Tại sao ppi uống trước ăn

Một trong những yếu tố quyết định thời điểm uống thuốc chính là sự tương tác giữa thuốc với thức ăn. Một số loại thuốc sẽ hấp thu, phân phối hay chuyển hóa nhanh hay chậm tùy thuộc vào tình trạng dạ dày [rỗng hay đầy thức ăn]. Hơn nữa một số loại thuốc còn gây ra khó chịu và kích ứng dạ dày. Vì vậy việc tư vấn cho bệnh nhân về thời điểm uống thuốc là rất cần thiết.

Đa phần những trường hợp thức ăn làm tăng hấp thu thuốc đều được tận dụng để tăng nồng độ thuốc trong máu. Tuy nhiên, với những thuốc mà nồng độ máu quá cao có thể gây độc thì nên tránh uống vào bữa ăn. Những thuốc bị thức ăn làm giảm hấp thu thì phải uống xa bữa ăn. Các trường hợp còn lại nên uống vào bữa ăn để giảm tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa.

Bảng dưới đây trình bày một số thuốc/nhóm thuốc đặc biệt nên uống lúc đói [1h trước khi ăn hay 2h sau khi ăn] hay uống trước bữa ăn [từ 30 phút đến 1h].

Nhóm thuốc

Thuốc

Biệt dược

Thời gian

sử dụng

Chú ý

THUỐC KHÁNG SINH

Tetracycline

Doxycycline

Doxycycline 100mg

Tránh uống cùng với sữa

Macrolide

Erythromycin

[dạng base hay stearat]

Erythromycin

250/500mg

- Trước ăn 1h

- Nếu bị kích ứng tiêu hóa thì uống cùng bữa ăn

Roxithromycin

Ruxict 150mg

Dorolid 150mg

Azithromycin

Aziefti 500mg

PymeAZI 500

Uống 1h trước hay 2h sau khi dùng thuốc kháng acid

THUỐC TIÊU HÓA

Ức chế bơm proton

Esomeprazole

Colaezole 20mg

Esomeprazol Stada 20mg

SaVi Esomeprazole 40mg

Nexium Mups tab 40mg

- Trước ăn 30 phút

- Không được nghiền, bẻ đôi

Lansoprazole

Scolanzo 30mg

Omeprazole

Omeprazol 20mg

Prazav 20mg

Rabeprazole

Barole 10mg

Pariet 10mg

Acilesol 20mg

Arpizol 20mg

Pantoprazole

Bio-panto 40mg

Sucralfat

Sucralfat

Eftisucral 1g

Sucrate gel 1g/5ml

Fudophos 1g gel

Trước ăn 30 phút

Chống nôn

Domperidone

Domperidone gsk 10mg

Men vi sinh

Men vi sinh

Bidisubtilis

Normagut 250mg

Thuốc nhuận tràng

Sorbitol

Sorbitol 3,3%

Trước ăn 10 phút

THUỐC TIM MẠCH

Ức chế men chuyển

Captopril

Captopril 25mg

Taguar 25mg

Trước ăn sáng 1h

Tránh thực phẩm chứa  Kali: chuối, phomat, thịt bò; thuốc chứa kali…

Perindopril

Coversyl

Perindopril Erbumine

Trước ăn sáng 15 phút

Imidapril

Tanatril 5mg

Imidagi 5mg

Glycoside

Digoxin

Digoxin 0,25mg

Tránh uống thuốc cùng thực phẩm chứa nhiều chất xơ hay cam thảo.

HORMONE

Thyroid

Levothyroxin

Tamidan

- Trước ăn sáng 30 phút

- Thận trọng khi dùng các thực phẩm như đậu tương, quả óc chó, thực phẩm chứa nhiều chất xơ.

THUỐC CHỐNG THIẾU MÁU

Ion

Fe[++]

Bidiferon

Tardyferon B9

Pymeferon B9

- Trước ăn 1h

- Nếu kích ứng tiêu hóa có thể uống sau ăn 2h

THUỐC MIỄN DỊCH

Thuốc ức chế miễn dịch

Mycophenolate

Cellcept 250/500mg

- Không được nghiền, bẻ đôi.

- Không dùng cùng thuốc kháng acid chứa Magie và Nhôm.

             

                         Uống trước bữa ăn       Uống lúc đói [1h trước khi ăn hay 2h sau khi ăn]

Biên soạn: Tổ Dược lâm sàng-Khoa Dược Bệnh viện Đại học Y Dược Huế

Loét dạ dày tá tràng có nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh khá phức tạp, có sự tham gia của nhiều yếu tố, trong đó ảnh hưởng của dịch vị dạ dày mà trực tiếp là acid HCl ở dạ dày đóng vai trò quan trọng.

Sự bài tiết HCl ở dạ dày là do tế bào viền đảm nhận, cơ chế tiết khá phức tạp và ở công đoạn cuối cùng phải có sự tham gia của enzym H+K+ ATPase [còn gọi là bơm proton] nằm ở màng tế bào viền để vận chuyển HCl đã được bài tiết ở trong lòng tế bào viền ra bên ngoài đổ vào lòng dạ dày tạo nên dịch vị. Do đó trong các trường hợp loét dạ dày có sự tăng tiết dịch vị thì người ta thường sử dụng các thuốc ức chế bơm proton này. Các thuốc có tác dụng bất hoạt enzym bằng cách gắn với enzym tạo nên phức hợp không còn hoạt tính vận chuyển ion H+ và được gọi là thuốc ức chế bơm proton.

Các thuốc thường được sử dụng   

Hiện nay đã có 5 thế hệ thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton được sử dụng rộng rãi.

