Em hiệu thế nào về phong trào người Việt dùng hàng Việt ở nước ta

Đáp: Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam là vận động hết thảy mọi tổ chức, cá nhân người Việt Nam dành sự ưu tiên mua sắm, sử dụng hàng Việt Nam thay vì sử dụng hàng nhập khẩu từ nước ngoài có chất lượng, giá cả, công dụng sản phẩm tương đương; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Cuộc vận động được tổ chức và triển khai với mục đích nhằm phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Nội dung Cuộc vận động rộng lớn về không gian, thời gian và đối tượng, mà cụ thể là toàn dân Việt Nam ở trong nước cũng như ở ngoài nước, từ người tiêu dùng đến người sản xuất, từ chủ doanh nghiệp đến người công nhân, nông dân, trí thức và học sinh, từ người già đến người trẻ… từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo… Cụ thể, đối tượng Cuộc vận động bao gồm: Người sản xuất bao gồm các tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi; Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức; các cá nhân, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong mua sắm công và các loại hàng hoá, dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh; Các cơ quan quản lý nhà nước rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh. Cải tiến công tác điều hành, quản lý xã hội để hàng Việt Nam thuận tiện đến tay người tiêu dùng.

Để thực hiện Cuộc vận động, các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm tuyên truyền, vận động, làm cho người tiêu dùng trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài nhận thức đúng khả năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Việt Nam; vận động người tiêu dùng Việt Nam sử dụng hàng Việt Nam khi tiêu dùng cá nhân, coi đó là thể hiện lòng yêu nước, nét đẹp trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam; các cơ quan, đơn vị và tổ chức sử dụng hàng hóa nội địa khi thực hiện mua sắm, trang bị phương tiện làm việc, hoạt động; các doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh trong nước khi triển khai thực hiện các dự án, công trình sử dụng các trang thiết bị, nguyên vật liệu nội địa và dịch vụ có chất lượng tương đương hàng ngoại nhập để sản xuất và kinh doanh. Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh dịch vụ  nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với hàng hoá, dịch vụ làm ra; nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; thực hiện các cam kết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; xây dựng được thương hiệu quốc gia cho nhiều sản phẩm, hàng hóa Việt Nam.

Các cơ quan quản lý nhà nước tổ chức rà soát, ban hành bổ sung các qui định, cơ chế [không trái với các quy định của WTO]; khuyến khích và định hướng tiêu dùng của nhân dân; kiểm soát chặt chẽ việc chi tiêu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn ngân sách quốc gia; xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân không gương mẫu thực hành tiết kiệm, lãng phí trong chi tiêu. Đẩy mạnh công tác quản lý thị trường, hải quan, thuế; đấu tranh chống hàng nhập lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và sản xuất trong nước đi đôi với tháo gỡ những qui định có tính cản trở sự phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, người sản xuất, làm dịch vụ [không trái với các quy định của WTO].

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” có ý nghĩa sâu sắc, tầm quan trọng cả trước mắt cũng như lâu dài đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước. Vì vậy, đòi hỏi các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội trong cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, gia đình, mỗi người dân với tinh thần yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc, ý thức, trách nhiệm với những việc làm, hành động thiết thực tham gia hưởng ứng thực hiện Cuộc vận động góp phần đem lại lợi ích cho quốc gia, cho cộng đồng doanh nghiệp và cả người tiêu dùng về trước mắt cũng như lâu dài.

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” không phải là để bảo vệ người sản xuất, cũng không phải chủ trương bảo hộ hàng hóa trong nước mà chính là vận động toàn xã hội hướng đến tinh thần yêu nước và khích lệ tinh thần vươn lên, cạnh tranh lành mạnh của doanh nghiệp Việt Nam.

Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn khảo sát, nắm tình hình sử dụng hàng Việt Nam tại siêu thị Co.op Mart tỉnh Tây Ninh.

Tập đoàn Grey Group [Mỹ] vừa công bố kết quả nghiên cứu 3 năm đối với người tiêu dùng tại 16 quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Một thông tin đáng chú ý từ nghiên cứu này là 77% người Việt Nam ưa chuộng thương hiệu nước ngoài. Trong khi con số trung bình trên toàn châu Á là 40%. Có ý kiến cho rằng, người Việt sính ngoại vì chưa tin vào chất lượng sản phẩm nội, hay là do người ViệtNamdùng hàng ngoại quá quen đến nỗi có định kiến rằng hàng ngoại mới tốt, mới sang. Các mặt hàng ngoại đa phần có thiết kế mẫu mã đẹp mắt và một phần vì tâm lý của người tiêu dùng rất tin tưởng vào chất lượng của hàng ngoại mà vẫn e dè đối với hàng ViệtNam. Mặc dù nhiều hàng Việt Nam có chất lượng tốt, giá rẻ hơn hàng của Nhật Bản, Anh, Mỹ... rất nhiều nhưng người Việt vẫn không tiếc tiền đầu tư mua các sản phẩm ngoại, vì họ tin tưởng vào chất lượng và thương hiệu của các nhãn hàng này.

