Tại sao quạ uống được nước

Cuộc sống là thử thách với muôn vàn khó khăn và những vấn đề cần giải quyết. Chỉ cần ta chịu động não và làm việc hết mình, rồi sẽ tìm ra giải pháp cho mọi vấn đề. Không có khó khăn nào là không thể giải quyết, không có đường hầm nào là không có lối ra. Điều quan trọng là đừng ôm lấy khó khăn và sống chìm trong tuyệt vọng. Hãy suy nghĩ, suy nghĩ rồi hành động, vượt qua nghịch cảnh con đường sẽ hiện ra.

Trời hè oi bức, con quạ cảm thấy rất khát nước. Nó phải bay qua nhiều cánh đồng để đi tìm nước uống. Nhưng bay mãi, nó vẫn không thể tìm thấy một giọt nước nào. Nó dần cảm thấy mình yếu đi và gần như mất hết hy vọng. Đột nhiên, nó nhìn thấy một bình nước dưới một gốc cây. Con quạ nhanh chóng xà xuống hy vọng trong bình có nước. Thật may mắn, nó đã tìm thấy nước.

Nó vui mừng vục đầu vào cái bình. Nhưng đáng tiếc, miệng bình quá hẹp và nó không thể thò đầu vào để uống nước bên trong. Sau đó, nó nghĩ ra cách đẩy nghiêng chiếc bình cho nước tràn ra nhưng chiếc bình lại quá nặng.

Con quạ nhìn chằm chằm chiếc bình và suy nghĩ rất lâu. Nó bắt đầu nhìn quanh để tìm kiếm cách giải quyết. Bỗng nó phát hiện ra ở gần đó có rất nhiều sỏi. Một sáng kiến lóe lên trong đầu. Nó nhặt sỏi, thả vào bình nước, từng viên, từng viên một cho đến khi mực nước dâng lên đủ cao để nó có thể uống. Cuối cùng, sau một hồi làm việc vất vả, con quạ cũng gặt hái được thành quả như ý muốn.

Nguồn: ngongio.com

Thí nghiệm khoa học đơn giản mà thú vị qua câu chuyện cổ tích

Gần như thế hệ 8x 9x ai cũng đã từng đọc qua câu chuyện “chú quạ thông minh” trong sách giáo khoa lớp 1 cũ ngày xưa. Còn bây giờ không biết bọn trẻ con có học không vì con mình chưa học lớp 1 :]], tuy nhiên mình đã đọc cho chúng nghe chuyện này ở trong một cuốn sách truyện khác.

Con quạ thông minh vậy nó thông minh như thế nào? Thử làm giống nó xem sao!

A. Chuẩn bị

– Một lọ nước cao có chứa nước đầy khoảng 1 nửa.

– Nhiều viên sỏi nhỏ

– Bút đánh dấu

  Để thí nghiệm thú vị hơn, bạn có thể làm một chú quạ theo kiểu “rối tay” chỉ với 1 tờ giấy vuông. Cách gấp rất đơn giản như trong video mình hướng đẫn. Vì là con quạ nên hãy dùng giấy đen, nếu không có giấy đen thì tô màu đen cũng được. Gắn mắt giả cho quạ, nếu không có mắt giả thì vẽ mắt giấy rồi dính lên cũng okela nha 😀

B. Video thí nghiệm

Chi tiết cách làm ở bên dưới bài viết này nhé!

C. Cách làm

1. Gấp quạ theo video hướng dẫn bên dưới. Cái này dễ lắm nên làm được là tốt nhất để thí nghiệm trở nên thú vị nhé.

2. Mực nước trong lọ để làm sao mà khi thò đầu quạ vào không chạm vào nước được [quạ không uống được nước]

3. Đánh dấu mực nước ban đầu trước khi thả sỏi bằng bút dạ/bút đánh dấu

4. Thả sỏi vào và quan sát mực nước dâng lên từ từ

5. Quạ đã uống nước được rồi!

D. Giải thích

  Cái này giải thích thì đơn giản quá rồi^^. Là do đá nặng chìm xuống dưới và chiếm chỗ của nước, đẩy nước dâng lên cao. Thế là chú quạ uống được nước!

Hỏi con những gì?

  > Trong quá trình làm thi thoảng hỏi con: mực nước bây giờ ở đâu so với ban đầu mẹ đánh dấu? Con có thấy nước đang dâng lên không?

  > Tại sao nước lại đang lên, con thử nghĩ xem?

