Tại sao phải đổi sang thẻ căn cước

Có nên đổi thẻ căn cước công dân gắn chíp trước 01/7/2021? [ảnh minh họa]

Đây có lẽ là câu hỏi nhiều bạn đang phân, theo tình hình thực tế hiện nay về việc cấp CCCD ở cả nước thì có những điểm nổi bật sau:

Trước ngày 01/7/2021, được làm thẻ CCCD gắn chíp ngoài giờ hành chính, đêm khuya hoặc ngày lễ, cuối tuần

Từ những ngày cấp CCCD gắn chíp đầu tiền thì việc này đã được cấp tốc ở tất cả địa phương trên cả nước, cụ thể:

- Hầu hết các địa phương trên cả nước đều thực hiện cấp CCCD gắn chíp 24/24 kể cả cuối tuần và ngày lễ.

Như vậy, những người đi làm, học đều có thể làm CCCD gắn chíp vào thời gian mà bản thân rảnh.

Sau ngày 1/7/2021, có thể người dân sẽ phải đến Công an quận/huyện để làm Căn cước và chỉ có thể làm trong giờ hành chính như quy định.

Trước ngày 01/7/2021, người lớn tuổi, khuyết tật được làm CCCD gắn chíp ngay tại nhà trước

Hiện nay, một số địa phương triển khai thực hiện việc cấp CCCD gắn chíp lưu động. Do đó, những người lớn tuổi, khuyết tật khó khăn trong việc đi lại được làm CCCD gắn chíp ngay tại nhà mà không cần chen lấn, chờ đợi quá lâu.

Làm CCCD gắn chíp trước ngày 01/7/2021 giúp thuận lợi trong TTHC và hoàn thiện CSDL quốc gia

Ngày 01/7/2021, Luật Cư trú 2020 và những quy định khác sẽ chính thức có hiệu lực. Việc này sẽ thay đổi rất nhiều vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính. Do đó, khi công dân làm CCCD gắn chíp trước ngày 01/7/2021 thì cơ sở dữ liệu quốc gia của công dân sẽ được hoàn thiện. Việc này giúp công dân giảm bớt những giấy tờ khi thực hiện thủ tục hành chính và giải quyết những vấn đề liên quan khác.

Được giảm 50% lệ phí khi làm CCCD trước ngày 01/7/2021

Theo Thông tư 112/2020/TT-BTC, mức thu lệ phí cấp căn cước công dân gắn chíp trước ngày 1/7/2021 đang được giảm 50%, cụ thể:

- Chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số sang cấp thẻ CCCD: 15.000 đồng/thẻ.

- Đổi thẻ CCCD khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 25.000 đồng/thẻ.

- Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất thẻ CCCD, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam: 35.000 đồng/thẻ.

Từ ngày 1/7/2021, mức lệ phí cấp, đổi thẻ CCCD gắn chip tăng gấp đôi.

Trải nghiệm trước những tính năng, điểm mới của thẻ CCCD gắn chíp

Đổi thẻ CCCD gắn chíp thì công dân sẽ trải nghiệm những điểm mới, tính năng ưu việt so với CMND và CCCD trước đây, cụ thể:

 - Về hình dáng và kích thước, chất liệu

- Thẻ Căn cước công dân gắn chíp sử dụng song ngữ Anh - Việt

- Bổ sung nhiều điểm mới trên thẻ CCCD gắn chíp

- Thẻ CCCD gắn chíp có nhiều tính năng hơn so với CMND

- Thời hạn của thẻ CCCD gắn chíp và CMND là khác nhau

[Xem chi tiết tại đây]

Nếu thuộc trường hợp bắt buộc đổi CCCD gắn chíp thì phải làm ngay

Điều 5 Nghị định  05/1999/NĐ-CP quy định:

“Điều 5. Đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân

1- Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân :

a] Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;

b] Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;

c] Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

d] Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

e] Thay đổi đặc điểm nhận dạng.

2- Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.”