Làm thế nào để thay đổi được tư duy từ chuộng hàng ngoại sang ưu tiên dùng hàng nội của người ViệtNam? Làm sao để người dân có trách nhiệm với dân tộc và thể hiện lòng yêu nước bằng việc mua hàng nội?... đó là những câu hỏi cấp bách cần phải trả lời nhằm tạo lập, đẩy mạnh việc mua và tiêu dùng hàng nội của người ViệtNam. Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã được phát động để trả lời cho những câu hỏi cấp bách đó. Cuộc vận động đã diễn ra trong bối cảnh chưa có một cuộc vận động nào đánh thức tinh thần yêu nước của người dân qua việc sản xuất và tiêu thụ hàng Việt.

Khi Cuộc vận động được phát động, nhiều người hoài nghi và thấy khó thuyết phục khi mua hàng ViệtNamvì lý do tinh thần yêu nước thuần túy trong khi chất lượng hàng hóa còn thấp. Tuy nhiên, sau 8 năm thực hiện, Cuộc vận động đã có sức lan tỏa lớn và làm thay đổi suy nghĩ của nhiều người tiêu dùng Việt. Khi tinh thần yêu nước được khơi gợi, trở thành nếp văn hóa, trở thành hơi thở của cuộc sống, của mọi công dân thì mọi chuyện sẽ thay đổi. Nhìn ra thế giới, chúng ta thấy người dân của các quốc gia đã và đang phát triển như Trung Quốc, Nhật Bản... luôn ý thức về văn hóa tiêu thụ, nghĩa là tiêu thụ sản phẩm trong nước, với họ đó là trách nhiệm, nghĩa vụ, như một cách khẳng định giá trị của quốc gia mình.

Trong thời gian qua, để Cuộc vận động thực sự có hiệu quả, tác động rõ rệt đến nền sản xuất trong nước, MTTQ Việt Nam đã phối hợp với các ngành chức năng tăng cường chỉ đạo triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ, thông tin quảng bá sản phẩm hàng hoá, xây dựng thương hiệu hàng hoá Việt; đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường nội địa, thiết lập các kênh phân phối hàng hoá, đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng, nhất là những địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, nơi tập trung đông dân cư; đẩy mạnh công tác quản lý thị trường, đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và hàng hoá sản xuất trong nước. Lồng ghép nội dung Cuộc vận động vào các hội nghị, sinh hoạt của đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân, các phong trào thi đua yêu nước, gắn kết quả thực hiện Cuộc vận động với bình xét các danh hiệu thi đua của các tập thể, cá nhân ở địa phương, đơn vị. Đề cao trách nhiệm gương mẫu của người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong việc ưu tiên mua sắm, sử dụng hàng hóa thương hiệu Việt.

Phải thừa nhận rằng, để Cuộc vận động có hiệu quả như hiện nay phải kể đến nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất trong nước đã chú trọng hơn đến chất lượng, mẫu mã, giá thành sản phẩm và quan trọng nhất là nắm bắt được thị hiếu cũng như nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó đưa ra những sản phẩm phù hợp và được đánh giá cao, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng kết nối, giao thương, tạo niềm tin đối với người tiêu dùng trong nước. Hàng Việt Nam trong những năm gần đây đã từng bước khẳng định được chất lượng, mẫu mã cũng như thương hiệu của mình, đó cũng là lời khẳng định cho trí tuệ trong sản xuất kinh doanh của người Việt.

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã thực sự thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam. Hiện nay người tiêu dùng Việt không còn tâm lý sính ngoại nhiều như trước, họ ngày càng tinh tế hơn trong việc lựa chọn sản phẩm, thương hiệu. Vì thế, sản phẩm nào tốt, giá trị và giá thành phù hợp sẽ luôn là lựa chọn hàng đầu. Theo nghiên cứu xã hội học về thói quen tiêu dùng của người Việt, do Viện Nghiên cứu dư luận xã hội đưa ra tại Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam - Tự hào hàng Việt Nam năm 2017 do Bộ Công Thương tổ chức vừa qua cho thấy, có đến 92% người tiêu dùng được hỏi cho rằng, họ rất quan tâm đến hàng sản xuất trong nước, 63% người tiêu dùng khẳng định sẽ ưu tiên sử dụng hàng Việt và 54% người tiêu dùng khuyên bạn bè, người thân của mình lựa chọn sử dụng hàng Việt Nam khi mua sắm. Đó là một tín hiệu đáng mừng, những thay đổi rõ nét trong nhận thức, cũng như tư duy của người Việt đối với sản phẩm tiêu dùng trong nước.

Cuộc sống sẽ luôn quay về với những giá trị của văn hóa dân tộc, với những cảm xúc về tinh thần hơn là những giá trị vật chất. Tiêu đề của Cuộc vận động sử dụng từ “ưu tiên”, điều này rất có ý nghĩa khi mà hai sản phẩm có chất lượng và giá cả tương đương, ta nên ưu tiên dùng hàng ViệtNam đúng như đạo lý từ ngàn đời nay đã được cha ông ta đúc kết thẫm đẫm tinh thần dân tộc "Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”.

Phương Hà - Ảnh Quốc Định

Video liên quan

Chủ Đề