Chúc bố mẹ có những giờ chơi thú vị bên con kỳ nghỉ lễ 30/4 này!

Đầu tiên tôi sẽ giúp bạn nhớ lại câu chuyện "Con quạ thông minh" [cũng có tên khác là "Con quạ khát nước"] nếu như bạn không còn nhớ chi tiết câu chuyện.

Chuyện "Con quạ thông minh" là câu chuyện của tác giả Aesop thời Hy Lạp cổ đại được truyền miệng ở khá nhiều nước trong đó có Việt Nam và có nội dung như sau:

Một con quạ đang khát nước. Nó bay rất lâu để tìm nước nhưng chẳng thấy một giọt nước nào. Mệt quá, nó đậu xuống cành cây nghỉ. Nó nhìn quanh và bỗng thấy một cái bình ở dưới một gốc cây.

Khi tới gần, nó mới phát hiện ra rằng cái bình có chứa rất ít nước, và nó không thể chạm mỏ đến gần đáy mà uống được. Nó thử đủ cách để thò mỏ được đến mặt nước, nhưng mọi cố gắng của nó đều thất bại. 

Nhìn chung quanh, quạ thấy những viên sỏi nhỏ nằm lay lắt ở gần đấy. Lập tức, nó dùng mỏ gắp một viên sỏi thả vào bình. Cứ như vậy, nó gắp những viên sỏi khác và tiếp tục thả vào bình. 

Chẳng bao lâu, nước đã dâng lên đến miệng bình. Giờ thì nó có thể thò mỏ vào để uống. Quạ rất vui sướng khi nhìn thấy công sức của mình đã có kết quả. Quạ uống thỏa thích những giọt nước mát ngọt rồi bay lên cây nghỉ ngơi.

Qụa là một loài rất thông minh, trí thông minh của nó ngang bằng với trẻ em 6-7 tuổi. Có nhiều thực nghiệm cho thấy quạ có thể phân biệt được vật nặng - nhẹ, vật rỗng - đặc để bỏ vào bình nước. Đúng là nó biết cách cho sỏi vào bình nước để nước dâng lên. Đó là sự thật chứ không phải chỉ có trong truyện kể.

Tuy nhiên thực nghiệm cũng cho thấy khi bỏ các hòn sỏi vào bình nước thì mực nước cũng không dâng lên là bao mặc dù sỏi đã gần đầy bình. Như vậy quạ sẽ khó mà uống được nước.

Thực ra thực nghiệm này chỉ cho thấy một mặt của vấn đề. Qụa có thể uống được nước nếu các viên sỏi đủ lớn sẽ làm dâng mực nước lên cao hơn. 

Như vậy, phương pháp có thể đúng nhưng còn phụ thuộc vào tính chất và đặc điểm của công cụ thực hiện thì mới có thể thành công.

Vì là truyện dân gian nên có rất nhiều dị bản, có dị bản nói rằng quạ đến bờ suối để nhặt các viên sỏi mang về vì chỉ có ở bờ suối thì mới có sỏi được. Vậy tại sao quạ không uống nước luôn ở dưới suối?

Khi giải quyết vấn đề, cần phải cân nhắc kĩ lưỡng chọn cách khôn ngoan nhất để không tốn nhiều công sức vẫn đạt được hiệu quả cao.

Và cũng có nhiều ảnh chế hài hước từ câu chuyện này:

Đương nhiên đây chỉ là ảnh chế mà thôi, quạ không thông minh đến mức biết sử dụng ống hút đâu. Nhưng những hình ảnh này cũng gợi cho người ta suy nghĩ về sự sáng tạo phù hợp với thời cuộc, không thể cứ dùng mãi những phương pháp cũ đã không còn phù hợp với thời đại mới có nhiều biến chuyển. Phương pháp cũng phải gần với thực tiễn và thời đại nữa. Đó là bài học mà con người cần rút ra.

Người thông minh thật sự là người biết vận dụng sáng tạo phù hợp với thực tế cuộc sống. Hãy luôn luôn học hỏi và đổi mới.

Chưa bàn đến tính đúng sai, nhưng câu chuyện dân gian "Con quạ thông minh" đã thu hút nhiều ý kiến phản biện rất thú vị. Dù thế nào, câu chuyện cũng có ý nghĩa rất lớn, truyền cảm hứng về sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề

Mỹ Hằng 

* Tham khảo: truyenngan.vn, IFact, haivl, daikynguyenvn.com, hài.span.vn.

Xem thêm các bài viết khác của tôi tại đây.

Video liên quan

Chủ Đề