Như vậy, công dân dân nếu thuộc 05 trường hợp phải đổi và 1 trường hợp phải đề nghị cấp lại ngay lập tức chứ không phải là có nên đổi hay không trước ngày 01/7/2021.

Tóm lại, việc đổi thẻ CCCD gắn chíp là không bắt buộc trước ngày 01/7/2021 nhưng công dân nên thực hiện đổi để được hưởng những quyền lợi được nêu trên.

Xem thêm:

>> Bộ Công an thông tin việc chậm trả căn cước công dân gắn chip cho người dân

Trung Tài

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

[PLO]- Nhiều bạn đọc thắc mắc vì sao lực lượng công an phải cấp tốc, ngày đêm cấp thẻ CCCD gắn chip cho người dân.

Bộ Công an đặt mục tiêu cấp 50 triệu thẻ CCCD gắn chip trước ngày 1-7. Với mục tiêu này, suốt hai tháng quá, lực lượng công an trên cả nước tập trung tối đa nhân lực, cơ sở vật chất, tạo điều kiện tốt nhất để làm thủ tục cho người dân.

Thậm chí, để đảm bảo tiến độ, công an nhiều địa phương phải chia nhiều ca làm việc, làm cả ngày đêm.

Nhiều bạn đọc thắc mắc vì sao phải cấp tốc cấp thẻ CCCD như vậy?


Công an làm thủ tục cấp CCCD cho người dân

Lý giải điều này, Công an TP Hà Nội cho hay với mục tiêu hoàn thành cấp 50 triệu CCCD trước ngày 1-7, tức con số này là gần 50% tổng dân số Việt Nam.

Cần lưu ý rằng, mục tiêu trên không phải bắt buộc mọi người dân đều cần phải đi đổi sang thẻ CCCD mới.

Hiện nay công an các địa phương đang ưu tiên cấp CCCD gắn chip cho các trường hợp là công dân từ đủ 14 tuổi trở lên chưa được cấp CMND/CCCD; người đã được cấp CMND chín số; người đã được cấp CCCD 12 số, CCCD có mã vạch nhưng bị hỏng, mất, hết hạn sử dụng hoặc có thay đổi thông tin... Những người thuộc diện này cần thực hiện ngay việc cấp mới, cấp đổi sang CCCD gắn chip.

Theo công an, việc này là để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính khi Luật Cư trú 2020 có hiệu lực thi hành từ 1-7, trong đó có việc bãi bỏ sổ hộ khẩu giấy, thông tin về cư trú của công dân sẽ được khai thác trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua mã định danh cá nhân [chính là số CCCD].

Thông tin cơ bản của người dân sẽ được cập nhật và chia sẻ với nhiều cơ quan khác nhau nhằm giảm bớt giấy tờ, thủ tục cho người dân. Vì vậy, người dân cần đi làm CCCD gắn chip để khi làm thủ tục hành chính, có thể chỉ cần xuất trình CCCD gắn chip, không cần đem theo nhiều loại giấy tờ như hiện nay.

Trước đó, trao đổi với PLO, Đại tá Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội [C06], Bộ Công an, cho biết việc triển khai cấp CCCD gắn chip vẫn đang được lực lượng công an toàn quốc tập trung tối đa, thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra.

Tính từ 1-3-2021 đến nay, lực lượng công an cả nước đã thu nhận trên 34 triệu hồ sơ cấp CCCD gắn chip điện tử.

Bộ Công an đặt mục tiêu đến 1-7 sẽ cấp 50 triệu thẻ CCCD gắn chip cho người dân trên toàn quốc. Với kết quả đã đạt được, dự kiến mục tiêu trên sẽ hoàn thành đúng theo kế hoạch.

Đáng chú ý, Bộ Công an đặt mục tiêu đến trước ngày 30-4, công an 10 tỉnh, thành phố [Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Dương, Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Ninh] sẽ cấp CCCD cho một nửa dân số trên địa bàn.

Theo Đại tá Phạm Công Nguyên, đến nay các tỉnh này đều hoàn thành, một số địa phương còn vượt chỉ tiêu đề ra.