1. Omeprazole: Viên 20mg được tổng hợp năm 1979, có tác dụng ức chế đặc hiệu không hồi phục đối với bơm proton H+ K+ ATPase của tế bào thành, có vai trò quan trọng trong sự tiết acid ở giai đoạn cuối cùng. Thuốc có tác dụng ức chế tiết acid mạnh, có thể tạo ra vô toan. Với liều 20mg/ngày có thể làm giảm tiết 80%. Các triệu chứng lâm sàng hết ngay từ những ngày đầu, với liều 20mg/ ngày dùng trong 2 tuần thì tỷ lệ liền sẹo là 70 – 80% và tăng lên 85% sau 4 tuần. Với liều 40mg/ngày, tỷ lệ liền sẹo đạt 90% và có hiệu quả cao trong liền sẹo các vết loét ngoan cố. Nhưng nếu dùng liều đơn độc cũng không ngăn cản được loét tái phát.

2. Lansoprazole: Hàm lượng 30mg là thuốc ức chế bơm proton thế hệ thứ hai, với liều 30mg/ngày điều trị trong 8 tuần tỷ lệ liền sẹo loét dạ dày đạt 89 – 92% và diệt HP 21 – 43%; tỷ lệ liền sẹo loét hành tá tràng khoảng 96% và diệt HP từ 5 – 52%.

3. Pantoprazole: Hàm lượng 40mg là thuốc ức chế bơm proton thế hệ thứ 3, liều thích hợp được sử dụng là 40mg/ngày nếu dùng trong hai tuần tỷ lệ liền sẹo là 89% và tỷ lệ giảm đau là 89%; nếu sử dụng trong 4 tuần thì tỷ lệ liền sẹo là 99%. Thuốc được dung nạp tốt, liền sẹo nhanh, ít tác dụng phụ.

4. Rabeprazole: Hàm lượng 20mg là thuốc ức chế bơm proton thế hệ thứ 4, tác dụng ức chế tiết acid mạnh hơn omeprazole 2 – 10 lần. Thuốc nhanh chóng kiểm soát acid, với liều 20mg/ngày ngay trong ngày đầu đã ức chế tiết acid tới 88%. Liều thích hợp dùng trong lâm sàng là 20mg/ngày dùng trong 4 – 6 tuần.

5. Esomeprazole: Hàm lượng 20mg hoặc 40mg là thuốc ức chế bơm proton thế hệ thứ 5, có tác dụng ức chế tiết acid kéo dài nhờ trong công thức có đồng phân quang học S không bị chuyển hoá bởi hệ men cytochrom P450 trong gan. Liều dùng 20 – 40mg/ngày, dùng trong 4 – 6 tuần.

Những lưu ý khi sử dụng

- Khi được sử dụng các thuốc ức chế bơm proton chưa phải là thuốc mà ở dạng tiền thuốc, tức là sau khi uống được hấp thu vào máu hoặc đi đến nơi dược chất tác động mới được chuyển hóa thành thuốc khi đó mới có tác dụng. Do đó khi sử dụng các thuốc này cần có một số chú ý: Là tiền thuốc và không bền ở môi trường acid, vì vậy các thuốc ức chế bơm proton đều bao tan ở ruột. Không nên bẻ nhỏ hoặc nghiền viên thuốc trước khi uống để bảo vệ dược chất.

- Nên uống thuốc ức chế bơm proton trước ăn 30 phút, khi đó thuốc sẽ được đưa đến tế bào viền đúng lúc tế bào viền tiết ra acid do bữa ăn, có acid tiền thuốc biến thành thuốc và phát huy tác dụng.

- Thời gian bán thải của thuốc khoảng 1 – 2 giờ, nhưng nhờ gắn với bơm proton bằng liên kết thuận nghịch, vì vậy tác dụng ức chế sự tiết acid mạnh và kéo dài.

- Một số thuốc có thể gây tương tác thuốc do ức chế cytocrom P450 đưa đến giảm sự chuyển hóa và thải trừ khi dùng chung như seduxen, theophylin…

Những tác dụng không mong muốn và khuyến cáo mới nhất

- Hiện nay, thuốc ức chế bơm proton là một thành phần cơ bản trong các phác đồ điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng hiện nay, tùy theo thể bệnh và mức độ bệnh mà thời gian dùng thuốc sẽ từ 6 – 8 tuần. Ngoài các đặc điểm trên, cũng cần lưu ý một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra như dùng kéo dài dẫn đến làm tăng gastrin máu, mức gastrin sẽ trở về bình thường vài tuần sau khi ngưng thuốc. Các tác dụng phụ thường thấy là tiêu chảy, táo bón, đau đầu.

- Gần đây, Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ [FDA] đã tiến hành các nghiên cứu về tính an toàn của thuốc ức chế bơm proton khi dùng liều cao hoặc kéo dài. Ngày 25/5/2010, trên trang web chính thức của mình, FDA đưa ra cảnh báo với các bác sĩ và bệnh nhân khi sử dụng thuốc ức chế bơm proton liều cao hoặc kéo dài trên một năm sẽ làm gia tăng nguy cơ gãy xương chậu, xương cổ tay và xương cột sống. Đồng thời yêu cầu các hãng dược phẩm bổ sung nguy cơ này vào nhãn thuốc.

- Chính vì vậy, FDA khuyến cáo các bác sĩ cũng như bệnh nhân cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng thuốc này, từ đó đưa ra thời gian điều trị và liều điều trị thích hợp. Khi người sử dụng có bất cứ biểu hiện gì khác thường cần tới gặp bác sĩ. Bên cạnh đó, FDA cũng yêu cầu các hãng dược phẩm bổ sung nguy cơ này vào cả phần tác dụng không mong muốn và phần thận trọng khi dùng thuốc.        

ThS. BS. NGUYỄN BẠCH ĐẰNG
Theo SK&ĐS

Video liên quan

Chủ Đề