cấp đủ oxy cho tim.

- Ngừng tim đột ngột.

Các triệu chứng cảnh báo dày thất trái

Dày thất trái thường tiến triển từ từ và bạn gần như không nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng hơn, bạn có thể gặp phải các triệu chứng dày thất trái như sau:

- Hụt hơi.

- Mệt mỏi.

- Đau tức ngực, nặng ngực đặc biệt là sau khi tập thể dục.

- Cảm giác nhịp tim nhanh, đánh trống ngực.

- Chóng mặt/choáng ngất.

Dày thất trái có thể khiến bạn hay hụt hơi, mệt mỏi, đau tức ngực…

Nếu thấy mình có các triệu chứng như đau tức ngực kéo dài hơn vài phút, khó thở nghiêm trọng, mất ý thức, đau đầu dữ dội, khó nói hoặc yếu một bên cơ thể… bạn nên đi khám ngay để được xử trí kịp thời.

Điều trị dày thất trái thế nào để ngăn ngừa suy tim?

Tùy thuộc vào bệnh lý nền gây dày thất trái, bạn sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Mục tiêu của điều trị nhằm ngăn ngừa sự dày lên của thất trái và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Điều trị bằng thuốc

Thuốc điều trị giúp kiểm soát bệnh lý nền và ngăn ngừa dày thất trái tiến triển nặng thêm, thậm chí co nhỏ các cơ đã bị phì đại. Các bác sỹ có thể kê đơn cho bạn một số loại thuốc sau:

- Thuốc ức chế men chuyển angiotensin [ACE]: Giúp mở rộng lòng mạch máu, giảm huyết áp, cải thiện lưu lượng máu và giảm bớt áp lực cho tim. Các tác dụng phụ có thể bao gồm ho khan, khó chịu.

- Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II [ARB]: Có lợi ích tương tự như ACE nhưng không gây ho dai dẳng.

- Thuốc chẹn kênh calci: Những loại thuốc này ngăn cản calci thâm nhập vào tế bào tim, thành mạch máu, từ đó giúp giãn cơ ở thành mạch, mở rộng lòng mạch máu và hạ huyết áp.

- Thuốc lợi tiểu: Giúp làm giảm lượng chất lỏng trong mạch máu, làm hạ huyết áp.

- Thuốc chẹn beta: Làm giảm nhịp tim, hạ huyết áp và ngăn ngừa ảnh hưởng của các hormone gây căng thẳng.

Can thiệp phẫu thuật

Nếu người bệnh không còn đáp ứng với thuốc điều trị sẽ được chỉ định thực hiện các can thiệp phẫu thuật tùy theo bệnh lý nền như:

- Điều trị hẹp van động mạch chủ bằng phẫu thuật sửa chữa/thay van.

- Điều trị bệnh cơ tim phì đại bằng cấy ghép thiết bị hỗ trợ.

- Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ: Dùng máy thở áp lực dương liên tục [CPAP].

Thay đổi lối sống lành mạnh hơn

Người bệnh dày thất trái cần có chế độ ăn tương tự như người bị suy tim

Đối với bệnh lý dày thất trái hay bệnh tim mạch nói chung, việc duy trì lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý sẽ giúp làm tăng hiệu quả điều trị bệnh. Theo đó, bạn cần:

- Bỏ thuốc lá.

- Giảm và duy trì cân nặng ổn định để kiểm soát huyết áp, kiểm soát dày thất trái.

- Có chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho tim mạch: Ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo, các thực phẩm giàu chất béo lành mạnh [như dầu olive]; Tránh thực phẩm giàu carbohydrate tinh chế và chất béo bão hòa.

- Hạn chế muối ăn vì ăn nhiều muối có thể góp phần gây tăng huyết áp.

- Hạn chế rượu bia.

- Tập thể dục đều đặn 150 phút/tuần.

- Kiểm soát căng thẳng bằng cách thực hiện các kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu, tập yoga, ngồi thiền…

Cùng với đó bạn nên bổ sung thực phẩm hỗ trợ giúp tăng cường chức năng tim đã được nghiên cứu tại bệnh viện lớn ở Hà Nội về hiệu quả giúp tăng cường chức năng tim, làm giảm các triệu chứng đau tức ngực, khó thở, mệt mỏi; Làm giảm kích thước buồng tim, ngăn ngừa sự phì đại thất trái và phòng ngừa nguy cơ suy tim tiến triển. Bạn nên tham khảo sử dụng để kiểm soát bệnh dày thất trái và phòng nguy cơ suy tim.

Vi Bùi H+ [Theo Mayoclinic]

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang - dùng cho người bệnh tim mạch

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng và đăng tạp chí quốc tế cho thấy hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó thở, hồi hộp do suy tim; Giảm cholesterol, giảm nguy cơ hình thành huyết khối, xơ vữa động mạch, tăng lưu thông máu.

Sản phẩm Ích Tâm Khang phù hợp cho người bị suy tim, người có triệu chứng tim mạch [do tăng huyết áp, xơ vữa mạch vành....] và người có nguy cơ tim mạch như người cao tuổi, có tiền sử gia đình bị tim mạch.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Tôi bị tăng huyết áp 2 năm nay rồi và dùng thuốc điều trị của bệnh viện rất đều đặn. Gần đây, đi lấy thuốc và kiểm tra lại thì phát hiện bị dày thất trái. Xin chuyên gia tư vấn hướng điều trị bệnh của tôi?

Chào bạn,

Tình trạng dày thất trái bạn đang gặp phải là hậu quả của tăng huyết áp lâu ngày không được kiểm soát tốt. Khi tăng huyết áp, tim phải làm việc gắng sức hơn để bơm máu trong thành mạch. Thành cơ tim sẽ dày hơn, giãn nở khiến kích thước của buồng tim cũng tăng lên. Lúc này thành cơ tim sẽ mất đi tính đàn hồi và không thể bơm máu cung cấp đủ với nhu cầu của cơ thể và gây suy tim - hậu quả cuối cùng của tăng huyết áp.

Thời điểm hiện tại, bạn cần kiểm soát tốt huyết áp và ngăn ngừa tình trạng dày lên của thất trái. Để làm được điều này, bạn cần tuân thủ dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Các thuốc này sẽ được bác sĩ kê đơn tùy theo từng người bệnh. 

Cùng với đó, bạn cần duy trì lối sống lành mạnh theo các lưu ý sau: Giảm muối ăn, tăng cường rau xanh, hoa quả tươi; hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol [có trong mỡ động vật, các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, nước hầm xương, đồ ăn chiên rán…]. Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp và đều đặn khoảng 30 - 60 phút mỗi ngày.

Bổ sung thực phẩm hỗ trợ giúp tăng cường chức năng tim cũng là giải pháp bạn có thể tham khảo. Sản phẩm này sẽ giúp tăng cường lưu thông máu nhằm ổn định huyết áp, giảm kích thước các buồng tim và ngăn ngừa suy tim tiến triển. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý lựa chọn sản phẩm hỗ trợ tim mạch đã có kiểm chứng lâm sàng và được đăng tải trên Tạp chí Quốc tế càng tốt nhằm đảm bảo hiệu quả hỗ trợ điều trị.

Nếu còn băn khoăn cần tư vấn, bạn có thể tiếp tục đặt câu hỏi tại đây hoặc liên hệ với chúng tôi theo số 024.3775.9865.

Chúc bạn nhiều sức khỏe!

BTV Lan Anh

Video liên quan

Chủ Đề