Về một số trường hợp đã làm thủ tục nhưng bị chậm trả thẻ CCCD, Cục trưởng C06 giải thích có thể do công đoạn chuyển phát CCCD tới người dân gặp trục trặc nên dẫn tới việc chậm trễ.

Riêng với trường hợp là các học sinh chuẩn bị thi lớp 10, vị cục trưởng khẳng định ngành công an đã chuẩn bị sẵn sàng cả về nhân lực và cơ sở vật chất, tạo mọi điều kiện, đảm bảo các em có thể được cấp CCCD thuận lợi nhất. 

Làm CCCD, bao lâu người dân được nhận thẻ?

[PLO]- Khi làm thủ tục cấp căn cước công dân, nếu đăng ký trực tiếp đến nhận thẻ, công dân vẫn có thể giữ lại chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân cũ còn thời hạn.

TUYẾN PHAN

Những điều quan trọng về thẻ Căn cước Công dân gắn chíp

[ĐCSVN] - Tòa soạn Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam gần đây nhận được nhiều câu hỏi của bạn đọc liên quan đến thẻ Căn cước công dân [CCCD] gắn chíp. Dưới đây là tổng hợp các câu hỏi liên quan đến thẻ CCCD gắn chip mà người dân cần biết.

Thẻ Căn cước công dân đã bắt đầu được cấp ở Việt Nam từ năm 2016, cho đến nay mới có bản gắn chip nhằm nâng cao độ tiện dụng và dễ quản lý hơn.Theo Luật số: 59/2014/QH13 Luật Căn cước công dân ngày 20/11/2014 quy định về Căn cước công dân đối với công dân Việt Nam quy định:

Về đối tượng được cấp thẻ Căn cước công dân

Luật Căn cước công dân quy định tại khoản 1 Điều 19: Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ Căn cước công dân.

Bên cạnh đó, Điều 21 quy định: Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Ngoài ra, những ai đã có Chứng minh nhân dân [9 số và 12 số], thẻ Căn cước công dân mã vạch được đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip khi có yêu cầu hoặc khi thẻ cũ hết hạn.

Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ Căn cước công dân.[ Ảnh ND]

Về số Căn cước công dân chính là mã định danh cá nhân

Tại khoản 2 Điều 19 Luật Căn cước công dân quy định số thẻ căn Cước công dân là mã định danh cá nhân của mỗi cá nhân.

Mã này gắn liền với cá nhân từ khi sinh ra cho đến khi cá nhân chết đi, không thay đổi và trùng lặp với bất cứ người nào khác. Mã định danh cá nhân được xác lập từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dùng để kết nối, cập nhật chia sẻ khai thác thông tin của công dân.

Về căn cước công dân có thể sử dụng thay thế hộ chiếu

Theo khoản 2 Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014: Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

Do đó trong một số trường hợp, thẻ Căn cước công dân có thể sẽ thay thế được hộ chiếu.

Về nhiều trường hợp được miễn phí khi cấp thẻ CCCD

Tại khoảng 2 Điều 32 Luật Căn cước công dân quy định: Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân lần đầu không phải nộp lệ phí.

Tại điểm a khoản 3 Điều 32: Đổi thẻ Căn cước công dân theo quy định tại Điều 21 của Luật này;

Công dân không phải nộp lệ phí đổi thẻ Căn cước công dân trong các trường hợp sau: Công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi; trường hợp thẻ Căn cước Công dân được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định; đổi thẻ Căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân.

Ngoài ra, có một số đối tượng được miễn phí khi làm CCCD.

Có thể không cần về nơi thường trú để làm CCCD

Hiện nay, khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa đi vào hoạt động, người dân cần về nơi thường trú để cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trong hầu hết mọi trường hợp.

Tuy nhiên, căn cứ Điều 16 Thông tư 07/2016/TT-BCA, trường hợp cấp lại thẻ CCCD; đổi thẻ Căn cước công dân khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi; cấp lại khi thẻ bị hư hỏng không sử dụng được là những trường hợp có thể thực hiện tại Công an cấp tỉnh của bất cứ địa phương nào.

Ngoài ra, khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đi vào hoạt động, công dân có thể đến bất cứ cơ quan nào dưới đây để làm thẻ [Điều 26 Luật CCCD]:

+ Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;

+ Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

+ Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;

+ Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

Căn cước công dân gắn chip có thể được tích hợp nhiều loại giấy tờ

Theo Bộ Công an, thẻ CCCD gắn chíp điện tử có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm như: Ứng dụng chữ ký số, ứng dụng sinh trắc học, ứng dụng mật khẩu một lần,… có thể được sử dụng và kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân.

Hiện nay, Bộ Công an đang triển khai kết hợp cùng nhiều cơ quan khác, nghiên cứu để tích hợp các loại giấy tờ lên CCCD gắn chip sao cho hiệu quả, tiết kiệm.

Văn phòng Chính phủ cũng liên tục có văn bản đốc thúc Bộ Công an tích hợp các dữ liệu cần thiết vào thẻ Căn cước công dân, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và tiết kiệm cho bộ máy nhà nước.

Đồng thời, xây dựng các hướng dẫn, cơ chế khuyến khích một số dịch vụ không phải do nhà nước cung cấp cũng có thể sử dụng thẻ Căn cước công dân và dữ liệu tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cung cấp dịch vụ.

Căn cước công dân gắn chip có thể được tích hợp nhiều loại giấy tờ. Ảnh ND

Đổi sang Căn cước công dân cần đổi nhiều loại giấy tờ

Khi người dân đổi từ Chứng minh nhân dân 9 số sang Căn cước công dân, số thẻ CMND sẽ bị thay đổi, chuyển từ 9 số sang 12 số. Vì thế, công dân sẽ gặp một số bất tiện khi phải đi thay đổi/cập nhật thông tin trên các giấy tờ liên quan như: Cập nhật thông tin tài khoản ngân hàng; sửa đổi thông tin trên hộ chiếu; sửa thông tin trên cơ sở dữ liệu bảo hiểm xã hội.

Thủ tục làm Căn cước công dân khá đơn giản

Để làm Căn cước công dân, công dân cần điền vào Tờ khai làm Căn cước công dân gắn chip. Nếu thông tin của công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì cán bộ Công an so sánh thông tin Tờ khai với Cơ sở dữ liệu này. Nếu chính xác sẽ tiếp hành chụp ảnh, lăn tay… Nếu thông tin chưa chính xác, công dân cung cấp các giấy tờ để cán bộ so sánh, đối chiếu…

Khi Cơ sở dữ liệu quốc gia chưa đi vào hoạt động, người dân phải mang theo Sổ hộ khẩu. Nếu thông tin Sổ hộ khẩu thiếu hoặc chưa chính xác, người dân mới cần mang theo Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác.

Nhiều trường hợp không đổi sang Căn cước công dân sẽ bị phạt

Theo điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm quy định quản lý, sử dụng Chứng minh nhân dân như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

b] Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi chứng minh nhân dân.

Như vậy, nếu thuộc trường hợp phải đổi/ cấp lại Chứng minh nhân dân mà không đi đổi/cấp lại, người dân sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng.

Theo Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, những trường hợp sau nếu không đi làm CCCD có thể bị phạt: Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng; chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được; thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thay đổi đặc điểm nhận dạng.

Căn cước công dân gắn chip không có chức năng định vị

Bộ Công an khẳng định chip được gắn trên thẻ CCCD là để lưu trữ các thông tin của công dân trên thẻ CCCD với mục tiêu là tạo điều kiện thuận tiện cho công dân thực hiện các giao dịch hành chính, đi lại, nâng cao hiệu quả của Chính phủ điện tử, Chính phủ số.

Chip này không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí của công dân. Việc tích hợp, sử dụng thông tin trên chip tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin.

Ban Bạn đọc - Cộng tác viên

Video liên quan

Chủ Đề